Cho con đi xúc hạt muồng ở khu vui chơi, 30 phút sau khi trở về, mẹ lấy ra được thứ này trong tai con
Vì nghĩ giống như trò xúc cát trên bờ biển, bé gái đã nằm xuống cho các bạn khác xúc loại hạt quen thuộc trẻ hay chơi… vào tai.
Trẻ dưới 5 tuổi thường xuyên được bố mẹ cho đến các khu vui chơi trẻ em hàng tuần. Đây là không gian vui chơi yêu thích của trẻ, đặc biệt trong những ngày hè nóng bức, thay vì lựa chọn vui chơi ngoài trời thì vui chơi trong nhà được nhiều bố mẹ lựa chọn hơn.
Các khu vui chơi trong nhà tưởng như an toàn với trẻ nhỏ vì không gian hẹn hơn, bố mẹ dễ kiểm soát trẻ hơn, nhưng nó vẫn tiềm ẩn những rủi ro đáng sợ như tình huống của mẹ Thanh Huyền đang sinh sống tại Kon Tum chia sẻ mới đây.
Theo chia sẻ của chị Thanh Huyền, vào ngày thứ 5 tuần vừa qua (8/8), bé Huyền Anh (hơn 4 tuổi), con gái chị, đến khu vui chơi trẻ em chơi cùng một người bác và các anh họ. Tại đây, bé có chơi trò chơi xúc hạt muồng mà bé rất thích. Nhưng chỉ 30 phút sau khi đi chơi về, bé kêu đau tai. Chị Thanh Huyền lo lắng kiểm tra tai con thì phát hiện nhiều… hạt muồng trong tai con. Sau một hồi loay hoay, chị lấy được 3 hạt muồng ra khỏi tai con nhưng thấy sâu bên trong tai con vẫn còn mà không có cách nào lấy ra được, chị vội đưa bé đến tiệm lấy ráy tai để nhờ lấy. Tuy nhiên, lúc ấy, bé Huyền Anh liên tục khóc lóc kêu đau nên không ai dám lấy. Chị lại đưa bé đến bệnh viện tuyến huyện, các bác sĩ tại đây cũng không lấy được và giới thiệu đưa bé lên bệnh viện tuyến tỉnh.
Các bác sĩ phải gây mê cho bé Huyền Anh mới lấy hết được hạt muồng ra khỏi tai.
Lên bệnh viện tỉnh, bé Huyền Anh được các bác sĩ gây mê mới có thể lấy được 3 hạt muồng nữa ra khỏi tai. Tất cả đã có 7 hạt muồng nằm trong tai bé sau khi đi chơi về.
Sau vụ việc “thót tim” xảy ra với con gái mình, mẹ bé Huyền Anh đã lên tiếng cảnh báo: “ Phụ huynh cho các bé khi đi khu vui chơi nhớ để ý bé nha, nhất là trò chơi hạt muồng. Nhìn con gái mà đứt từng đoạn ruột vì trò nghịch dại, vô tình rơi vào lỗ tai. Vì hạt nhỏ trơn, có góc nhọn, vào sâu nên bắt buộc phải gây mê mới lấy ra được“.
Bà mẹ xót xa: “ Bình thường con uống thuốc sốt thôi đã thấy xót, giờ phải uống kháng sinh nặng. Chơi thôi mà tiền mất tật mang… Vẫn may mà con chưa bị thủng màng nhĩ“.
Video đang HOT
Sau khi rời khỏi bệnh viện, sức khỏe của bé hiện ổn định.
Chia sẻ thêm về sự việc đã xảy ra với con gái mình, người mẹ này cho biết: “ Con bảo con nghĩ rằng hạt muồng giống như chơi cát ở biển nên nằm xuống cho mọi người… chôn“. Suy nghĩ ngây thơ của bé Huyền Anh nhưng cũng là lời cảnh giác với các bố mẹ có con thường xuyên và thích chơi trò xúc hạt muồng.
