Cho con đi phụ hồ để hiểu giá trị sự học
Người bố ở Hàng Châu cho con trai làm phụ hồ 4 ngày để hiểu về tầm quan trọng của việc đi học, gây xôn xao mạng xã hội.
Video chưa đầy 20 giây cho thấy người cha, Ying, hỏi con trai Chenchen, 14 tuổi, rằng “Có mệt không? Đi học tốt hơn hay lao động chân tay tốt hơn?”, làm dấy lên cuộc thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội Trung Quốc về cách dạy con theo phương pháp khai phóng và tôn trọng.
“Đi học, đi học”, cậu bé trả lời hôm 8/4, trên người dính đầy bùn đất sau 4 ngày lao động vất vả dưới nắng nóng ở công trường xây dựng thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, miền đông Trung Quốc.
Con không muốn đi học nữa, có thể cả đời sau chỉ làm loại công việc này
Anh Ying dạy con trai về tầm quan trọng của việc đi học. Video: China’s Voice
Video được Ying đăng trên Douyin, nền tảng video TikTok tại Trung Quốc. Nhiều người cho rằng cách dạy con theo “tư duy ngược” của Ying đã tỏ ra hiệu quả, khi cho phép cậu bé học hỏi từ chính sai lầm của mình.
“Chim sợ cành cong. Đây là cách hiệu quả để một đứa trẻ hiểu được hậu quả từ hành động của mình, hơn là răn dạy con cái này cái kia không tốt. Người bố đã tiếp cận theo cách thông minh, khi cho phép con làm điều mà bản thân mình không muốn con làm”, Xu, một chuyên gia về giáo dục tại Bắc Kinh, nhận xét hôm 15/4.
“Hành động này cho con anh ấy quyền tự do, được tôn trọng, có quyền tự đưa ra lựa chọn. Cách làm này rất hiệu quả với trẻ nổi loạn, đặc biệt ở tuổi thanh thiếu niên”.
Ying giải thích con trai bắt đầu ghét đi học từ 8 tháng trước. Anh không muốn ép con đi học, cũng không muốn con coi thường giá trị của lao động chân tay, nên đã để con tự lựa chọn. Cậu bé rốt cuộc đã rút ra được bài học cho mình sau thời gian làm phụ hồ vất vả.
“Giáo dục trao cho ta nhiều cơ hội hơn để lựa chọn công việc theo ý muốn”, Ying nói với con.
Hai bố con Ying và Chenchen. Ảnh: Huanqiu
Một số người dùng mạng cũng chia sẻ cách nuôi dạy con “ngược truyền thống” của chính mình, cho thấy việc giáo dục con cái ở Trung Quốc ngày nay đã chuyển từ “đấu tranh quyền lực” giữa cha mẹ và con cái sang mối quan hệ thân thiện hơn, bằng cách học hỏi lẫn nhau và cùng trưởng thành.
“Người bố can đảm cho phép con mắc sai lầm. Tôi đã rút ra được kinh nghiệm, nhận ra có thể mình đã quá bao bọc con, như thể tôi là bảo mẫu mà không phải là người mẹ mà con cái muốn chia sẻ bí mật”, một phụ nữ 42 tuổi ở Bắc Kinh nói.
“Cho phép con trẻ mắc sai lầm là một nghệ thuật, nhưng không có nghĩa là để mặc con đối mặt rủi ro vì một số hậu quả không thể khắc phục. Cha mẹ cần giám sát và ngăn chặn nếu hành động của con quá ngông cuồng”, Xu cảnh báo.
Bố lên cơn đau tim khi kèm con học Người mẹ Trung Quốc nuôi dạy con bại não vào đại học Havard 13 Cụ ông cắt vụn 140.000 tệ để dạy con
Trung Quốc bị nghi diễn tập tấn công giả định chiến hạm Mỹ
Một số cuộc tập trận mà Trung Quốc thực hiện gần Đài Loan gần đây bị nghi là diễn tập kịch bản tấn công vào chiến hạm Mỹ giả định.
Một chiến hạm của Mỹ (Ảnh minh họa: Hải quân Mỹ).
Reuters dẫn các nguồn tin an ninh Đài Loan cho hay, các cuộc tập trận của Trung Quốc cũng như việc Bắc Kinh tăng cường tiến vào vùng nhận diện phòng không của Đài Loan trong những tuần qua dường như nhằm phát đi thông điệp tới Mỹ.
Việc Trung Quốc gia tăng hoạt động mà họ mô tả là "diễn tập chiến đấu", làm dấy lên mối quan ngại tại Mỹ và Đài Loan, dù các quan chức an ninh của Washington nói rằng hiện thời chưa có dấu hiệu cho thấy một cuộc tấn công sắp xảy ra.
"Trung Quốc tuyên bố các cuộc tập trận diễn ra gần Đài Loan, nhưng qua việc xem xét các vị trí thì động thái này dường như gửi thông điệp tới quân đội Mỹ", một quan chức giấu tên Đài Loan cho biết.
Nguồn tin cho hay, khi Trung Quốc đưa tàu sân bay tới gần Đài Loan tuần trước, không quân Bắc Kinh dường như đã diễn tập mô phỏng kịch bản tấn công vào chiến hạm Mỹ giả định, dù vào thời điểm đó không có tàu chiến Washington hiện diện ở khu vực.
Mỹ thường đưa tàu chiến qua eo biển Đài Loan, động thái bị Trung Quốc phản đối vì Bắc Kinh coi hòn đảo là một phần lãnh thổ phải thống nhất bằng mọi giá, kể cả dùng vũ lực.
Trong khi đó, một nguồn tin an ninh phương Tây nói với Reuters rằng máy bay săn ngầm Trung Quốc xuất hiện với tần suất gần như hàng ngày ở đông bắc Biển Đông, dường như nhằm phản ứng với sự hiện diện của hải quân Mỹ trong khu vực hoặc phát thông điệp rằng Bắc Kinh có thể phát hiện được tàu ngầm của Washington.
Hồi đầu năm, Financial Times dẫn các nguồn tin tình báo Mỹ và đồng minh đưa tin, các máy bay Trung Quốc ngày 23/1 được cho đã thực hiện một cuộc diễn tập không kích tên lửa nhằm vào mục tiêu giả định là tàu sân bay của Mỹ.
Các nguồn thạo tin nói rằng các tiêm kích và máy bay ném bom của Trung Quốc hôm 23/1 dường như đã thực hiện bài diễn tập bằng cách biến nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt đang hoạt động gần khu vực này thành mục tiêu giả định.
Quan chức Đài Loan nhận trách nhiệm vụ tàu bị 'xé toạc' Lãnh đạo cơ quan giao thông Đài Loan xin từ chức nhưng không được chấp thuận, nói sẽ không né trách nhiệm trong tai nạn khiến 51 người chết. "Tôi chịu trách nhiệm khắc phục thiệt hại do vụ tai nạn gây ra. Sau khi công tác cứu hộ hoàn thành, tôi sẽ nhận trách nhiệm", lãnh đạo cơ quan giao thông Đài...