“Cho con đi học thêm ở nhà cô giáo chủ nhiệm, điểm thi chắn chắn cao hơn”
Việc cấm dạy thêm tại nhà khiến phụ huynh nửa mừng, nửa lo bởi trước nay, nhiều người cho con đi học chỉ để lấy điểm cao chứ không mấy quan tâm chất lượng.
Hè năm ngoái, khi con trai chuẩn bị vào lớp 5, chị Ngô Thị Thu Huyền (41 tuổ.i, Hoàng Mai, Hà Nội) cho con đi học thêm Toán tại một trung tâm gần nhà để củng cố kiến thức, chuẩn bị hành trang vào lớp 6.
Một buổi học do giáo viên đứng lớp, kéo dài khoảng 2 tiếng với mức giá 150.000 đồng/học sinh/buổi, tuần học 2 buổi. Thấy mức thu hợp lý, con trai đi học vui vẻ, hiệu quả, chị Huyền dự định cho con theo học đến hết năm.
Sau khai giảng vài hôm, giáo viên chủ nhiệm lớp 5 của con cũng mở lớp dạy thêm môn Toán, lịch học 2 buổi tối/tuần, học phí 200.000 đồng/buổi.
“Giáo viên chủ nhiệm ‘đánh tiếng’ với phụ huynh việc mở lớp dạy thêm Toán tại nhà và từng đạt nhiều thành tích trong quá trình dạy học, luyện thi môn này. Tuy nhiên không muốn con học thêm quá nhiều, tôi quyết định không đăng ký”, chị Huyền kể lại.
Cũng kể từ đó, nữ phụ huynh cảm nhận thái độ khác lạ của giáo viên chủ nhiệm với con trai. Theo lời con kể lại, cô thường chê con trước lớp vì những lỗi nhỏ. Có hôm tan học, vừa thấy mẹ ở cổng trường, con trai òa khóc nức nở, chạy đến kể vừa bị cô phê bình vì làm bài chậm.
Trò chuyện với một số phụ huynh trong lớp, chị Huyền được khuyên “cho con đi học thêm ở nhà cô giáo chủ nhiệm, điểm thi chắn cao hơn”. Không muốn con trở thành học sinh “cá biệt” trong mắt cô, nữ phụ huynh liền về bàn bạc với chồng để ra quyết định gửi gắm. Ngay khi đặt vấn đề, giáo viên chủ nhiệm của con trai liền thêm chị Huyền vào nhóm Zalo, thông báo lịch học.
Kể từ đó, đôi lúc con trai vẫn còn mắc lỗi, nhưng cô giáo không còn phê bình, trách phạt trước lớp như trước. Điểm cuối kỳ I của con đẹp long lanh, toàn lời phê chăm ngoan giỏi.
“Việc học thêm ở đâu là do các bậc phụ huynh. Tuy nhiên để học lấy kiến thức, nơi nào dạy tốt thì mình chọn, nhưng để không bị gây khó dễ và lấy điểm tổng kết cao thì phải học với chính giáo viên chủ nhiệm”, nữ phụ huynh nói.
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh cho con đi học thêm giáo viên chủ nhiệm để dễ lấy điểm tổng kết cao.
Ở hoàn cảnh tương tự, được đồng nghiệp khuyên nhủ, chị Phạm Thu Quyên (39 tuổ.i, Thanh Trì, Hà Nội) cho con trai lớp 5 học thêm giáo viên chủ nhiệm môn tiếng Anh ngay từ đầu năm học. Tuy nhiên sau một tháng theo học, con về tâm sự với mẹ rằng cô dạy nhanh, con không hiểu bài.
Thấy con không phù hợp với cách dạy của cô chủ nhiệm, nữ phụ huynh liền đăng ký một giáo viên khác cùng trường, có tiếng dạy giỏi. Kể từ đó, con trai chị Quyên theo học song song hai giáo viên/bộ môn.
