Cho con đi học ngoại ngữ bao năm, cuối cùng cũng về giúp ích được mẹ bằng cách dịch thuật mọi công năng trên nồi cơm điện
Nồi cơm điện là vật dụng quen thuộc trong mọi gia đình, nhưng không phải ai cũng biết dùng đâu nhé!
Hãy khai thật đi, có phải lâu nay chị em vẫn nghĩ nồi cơm điện chỉ cần đổ nước vào nồi gạo, cắm điện và bật nút là xong đúng không? Về cơ bản thì những chiếc nồi cơm điện quen thuộc sẽ luôn có mấy nút đơn giản dễ nhận biết để bật tắt chế độ nấu, giữ ấm nồi kẻo cháy và thi thoảng cũng dùng được để nấu xôi. Nhưng sự thật thì các bà nội trợ đảm đang ơi, nồi cơm điện bây giờ còn lằng nhằng hơn thời ấu thơ nhiều!
Nhìn chiếc nồi cơm điện dưới đây, có ai đếm được nó có bao nhiêu chức năng không nhỉ? Sơ sơ thì cũng hơn chục chế độ nấu nướng, chắc chủ nhân chiếc nồi là người đam mê bếp núc lắm đây!
Với nhu cầu sử dụng của cuộc sống hiện đại, nồi cơm điện đã có thêm vô số chức năng mới mẻ để việc nội trợ trở nên dễ dàng hơn. Kích thước nồi vẫn thế, nhưng nhiều hãng phát minh ra cả chế độ làm bánh, làm sữa chua, nấu cháo, ninh xương, kết hợp nồi áp suất… và thậm chí có cả tiện ích làm pizza nữa cơ các mẹ ạ, giống chiếc nồi ở trên kia kìa!
Không ít thành viên mạng trầm trồ khi nhìn thấy chiếc nồi “vạn năng” này, quả thực xịn xò quá đi ấy chứ. Thế nhưng, đống giấy ghi chú từng chức năng bằng tiếng Việt trên các nút đã được chính chủ nhân chiếc nồi khoe lý do rằng để người thân gia đình đọc cho biết cách sử dụng! Có vẻ như đây là chiếc nồi nhập ngoại, dùng ngôn ngữ nước ngoài nên ai không biết tiếng sẽ chẳng hiểu đống nút chằng chịt kia dùng để làm gì. Hiện đại mấy thì hiện, chẳng biết dùng thì cũng xếp xó thôi!
Nghe xong “sự tích” ghi chú trên chiếc nồi cơm điện mà cư dân mạng ôm bụng cười rần rần. Chủ nhân bức ảnh trên thì tự hào vô cùng vì bao năm học ngoại ngữ trên trường lớp cuối cùng cũng có ích cho đời! Nhân bức ảnh hài hước này, đông đảo thành viên mạng cũng xúm vào bàn tán rôm rả, đặc biệt là team lười học tiếng Anh, tiếng Nhật đều than thở đây chính là chiếc nồi cơm điện khiến họ cảm thấy xấu hổ vô cùng. Những từ vựng đơn giản ghi trên các nút nồi như hẹn giờ, rán, hấp, nấu cơm… mà đọc cũng không hiểu thì đúng là phí bao năm đèn sách.
Thực tế thì trong các gia đình bây giờ có rất nhiều món đồ gia dụng nhập khẩu, nên dĩ nhiên hướng dẫn sử dụng cũng không phải tiếng Việt, gây khó khăn cho bố mẹ ông bà của chúng ta hoặc những ai kém ngoại ngữ. Vấn đề tưởng chừng đơn giản nhưng phía sau lại nan giải vô cùng, không chăm chỉ học hành trau dồi kiến thức cho bản thân thì đến nồi cơm điện sản xuất năm 2021 cũng không biết dùng đấy nhé chị em!
Bên cạnh quên bật nút nồi cơm khi nấu thì đây cũng là một sự cố mà rất nhiều người gặp phải
Đây chính là biểu hiện của việc khi bạn cắm nồi cơm điện nhưng lại "rơi mất não".
Hãy kể một kỷ niệm nhớ đời của bạn với chiếc nồi cơm điện?
- Bạn suốt ngày quên ấn nút nồi cơm? Và khi dọn cơm ra thì gạo vẫn sống nguyên?
- Bạn nấu xong hết đồ ăn rồi, chuẩn bị ăn cơm thì mới phát hiện chưa cắm cơm?
- Bạn cắm cơm nhưng quên không cho nước?
Và xin thưa, dưới đây cũng là một sự cố vô cùng quen thuộc với chiếc nồi cơm điện mà nhiều người hay mắc phải lắm này! Đó chính là đổ thẳng gạo vào phần vỏ nồi (thay vì đổ vào phần ruột).
Khi bạn nấu cơm nhưng lại "rơi mất não": xem xong chỉ biết trầm trồ "sao giống mình thế"
Với mỗi chiếc nồi cơm điện đều có phần ruột để đổ gạo và nước, sau đó mới đặt vào phần vỏ để cắm điện thì đôi khi, vì "rơi mất não" mà chúng ta quên mất rằng nồi cơm điện có 2 phần. Và thế là... toang.
Thế nhưng chuyện này cũng chẳng của riêng ai đâu nhé!
- P. V. Khải: Giống mình quá! Thế là lại phải moi hết gạo ra, mà lúc cắm cơm vẫn còn lọt vào ấy, khét khói um nhà rồi lại rút ra moi tiếp. Hài...
- Toi: Mình cũng đã từng làm quán cắm nồi cơm 2 tiếng chưa chín.
- T. M. Khánh: Vào xem tôi cũng thế, nếu chưa cắm điện tháo ra phơi khô lắp vào vẫn dùng được.
- N. N. Dương: Tôi không cô đơn.
Nguồn: TikTok @Han.kenly
9X khoe cơm mùa đông cho 6 người đủ món ngon nhưng lại bị chê "ít thế!" Những bữa cơm mùa đông của Thu Uyên rất ngon miệng, đẹp mắt, hợp thời tiết, nhìn là chỉ muốn ăn ngay. Là sinh viên, đi học xa nhà nhưng Thu Uyên (21 tuổi) vô cùng đam mê việc bếp núc. Cô cho biết, từ nhỏ mình khá vụng và bố là người đã khiến một cô gái nhỏ chưa biết nấu ăn...