Chị Thanh Huyền cho biết, sau khi gắp hết hạt muồng ra khỏi tai, tai bé Huyền Anh vẫn hơi đau và có chảy một chút máu. Hiện tại, sức khỏe của bé đã ổn định, bé xuất viện ngay sau đó không lâu.
Đây không phải lần đầu tiên một em bé bị nhiều hạt muồng rơi vào hốc tai. Cách đây 3 năm, 1 người mẹ ở Thanh Hóa cũng run rẩy chia sẻ những hình ảnh rất nhiều hạt muồng được tìm thấy trong tai con trai. Tất cả có tới 11 hạt muồng nằm trong tai bé sau khi đi chơi ở khu vui chơi về.
Hình ảnh bé trai ở Thanh Hóa với 11 hạt muồng được gắp ra.
Hiện nay ở rất nhiều các khu vui chơi, cát thật thường được thay thế bằng các hạt muồng muồng. Ngoài ra, nhiều gia đình còn mua hạt muồng về nhà cho con tự chơi. So với cát, các hạt muồng to lại sạch sẽ, tưởng như rất an toàn với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, hạt muồng cứng và có đầu nhọn nên khi cho con chơi, phụ huynh không được rời mắt khỏi bé, đề phòng hạt muồng rơi vào tai hoặc mũi, miệng bé sẽ rất nguy hiểm.
Đồng thời, nếu thấy con có bất cứ dấu hiệu nào bất thường như thường xuyên day tai, gãi tai, kêu đau tai, tốt nhất cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Theo Helino
Nhiều trẻ bệnh do... thiếu nắng!
Sống ngay tại TP.HCM tràn ngập ánh nắng, nhưng một nghịch lý đã xảy ra là có nhiều trẻ bị bệnh vì thiếu vitamin D.
Trẻ được vui chơi ngoài trời vào các buổi sáng tại trường học sẽ không bị thiếu vitamin D - Ảnh: Thùy Dương
Thùy Dương Theo một báo cáo toàn cầu của Tổ chức Y tế thế giới, năm 2017 trẻ em trên thế giới bị thiếu vitamin D chiếm tỉ lệ khá cao, Việt Nam và một số nước có tỉ lệ trẻ em thiếu vitamin D 45-55%.
Khi "bịt kín" từ nhà ra đường
Mỗi đêm, khi bé P.V.B. (4 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, TP.HCM) ngủ, mẹ phải thay áo cho bé 1-2 lần vì bé đổ mồ hôi rất nhiều.
Có đêm mẹ mệt quá ngủ quên, không thay áo thì hôm sau bé dễ bị nhiễm lạnh vì mồ hôi ngấm ngược lại cơ thể. Thấy vậy, ba mẹ đưa be đi khám thì bác sĩ cho biết bé bị thiếu vitamin D.
Khi bác sĩ nói vậy, ba mẹ bé B. mới giật mình nhận ra đúng là B. rất ít khi được tiếp xúc với ánh nắng. Sáng, ba mẹ đưa B. đến trường bằng ôtô. B. học ở trường xong, chiều lại đi về bằng ôtô và ở riết trong nhà. Thứ bảy, chủ nhật cũng không ra ngoài trời...
Bác sĩ CK2 Phạm Văn Hoàng, trưởng khoa khám bệnh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết ánh nắng là nguồn cung cấp vitamin D vô tận và tốt nhất, nhưng hiện nay nhiều trẻ em và ngay cả người lớn cũng thiếu vitamin D.
Nhiều người chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của việc tắm nắng. Trong khi các nghiên cứu khoa học đã cho thấy tắm nắng thường xuyên sẽ giảm được 40% nguy cơ mắc bệnh cúm, ngoài ra còn giảm nguy cơ mắc các bệnh chàm, hen (suyễn), dị ứng, thậm chí cả bệnh ung thư.
