Cho con học Tiền tiểu học thế nào? Trải nghiệm bất ngờ của một bà mẹ ở Hà Nội
Từng khá lo lắng về việc con học kiến thức sớm bị nặng và áp lực nhưng sau khi tìm hiểu các chương trình Tiền tiểu học, chị Diệp cho rằng bố mẹ có rất nhiều lựa chọn, tùy vào mục đích của mỗi gia đình.
Tiền tiểu học là giai đoạn trước khi trẻ bước vào lớp 1, thường là các bé 5 tuổi. Đây là một cột mốc vô cùng quan trọng. Đang quen được chăm sóc, tự do vui chơi, phải chuyển sang môi trường học tập có kỷ luật hay việc tiếp nhận thêm một lượng kiến thức mới rất khác so với giai đoạn mầm non cũng khiến không ít trẻ rơi vào trạng thái lo âu. Việc trang bị cho bé một tinh thần tốt, kiến thức vững chắc trong giai đoạn này rất cần thiết.
Tuy nhiên khi nhắc đến tiền tiểu học, rất nhiều phụ huynh nghĩ rằng, đây là lớp học dạy chữ trước cho con. Họ lo sợ điều này khiến con chủ quan, chán học khi vào lớp 1. Trên thực tế, theo chị Hoàng Ngọc Diệp, một beauty & lifestyle blogger, đồng thời là mẹ của em bé Mí 5 tuổi, chương trình học tiền tiểu học mà con chị theo học không theo SGK lớp 1, chủ yếu để con làm quen với việc học và các kỹ năng cần có.
Chị Hoàng Ngọc Diệp và con gái.
Con học mà chơi, chơi mà học
Theo chị Diệp, không giống như ở nước ngoài, khái niệm “tiền tiểu học” được hiểu rộng rãi hơn là hành trang con được chuẩn bị tới khi vào tiểu học khá toàn diện, thì ở Việt Nam cụm từ này cứ nói là các bố mẹ tự động hiểu chính là 1 năm học tập của con trước lớp 1. Và với số đông, sự “học tập” này bao hàm thiên về mặt kiến thức học thuật (hiểu một số khái niệm trừu tượng, xử lý & ghi nhớ một số loại thông tin nhất định ví dụ như học về Toán, Tiếng Việt, Khoa học,…).
Các ông bà thường nghe đến cụm này là sẽ lo lắng “nó còn bé, sao bắt học sớm thế?”, các bố mẹ nghe đến sẽ thường chia ra hai lựa chọn “học cho đỡ thua kém bạn bè” hoặc “thôi tuổi thơ có mấy đâu, con thích tới đâu cho học tới đó”. Chính chị Diệp cũng đã trải qua từng đó cung bậc.
“Tiền tiểu học là chương trình không theo Bộ giáo dục, các trường tư hay mầm non đưa vào để chuẩn bị chuyển tiếp cho các con vào tiểu học đỡ vất vả, đỡ “ngộp” về kiến thức và sinh hoạt nên cũng thay đổi tuỳ nơi, tuỳ trường, tuỳ nhu cầu từ phụ huynh. Ví dụ như bé nhà mình khi học tiền tiểu học sẽ được học chữ, học Toán, nếp sinh hoạt dần chuyển tiếp giống với các anh chị tiểu học, làm quen với trường lớp, cách phối hợp hợp tác với các thầy cô chủ động dần”, chị Diệp chia sẻ.
Chương trình của Mí được kết hợp với các môn nghệ thuật, thể dục đan xen kiến thức. Các kiến thức con cũng hấp thụ rất tự nhiên và vui vẻ, không hề bị nhồi nhét. “Học tập trong vui vẻ, hào hứng thì mới duy trì được lâu dài. Và việc đó phụ thuộc nhiều vào chương trình và các thầy cô, nên chính mình cũng bất ngờ khi con tiếp thu tốt”.
Thường các trường mẫu giáo cũng dần đưa chương trình “tiền tiểu học” học chữ học Toán dần vào chương trình các năm cuối mẫu giáo. Nếu không theo hướng đó, các bố mẹ thường sẽ home-school con. Cả hai phương án trên đều chỉ phục vụ được mục tiêu về mặt “học thuật”, giúp con trang bị kiến thức trước.
