Chờ con từ bụng… người khác
Cho phép mang thai hộ là sự kiện đáng chú ý, đầy tính nhân văn mà Bộ Y tế đã đấu tranh thành công để đưa vào Luật Hôn nhân gia đình (sửa đổi) năm 2015. Rất nhiều phụ nữ tuy không trải qua cảm giác mang thai nhưng lại đang nghẹn ngào đếm từng ngày chờ đứa con của mình chào đời.
Chị T.T.H (32 tuổi, Hà Nội) sinh ra đã bị dị tật không có tử cung. Tuy nhiên, chỉ sau khi kết hôn 3 năm không có con, chị đi khám mới phát hiện chị có trứng, khoẻ mạnh nhưng lại không “có tổ” để mang thai. Đau lòng đến mức tuyệt vọng nhưng chị cũng không có cách nào để có được đứa con.
Một ca thụ tinh nhân tạo tại Bệnh viện Phụ sản T.Ư. Ảnh: Dương Ngọc
Ngay khi Luật Hôn nhân gia đình (sửa đổi) cho phép mang thai hộ, chị H đã nhận được sự đồng ý của chị họ nên bàn bạc với chồng, nộp hồ sơ đăng ký mang thai hộ. Thủ tục, giấy tờ đều có luật sư giúp đỡ nên không có rắc rối gì. Chị họ khoẻ mạnh nên việc thụ tinh nhân tạo cũng rất thuận lợi. Đến nay, con của vợ chồng chị H đã được 25 tuần. Hàng ngày chị đều dành nhiều thời gian để trò chuyện với đứa con trong bụng chị họ. “Tôi hy vọng dù con không từ “núm ruột” của tôi nhưng cũng có thể hiểu được tình yêu mà tôi dành cho cháu lớn đến nhường nào” – chị H xúc động. Chị cho biết, việc cho phép mang thai hộ thật sự đã đem lại hạnh phúc cho những phụ nữ không có điều kiện sinh nở như chị, giúp chị có được đứa con một cách hợp pháp, khoẻ mạnh.
Cùng niềm vui này, chị N.M.C (30 tuổi, Bắc Ninh) đang khấp khởi chờ đợi đứa con của mình do chị dâu mang thai hộ. Cách đây 4 năm, chị bị mang thai đứa con đầu tiên nhưng đến khi sinh thì bị tai biến sản khoa, con mất, bản thân chị phải cắt bỏ tử cung. “Tôi đã quyết tâm vận động người thân và may mắn chị dâu đồng ý. Chị ấy đã sinh 2 đứa con khoẻ mạnh, bụ bẫm nên con tôi chắc chắn cũng sẽ đáng yêu lắm” – chị C cho biết.
Theo bác sĩ Hồ Sĩ Hùng – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), kể từ khi việc mang thai hộ có hiệu lực pháp luật, đến nay riêng Bệnh viện Phụ sản T.Ư đã thực hiện hơn 50 ca mang thai hộ thành công, trong số hơn 70 hồ sơ nộp đến Bệnh viện. Ca mang thai hộ lớn nhất cũng đã 33 tuần tuổi, đứa trẻ dự định sẽ ra đời trong mùa xuân tới.
Theo bác sĩ Hùng, một số trường hợp phải loại hồ sơ là vì không đầy đủ giấy tờ chứng minh các điều kiện để được mang thai hộ, hoặc người mang thai hộ không đủ điều kiện sức khoẻ để mang thai an toàn. Các bác sĩ chưa gặp trường hợp nào mà người mang thai hộ đến phút chót lại từ chối.
Video đang HOT
Theo_Dân việt
Cho phép chuyển đổi giới tính và "bài toán" chưa có lời giải
Khi luật cho phép chuyển đổi giới tính, không loại trừ khả năng, những người đồng tính muốn có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp sẽ chuyển giới để đáp ứng điều kiện kết hôn của Luật hôn nhân gia đình.
Bao giờ mới có luật?
Sáng 24/11, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), trong đó có quy định về cho phép chuyển đổi giới tính.
Điều 37 (về chuyển đổi giới tính) của Bộ luật dân sự sửa đổi nêu rõ: "Việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan".
Sau khi quy định cho phép chuyển đổi giới tính được thông qua, nhiều người trong cộng đồng những người đồng tính, song tính đã rất vui và ra đường tổ chức ăn mừng (ảnh Zing).