Lối sống của người Việt hiện nay cũng ảnh hưởng nhiều đến việc thiếu vitamin D ở trẻ cũng như người trưởng thành. Người lớn và trẻ em đều đi làm, đi học từ rất sớm và lúc về đã tắt nắng... Chưa kể nhiều người có tâm lý sợ nắng, ngay từ sáng sớm ra đường đã bịt khẩu trang hoặc đi ôtô, đến cơ quan thì trốn nắng trong văn phòng...
Trẻ thiếu vitamin D sẽ có những biểu hiện như: chậm vận động, chậm mọc răng, hay giật mình về đêm, đổ mồ hôi nhiều, quấy khóc, rụng tóc, đau nhức cơ, đau nhức xương, mệt mỏi, giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ và nặng hơn có thể bị còi xương làm cho xương mềm và biến dạng, co giật do hạ canxi máu, gãy xương...
Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh tắm nắng thường xuyên đem lại nhiều lợi ích như phát triển và duy trì sự bền vững của xương và răng, hỗ trợ hệ thống miễn dịch, hỗ trợ hoạt động não và hệ thần kinh, điều hòa lượng insulin và giúp kiểm soát bệnh tiểu đường (giảm 88% nguy cơ tiểu đường), hỗ trợ chức năng phổi và tim mạch, tác động đến 200 gen gây bệnh ung thư...
Nên cho trẻ tắm nắng 20-30 phút/ngày
Theo bác sĩ Hoàng, nên cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng 20-30 phút mỗi ngày. Tốt nhất nên tiếp xúc với ánh nắng từ 7h30 đến 9h vi nắng lúc này chưa có nhiều tia cực tím, còn nắng sau 10h có nhiều tia cực tím.
Còn những ngày nắng gắt như vừa qua thì nên tắm nắng từ lúc 7h đến 8h. Nếu sợ bị tổn thương da, sau 9h khi ra ngoài trời nên mang khẩu trang, thoa kem chống nắng để bảo vệ da.
Những ngày trong tuần, nếu trẻ không được tiếp xúc với ánh nắng thì cuối tuần các bậc phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ tắm nắng và người lớn cũng cần có thời gian tiếp xúc với ánh nắng.
Trẻ mặc quần áo ngắn, đi bộ dưới nắng được coi là cách tắm nắng tốt nhất vì vừa tiếp xúc được với ánh nắng vừa vận động, giúp mật độ của xương được chắc hơn.
Những trường hợp không ra nắng được trong một thời gian dài như nơi ở không có hoặc thiếu ánh nắng, bệnh nằm lâu không ra ngoài được thì cần bổ sung vitamin D, vì vitamin D cung cấp qua thực phẩm chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu của cơ thể.
Khoảng 80% vitamin D trẻ nhận được là từ tắm nắng, còn lại trẻ sẽ nhận được từ thực phẩm. Những thực phẩm giàu vitamin D tự nhiên là: gan, cá chứa dầu (cá trích, cá mòi, cá hồi, cá thu), lòng đỏ trứng. Với những bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ và thiếu vitamin D thì cần xem xét bổ sung vitamin D cho cả mẹ và con.
Bác sĩ Hoàng tư vấn trẻ sơ sinh bú mẹ cần bổ sung vitamin D với khoảng 10mcg (hay 400IU)/ngày và bổ sung tới khi trẻ có chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu vitamin D.
Đối với các bé sơ sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời mỗi ngày cần bổ sung vitamin D với lượng 800IU/ngày. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo đối với trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức nhưng uống dưới 1 lít/ngay cần bổ sung vitamin D với lượng 400IU/ngày ngay từ lúc mới sinh.
Theo tuoitre
Tiết lộ về số giờ trẻ dưới 5 tuổi có thể dùng tivi - điện thoại, nhiều cha mẹ giật mình vì đã để con xem quá nhiều Các bậc cha mẹ có thể sẽ giật mình và cần nhìn lại bản thân vì đã quá dễ dãi khi cho trẻ sử dụng thiết bị có màn hình như tivi, điện thoại quá mức cho phép, nhất là với trẻ dưới 5 tuổi. Với sự phát triển của công nghệ số ngày nay thì có lẽ các thiết bị điện tử...