Phương án thứ ba là cho con theo học 1 chương trình “tiền tiểu học” của 1 trường tiểu học khác như bước đệm để con làm quen thêm với ngôi trường đó. Cá nhân chị Diệp nhận thấy đây là phương án toàn diện nhất.
Làm thế nào để chọn chương trình tiền tiểu học phù hợp cho con?
Theo chị Diệp, việc chọn trường lớp, chương trình học, môi trường con sẽ theo học dài lâu, dù bố mẹ có muốn hay không cũng sẽ là những viên gạch quan trọng xây nên tương lai con, hình thành con người của con, có khi còn nhiều hơn phần bố mẹ.
Từ trải nghiệm bản thân, cũng như tham khảo từ sách báo (chẳng hạn cuốn Bố Mẹ, Con và Trường học của Tiến Sĩ Sir Ken Robinson), bà mẹ này đã liệt kê những tiêu chí cần suy nghĩ và đánh giá kỹ khi lựa chọn 1 chương trình tiền tiểu học cho con, gồm 6 điểm:
1. CHƯƠNG TRÌNH
Nội dung những kiến thức con phải học. Chương trình có rộng mở, cân bằng và đổi mới không? Nếu con đã bộc lộ thế mạnh nhất định rồi thì chương trình đó có phù hợp và giúp con phát triển không? Nếu là bậc tiểu học, chương trình phát triển thể chất thu hút và đầy đủ cũng cần có. Tuổi này con rất cần hoạt động thể chất để có sức bền theo đuổi nghiệp “học” và làm người lâu dài. Các chương trình được kết hợp với các bài tập kỹ năng sống cũng cần thiết.
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY
Video đang HOT
Chương trình có thể hay, các mảng có thể đa dạng, nhưng điều quan trọng nhất lại nằm ở cách các mảng này được phối hợp và truyền tải tới con trẻ như thế nào. Nó phụ thuộc cực kỳ nhiều vào cách dạy học. Nên với chuyện học của con, không có gì quan trọng hơn là thầy cô. Người truyền động lực, người hành xử cân bằng, người bạn, người thầy,… tất tần tật để truyền cảm xúc cho con mỗi ngày đi học đều là ở tiêu chí này.
3. CÁCH ĐÁNH GIÁ
Cách nhà trường hiểu được con đang học như thế nào. Một số trường (như trường con gái chị Diệp đang theo học) sẽ dùng điểm số, sao. Ngoài giờ các cô có thời gian sẽ hỏi han và đánh giá thêm con, review kỹ lưỡng từng giai đoạn (theo tháng) hoặc khi bố mẹ yêu cầu. Với hệ thống giáo dục chung của Việt Nam, thường sẽ là điểm số (thi cuối kỳ, cuối năm, thi tốt nghiệp…). Một số hệ bằng quốc tế cũng lại có những cách đánh giá khác. Bố mẹ cần hiểu cái này của từng trường để tránh cảm thấy bức xúc hay áp lực khi có sự chênh lệch về kỳ vọng.
4. LỊCH TRÌNH
Là cách nhà trường tổ chức thời gian và nguồn lực học tập. Nó có phù hợp với lối sống của gia đình bạn và con không? Bài tập về nhà bao lâu là vừa theo ý bố mẹ? Các tiết học sắp xếp như thế nào? Có ý đồ gì không? Giờ học như vậy có dài hay ngắn quá không?
“Ví dụ như nhà mình, bố mẹ làm từ 9-4pm, đón con, về hôm nào có bài tập thì cùng làm 30 phút, lặp đi lặp lại đều đặn thấy rất thoải mái không có vấn đề gì cả. Nhưng có những gia đình lại thích dịch chuyển, trải nghiệm nhiều, bố làm việc ở nước ngoài hay bay đi bay về, lại không muốn con phải làm bài tập sau giờ, nên cảm thấy lịch đó hơi gò bó, cứng nhắc. Đó cũng lại trở thành 1 vấn đề khác”, chị Diệp chia sẻ.