Không ít lần vợ chồng chị Quyên bàn bạc, thôi không cho con theo học nhà cô chủ nhiệm để đỡ tốn kém phần nào, cũng khiến con giảm bớt áp lực. Nhưng rồi vẫn quyết định theo, cốt để cô lại ưu ái cho con có điểm tổng kết cao, học bạ đẹp, dễ dàng vào trường cấp 2 top đầu.
“Mặc dù tốn thêm khoản chi phí, khiến con vất vả hơn và cũng không mang lại kết quả tốt hơn nhưng tôi buộc chọn kiểu học ‘ngoại giao’ này để con có được điểm tổng kết cao. Tôi cũng dặn con khi đi học nhà cô chủ nhiệm đừng quá áp lực, vừa học vừa chơi cũng không sao”, nữ phụ huynh nói.
Trước thông tin Bộ GD&ĐT cấm giáo viên dạy thêm học sinh của mình bên ngoài nhà trường, chị Huyền và chị Quyên vừa mừng, vừa lo. Theo 2 nữ phụ huynh, trong trường hợp này, các con sẽ có lý do chính đáng để nghỉ học thêm nhà cô chủ nhiệm mà không bị cô “chú ý”.
“Điều khiến tôi cũng như nhiều phụ huynh khác lo ngại, là nếu không học thêm, liệu giáo viên chủ nhiệm còn’”rộng lượng’ cho con điểm tổng kết cao nữa không?”, chị Quyên băn khoăn.
Phụ huynh lo ngại nếu không còn lớp học thêm, giáo viên chủ nhiệm sẽ không “rộng lượng” cho điểm cao.
Cô Phạm Thị Thuý, giáo viên Ngữ văn cấp THPT tại Thái Bình cho hay, mỗi giáo viên đều có phương pháp giảng dạy khác nhau. Việc học sinh không phù hợp với phương pháp của thầy cô này và tìm thầy cô khác để học là chuyện rất bình thường.
Theo cô Thuý, việc cho trẻ đi học thêm quá nhiều dễ khiến các em dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi quá mức, gây ức chế tinh thần, trẻ sợ và càng lười học hơn.
Khi bị ép buộc, học sinh sẽ học máy móc và thụ động. Vì không có niềm yêu thích và say mê nên các em thường có tư duy chống đối, coi việc học như nhiệm vụ khó khăn. Từ đó dẫn đến trạng thái ỷ lại, lười suy nghĩ mà chỉ trông chờ vào việc kèm cặp, ôn luyện của giáo viên, làm hạn chế khả năng sáng tạo và phát triển tư duy.
Nữ giáo viên khuyên cho các bậc phụ huynh hãy ngừng tâm lý sợ con không bằng bạn bằng bè, sợ bị cô đì, rồi cố cho trẻ đi học thêm. “Muốn con trẻ học hành tiến bộ, thay vì bắt ép học hết lớp này, trung tâm nọ, nhà trường và phụ huynh nên giáo dục kỹ năng tự học cho con ngay từ khi còn nhỏ. Điều này vừa tạo tâm lý thoải mái, vừa giúp trẻ phát huy hết năng lực của mình”, cô Thuý nhấn mạnh.
Nộp bài thi sớm để về bê gạch thuê, na.m sin.h vẫn đỗ đại học top đầu thế giới
Dù hoàn thành sớm bài thi đại học để về bê gạch thuê nhưng Lâm Vạn Đông (SN 2001) vẫn đỗ trường đại học top đầu thế giới với điểm cao chót vót.
Sinh ra trong gia đình hoàn cảnh đặc biệt, Lâm Vạn Đông (Vân Nam, Trung Quốc) không có tiề.n để đi học thêm. Suốt thời phổ thông, cậu vừa đi học vừa đi làm thêm công việc chân tay để đỡ đần bố mẹ.
Có khoảng thời gian, bố ốm nặng, tiề.n thuốc men trở thành gánh nặng của gia đình, Đông từng nghĩ đến việc bỏ học để cùng mẹ kiếm ít tiề.n lo cho bố.