Do Bộ luật Dân sự quy định, việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật nên phải tới khi Quốc hội ban hành về luật chuyển đổi giới tính thì các cá nhân mới được thực hiện.
Cụ thể, tới ngày 1/1/2017 Bộ luật dân sự sửa đổi mới có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, nếu đến thời điểm đó, Quộc hội vẫn chưa ban hành luật chuyển đổi giới tính thì quyền này của nhiều người vẫn bị "treo" để chờ luật và văn bản hướng dẫn mới có thể thực hiện được.
Sẽ khó xử nếu "lách luật" kết hôn đồng tính
Bộ luật dân sự sửa đổi cho phép việc chuyển đổi giới tính theo luật. Trong khi đó Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì lại không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Việc chuyển đổi giới tính và kết hôn với những đồng giới mới nghe tưởng chừng không liên quan gì đến nhau. Song thực tế lại có quan hệ "gần gũi".
Không loại trừ khả năng, những người đồng tính muốn có mối quan hệ hôn nhân hợp pháp, được xã hội, Nhà nước thừa nhận sẽ chuyển đổi giới tính để trở thành một nam một nữ nhằm đáp ứng điều kiện của luật.
Hay trường hợp khác, nam nữ kết hôn với nhau nhưng sau đó một trong hai người chuyển đổi giới tính thì quan hệ đó sẽ được xử lý như thế nào? Có thể thu hồi giấy đăng ký kết hôn của họ hay không.
Xét ở bình diện quy định pháp luật hiện tại thì việc chuyển đổi giới tính không phải là căn cứ để hủy kết hôn trái pháp luật.
Như vậy, phải chăng các nhà làm luật đã chưa dự liệu hết những hệ lụy và phát sinh từ việc cho phép chuyển đổi giới tính? Liệu Luật hôn nhân gia đình vừa có hiệu lực thi hành có phải sửa đổi để phù hợp với quy định mới trong Bộ luật dân sự?
Ở khía cạnh khác, việc cấp đổi lại giấy tờ hộ tịch cho người đã chuyển giới vô hình chung lại là hình thức gián tiếp thừa nhận hôn nhân đồng giới.
Khi được hỏi về vấn đề này, nhiều chuyên gia pháp lý cũng từ chối trả lời vì cho rằng luật chưa quy định.
Trước những trăn trở chưa có lời giải đáp, chia sẻ với PV báo điện tử Người đưa tin, luật sư Nguyễn Tường Linh, Đoàn luật sư tỉnh Khách Hòa cho hay:
"Để được chuyển đổi giới tính cần phải đáp ứng một số điều kiện chứ không phải ai cũng có thể chuyển giới được. Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính".
Theo luật sư Nguyễn Tường Linh: "Bộ luật dân sự sửa đổi lần này để phù hợp với Hiến pháp 2013 về quyền con người. Đúng là Luật hôn nhân gia đình không thừa nhận hôn nhân đồng giới, nhưng khi đã chuyển giới thì họ có quyền, nghĩa vụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có các quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Nếu người đồng giới khi đã chuyển giới thì họ là nam hoặc là nữ chứ không thể đồng giới được nữa.Trường hợp trước kia là vợ chồng nhưng sau đó một trong hai người chuyển giới thì sẽ không biết xử lý như thế nào trong khi Luật Hôn nhân gia đình hiện hành không có quy định về vấn đề này. Bộ luật dân sự mới thông qua cũng chưa dự liệu được".
Có nhiều người sinh ra giới tính không rõ ràng, biểu hiện bên ngoài là trai nhưng thực ra là gái hoặc bề ngoài là gái nhưng thực ra là trai vì vậy cho phép chuyển giới là cần thiết. Luật hôn nhân gia đình không cấm hôn nhân đồng giới nhưng không thừa nhận hai người có giới tính giống nhau tiến tới hôn nhân. Việc cho phép chuyển giới không mâu thuẫn với quy định của luật hôn nhân gia đình vì là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Luật sư Nguyễn Hồng Thái, Đoàn luật sư TP. Hà Nội
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội: Leo cây, chen lấn ngất xỉu xem ca nhạc mừng năm mới Hàng vạn người đổ về sân khấu chính của Heineken Countdown Party tại tượng đài Lý Thái Tổ. Nhiều người leo lên cây để xem các ca sĩ biểu diễn, đã có người ngất xỉu vì chen lấn, xô đẩy. Tối 31.12, rất đông người đã đổ về Hồ Gươm, khu tượng đài Lý Thái Tổ để tham dự chương trình đếm ngược...