Hai vợ chồng chị Diệp luôn thống nhất, làm bố mẹ cần nhất là thời gian và tâm trí để quan sát và đồng hành được với con thực sự.
5. MÔI TRƯỜNG
Chính là bối cảnh vật chất nơi việc học được diễn ra. Cơ sở vật chất có cần to đẹp không? Phòng học có thoáng mát sạch sẽ không? Có trang trí vui nhộn thu hút hay xám xịt cũ kỹ ẩm mốc? Nhà vệ sinh thì sao? Một số người không quá quan trọng nhưng có những mẹ lại rất chú ý.
6. VĂN HÓA
Là các giá trị và hành vi nhà trường thúc đẩy. Khi con “ăn gian” lúc học tập, chuyện gì sẽ xảy ra? Cô sẽ phạt hay giải thích, hay bêu tên con trước lớp để các bạn chê cười, hay nhắn nhủ cùng bố mẹ để hỗ trợ con? Khi có xung đột, đánh nhau? Khi con bị bắt nạt do khác biệt? Cách nhà trường giải quyết, xử lý cũng sẽ là cách con bạn hiểu về thế giới này, và hướng tới trở thành. Nên một môi trường tử tế, hướng tới các giá trị chân – thiện – mĩ cũng là một điểm quan trọng cần cân nhắc.
Suy nghĩ xong về các tiêu chí, sẽ đến chương trình tiền tiểu học cho con cho bố mẹ cân nhắc thêm đó là tài chính. Cân nhắc xong là tới đoạn cho con đi học thử, hoặc đi thi (nếu trường đó có nhiều người muốn vào mà số lượng chỗ lại có hạn).
“Hai vợ chồng mình luôn thống nhất, làm bố mẹ cần nhất là thời gian và tâm trí để quan sát và đồng hành được với con thực sự. Giai đoạn “tiền tiểu học” đối với gia đình như là một năm con được “sống thử” trong 1 môi trường mới, giảm shock cho bố mẹ đỡ phải chạy đua nào viết nào đọc nào Toán khi con vào lớp 1.
Tuy vẫn sát sao, quan sát, trò chuyện với con, nhưng chắc chắn ít nhiều bố mẹ cũng sẽ cảm nhận được rằng con đang dần hình thành được những ý niệm rất riêng về thế giới quanh con đang được bè bạn và thầy cô truyền dạy mỗi ngày. Mình dần hiểu ra được vị trí quan trọng của trường lớp trong giai đoạn này ảnh hưởng lên con nhanh chóng và rõ ràng như thế nào, bố mẹ không còn là sự ảnh hưởng lớn nhất tuyệt đối nữa. Nên nếu được suy nghĩ và lựa chọn kỹ lưỡng, mình nghĩ vẫn nên làm hết sức có thể, đây cũng là một giai đoạn quan trọng không kém tuổi thơ con”, bà mẹ chia sẻ.
Hưng Yên: TH Nguyễn Huệ xử lý vụ GV mặc váy ngắn, chửi đồng nghiệp gây bất bình
Trường Tiểu học Nguyễn Huệ đưa ra hình thức xử lý nữ giáo viên mặc váy ngắn, chửi đồng nghiệp gây xôn xao, bất bình.
Phản ánh tới phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một số phụ huynh lớp 5D Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên) cho biết, vụ việc cô giáo C.T.T.H. (giáo viên dạy môn Âm nhạc, Trường Tiểu học Nguyễn Huệ) mặc váy ngắn, mặc áo cổ trễ đến trường được nhà trường xử lý chưa thỏa đáng.
Cụ thể, đầu năm 2023, phụ huynh đến trường đón con đã thấy hình ảnh nữ giáo viên C.T.H.H. mặc váy ngắn, áo cổ trễ đến trường. Sau đó, phụ huynh đã nhờ cô giáo chủ nhiệm của lớp là cô L.T.D.T góp ý với cô H.
Cô T. sau đó đã thông qua một người bạn của cô T. để nhờ góp ý.
Sự việc chưa dừng lại ở đó, vào ngày 6/3, cô H. đi ngang qua lớp 5D và lớn tiếng chửi bậy hướng về phía cô T.