Vốn tư chất thông minh, luôn chăm chỉ tự giác học tập, Đông được thầy cô đán.h giá có tiềm năng, nếu được đầu tư học hành, có thể trở thành nhân tài. Vì lý do đó, mẹ không đồng ý cho cậu thôi học.
Chân dung Lâm Vạn Đông.
Thương bố mẹ, khát khao thoát nghèo trở thành động lực để chàng trai trẻ phấn đấu. Càng về cuối cấp, thành tích của Đông càng nâng lên trong hàng ngũ xuất sắc của lớp.
Ngoài giờ học và ôn thi, Đông ra công trường phụ bê gạch, khuôn vác để có tiề.n đóng học. Công việc này gắn bó với cậu suốt thời gian dài, đến cả thời điểm thi đại học.
Năm 2019, Vạn Đông bất ngờ nổi khắp mạng xã hội Trung Quốc vì câu chuyện thú vị liên quan đến công việc bê gạch.
Ngày cuối cùng thi đại học, Đông là người ra khỏi phòng thi rất sớm. Điều này khiến các phóng viên đứng ở cổng trường ngạc nhiên, bởi cao khảo ở Trung Quốc là kỳ thi khốc liệt, thí sinh nào cũng muốn tận dụng toàn bộ thời gian để làm bài.
Khi phóng viên đặt câu hỏi về lý do ra khỏi phòng thi sớm, Đông trả lời do đề dễ và có việc cần đi gấp. Sau đó người ta phát hiện na.m sin.h vội vàng kết thúc bài thi để đến công trường làm việc cho đúng giờ.
Nhiều người cho rằng Đông không làm được bài, trả lời đề dễ chỉ để trêu chọc những phóng viên. Không ai tưởng tượng được Đông đạt 713/750 điểm, là thí sinh đạt điểm bài thi tổ hợp môn khoa học tự nhiên cao nhất thành phố Khúc Tĩnh, tỉnh Vân Nam. Mãi đến khi điểm thi được công bố, nhiều người mới biết hoá ra câu trả lời của Đông là thật.
Lâm Vạn Đông trúng tuyển đại học Thanh Hoa.
Điểm số chót vót giúp Đông giành được tấm vé đến Đại học Thanh Hoa top 1 Trung Quốc. Trước khi nhập học, Đông vẫn tranh thủ thời gian đi bê gạch mỗi ngày vì biết rằng khi đến Bắc Kinh học sẽ tiêu tốn không ít tiề.n.
Đến Thanh Hoa, Đông luôn giữ vững phong độ, đạt kết quả học tập tốt. Sau 4 năm miệt mài, chàng trai quê Vân Nam tốt nghiệp loại xuất sắc .
Nhờ thành tích học tập ấn tượng, Vạn Đông nhận được nhiều lời mời làm việc từ các công ty lớn, có nơi còn đề xuất trả 1 triệu tệ/năm (hơn 3 tỷ đồng) nhưng anh không nhận lời.
Đông khiến nhiều người bất ngờ vì từ bỏ việc để đăng ký tham gia kỳ thi tuyển chọn công chức ở quê nhà Vân Nam.
Đáp trả mọi nghi vấn, Vạn Đông cho biết việc về quê làm công chức tuy lương không cao nhưng thoải mái hơn nhiều so với việc làm cho công ty lớn ở vùng đất xa. Một lý do nữa khiến Đông muốn sớm trở về là muốn chăm sóc bố mẹ.
Check camera lớp mẫu giáo, mẹ tức tốc đăng ký cho con đi học ngày thứ 7 chỉ vì hành động này của cô giáo Người mẹ lập tức đưa ra quyết định sau khi xem hình ảnh qua camera. Mẹ bỉm nào mới cho con đi học mà lớp lại gắn camera thì công việc của cả một ngày chắc chắn sẽ là theo dõi xem con ở lớp thế nào. Người mẹ trong clip dưới đây cũng vậy, thi thoảng trong lúc rảnh rỗi, chị vẫn...