Phụ huynh cho biết, con của họ học lớp 5D về nhà có kể lại với bố mẹ.
Cô H. mặc váy ngắn đến trường, trong ảnh là tại một buổi họp. (Ảnh: NVCC)
Vụ việc sau đó đã được Tổ chuyên môn nhà trường cùng Hội đồng trường họp và đưa ra phương án xử lý là trừ điểm đạo đức của cả hai giáo viên (cả cô H. giáo viên dạy Nhạc và cô T. giáo viên chủ nhiệm lớp 5D).
Điều này khiến phụ huynh không đồng tình vì cho rằng xử lý cả cô T. là không thỏa đáng.
Ngày 28/3, tập thể phụ huynh lớp 5D đã có đơn gửi đến Ban giám hiệu Nhà trường về vụ việc nhưng đến nay vẫn chưa nhận được câu trả lời.
Đồng thời, phụ huynh cũng gửi đơn đến Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) nhưng chưa nhận được hồi âm.
"Cô H. đã vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định tại Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT. Hành vi của cô H. có thể làm ảnh hưởng tới nhận thức của học sinh lớp 5D. Chúng tôi lo lắng về việc này", phụ huynh phản ánh.
Trao đổi với phóng viên, một trong 3 em lớp 5D được Hiệu trưởng gọi lên kể lại sự việc.
Theo đó, ngày 6/3, cả lớp đang học môn Toán và ở lớp bên cạnh cô H. đang dạy Âm nhạc, bật nhạc to. Thấy vậy cô T. sang nhắc nhở nữ giáo viên H., sau đó đến cuối giờ cô H. đi qua lớp ngoảnh mặt vào chửi bậy 2 lần.
"Khi bọn cháu không nói về sự việc, cô Hiệu trưởng nói là sẽ đưa chúng cháu ra công lý, pháp luật, còn nếu các bạn không nói dối thì các cô sẽ tha cho.
Sau đó, cô bảo bạn 1 bạn nói nhưng bạn ấy nói không nhớ như nào, rồi chúng cháu về. Lúc đó, cháu hơi run và cháu hỏi bạn ý rằng bạn sợ à, thì bạn ấy nói cũng hơi sợ", em học sinh này kể lại.
Em này cũng nói: "Không hiểu sao Hiệu trưởng lại gọi 3 chúng em lên, trong khi đó cũng có nhiều bạn khác nghe thấy cô H. chửi bậy".
Trường Tiểu học Nguyễn Huệ (Ảnh: DB)
Thông tin thêm về sự việc trên, cô T. cho hay, vào ngày 2/2, cô đã trao đổi với một người bạn thân của cô H. nhờ góp ý nữ giáo viên này về phản ánh của phụ huynh là:" Cô H. ăn mặc phản cảm, không phù hợp trong môi trường giáo dục".
Sau khi bị cô H. đi ngang qua lớp có lời lẽ khó nghe, ngày 22/3, cô T. đã phản ánh sự việc với Tổ trưởng tổ chuyên môn. Tuy nhiên, Tổ trưởng đưa ra quyết định cả hai cùng sai.
Ngày 28/3, cuộc họp Tổ chuyên môn do Hiệu trưởng chủ trì và đưa ra kết luận như Tổ trưởng tổ chuyên môn đưa ra.
"Đến ngày 6/4, tại cuộc họp Hội đồng nhà trường, 100% giáo viên biểu quyết cô H. đã sai, còn với tôi có 5 giáo viên/34 giáo viên (cô H., Tổ trưởng và 3 giáo viên) biểu quyết cho rằng tôi sai. Nhà trường quyết định trừ 8 điểm đạo đức giáo viên của cả hai trong tháng...", cô T. nói.
Nhà trường không biết cô H. mặc váy ngắn đến trường?
Ngày 13/4, phóng viên gọi điện cho cô Nguyễn Thị Tuyết Mai - Hiệu trưởng Trưởng Tiểu học Nguyễn Huệ để có thông tin khách quan về sự việc, tuy nhiên vị này yêu cầu làm việc trực tiếp.
Ngày 14/4, từ Hà Nội phóng viên đến Trường Tiểu học Nguyễn Huệ để gặp cô Nguyễn Thị Tuyết Mai theo đề nghị của nữ giáo viên này. Trong buổi trò chuyện vị này xác nhận sự việc và cho biết đã báo cáo vụ việc lên Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hưng Yên.
Tuy nhiên, khi phóng viên đặt câu hỏi chi tiết, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai không trả lời và đề nghị phóng viên gửi câu hỏi, trả lời sau.
Ngày 18/4, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Tuyết Mai gửi mail phản hồi nội dung câu hỏi của phóng viên. Vị này lại cho hay:
"Qua các cuộc họp của Tổ chuyên môn và Hội đồng sư phạm nhà trường, nhận thấy hai giáo viên L.T.D.T và C.T.H.H có dấu hiệu gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng đến uy tín của các giáo viên nhà trường.
Do vậy, trên cơ sở ý kiến của các giáo viên trong tổ chuyên môn, trong nhà trường, Ban giám hiệu nhà trường đã quyết định trừ một số điểm với 2 giáo viên nêu trên khi đánh giá phân loại viên chức vào tháng 3/2023", bà Mai thông tin.
Về việc vị này gọi 3 em học sinh lên gặp riêng để hỏi về vụ việc, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, để có căn cứ và thông tin khách quan, bà đã mời 3 em học sinh đến để nắm bắt thêm thông tin từ các em, nhằm mục đích có phản ánh xử lí nội dung phản ánh của phụ huynh đảm bảo đúng quy định.
"Nhà trường đã quyết định thành lập Tổ xác minh theo nội dung phản ánh của phụ huynh học sinh. Sau khi có kết quả kiểm tra, xác minh, nhà trường sẽ thông tin lại cho cơ quan báo chí nắm được.
Trong công tác quản lí, Ban giám hiệu nhà trường chưa phát hiện cô H. mặc đồ "phản cảm" khi đứng lớp", bà Mai thông tin.
Trao đổi với phóng viên, cô Nguyễn Thị Tuyết Mai cho biết, do cô H. không thừa nhận việc chửi bậy nên nhà trường đang xác minh thêm. Sự việc xảy ra vào ngày 6/3 nên camera khu vực hành lang không còn lưu dữ liệu hình ảnh khi kiểm tra vào gần cuối tháng.
Cuối cùng, vị này cho hay: "Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hưng Yên và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hưng Yên chưa vào cuộc vụ việc này".
Trái ngược với thông tin vị Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Huệ cung cấp về việc Ban giám hiệu nhà trường chưa phát hiện cô H. mặc đồ "phản cảm" khi đứng lớp, một nhân viên trong trường cho biết, người này nhìn thấy cô H. mặc váy ngắn đi thi bằng lái xe ô tô xong đến trường giảng dạy và qua trò chuyện được biết Hiệu trưởng cũng nắm rõ thông tin.
Người này cũng cho hay giữa cô H. với cô T. đã từng có mâu thuẫn cá nhân từ trước đây khá lâu.
Còn phía Sở Giáo dục và Đào tạo, ông Nguyễn Văn Phê - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên cho biết vụ việc đang được Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hưng Yên giải quyết.
Để làm rõ thêm sự việc trên, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam cũng đã đặt giấy giới thiệu đến Phòng Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hưng Yên vào ngày 14/4.
Ngày 17/4, phóng viên gọi điện, nhắn tin tới ông Nguyễn Trọng Bình - Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo nhưng vị này không phản hồi.
Một trường THCS 'đòi' truy thu học phí 13 triệu đồng, phụ huynh phản ứng Khi năm học gần kết thúc, phụ huynh một trường THCS tại TP.HCM phản ánh nhà trường thông báo truy thu học phí gần 13 triệu đồng/học sinh. Thông báo truy thu học phí của Trường THCS Đặng Trần Côn (Q.Tân Phú, TP.HCM). Ảnh PHỤ HUYNH HỌC SINH CUNG CẤP Khi chỉ còn hơn một tháng nữa là kết thúc năm học 2023-2024,...