Cho con đi bơi: Cách khắc phục nước vào tai bé
Do thời tiết mùa hè nóng nực nên ngày nào tôi cũng cho các con đi tắm ở bể bơi. Các cháu hiếu động, khi tắm thường đùa nghịch nên thường xuyên bị nước vào tai. Xin hỏi cách phòng tránh nước vào tai như thế nào?
Phạm Thị Thanh (Hải Phòng)
Nước vào ống tai ngoài trong khi tắm gội hay bơi lội là vấn đề thường gặp. Nếu nước vào tai ít, chỉ cần nghiêng đầu, kéo vành tai xuống lắc lắc là nước sẽ ra ngoài, phần nước còn lại sẽ được hấp thu bởi tổ chức dưới da của ống tai ngoài. Bệnh viêm ống tai ngoài sẽ xuất hiện nếu sau khi bị nước vào tai mà lau chùi nhiều, lớp biểu bì bảo vệ ống tai bị tổn thương làm vi khuẩn xâm nhập vào ống tai ngoài gây viêm ống tai, biểu hiện giai đoạn đầu là ngứa rồi đau nhức ngày càng tăng. Khi nước vào, nút dáy tai đang khô gặp nước sẽ nở ra chèn ép ống tai ngoài gây ù tai, nghe kém và đau tai. Nếu màng nhĩ bị thủng sẵn do viêm tai giữa, khi tắm nước vào tai sẽ gây viêm tái phát. Lúc này biểu hiện bằng chảy mủ tai vàng xanh, ù tai, nghe kém tăng.
Phòng tránh: Có thể nút ống tai ngoài khi bơi lội hoặc khi tắm. Khi tắm cho trẻ cần để đầu hơi ngửa, xối nước dần vào từng bên đầu khi gội để tránh nước vào ống tai. Nếu thấy nước vào ống tai chỉ cần nghiêng tai và kéo vành tai xuống dưới rồi lắc nhẹ, nước sẽ chảy dần ra. Nếu dùng biện pháp đó mà vẫn cảm thấy nước vẫn còn trong ống tai, dùng một miếng bông khô đặt ở cửa tai để hút nước từ trong ống tai ra, mà không được lau hay ngoáy tai. Nếu vẫn thấy khó chịu phải đến khám bác sĩ tai mũi họng.
Theo BS. Nguyễn Kim Dung
Sức khỏe đời sống
Vệ sinh tai cho bé đúng cách để phòng viêm tai giữa
Ráy tai có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn và các tác nhân bên ngoài xâm nhập vào bên trong. Tuy nhiên, ráy tai tích tụ nhiều, có thể gây bít, tắt ống tai. Do đó, việc làm sạch ráy tai, ngăn ngừa sự tích tụ của chất bẩn, các tế bào da chết trong ống tai của trẻ là điều cần thiết.
Video đang HOT
Vệ sinh tai cho bé là việc làm rất cần thiết. Ảnh Boldsky.com
Để đảm bảo an toàn khi làm sạch tai của trẻ, phòng tránh nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí có nguy cơ thủng màn nhĩ, ảnh hưởng đến thính giác trong quá trình vệ sinh tai, cần chú ý đến một số nguyên tắc sau.
1. Vệ sinh trong quá trình tắm
Nên kết hợp việc vệ sinh tai trong quá trình tắm cho bé. Lúc này, tai đã ướt, da và ráy tai đều mềm nên rất dễ lau chùi. Dùng khăn mềm nhúng nước cho ẩm rồi lau nhẹ nhàng ở vành tai, tập trung vào những nếp gấp - nơi thường tích tụ nhiều mồ hôi và bụi bẩn. Sau đó, tiếp tục lau vào phần bên ngoài của ống tai. Bạn có thể dùng khăn bọc lấy ngón tay và xoay nhẹ trong ống tai.
2. Bọc khăn ấm
Hãy sử dụng khăn ấm để bọc tai cho bé trong quá trình tắm nhằm ngăn nước, tế bào da chết hay bụi bẩn rơi vào bên trong. Đây là cách giữ cho đôi tai của bé luôn sạch và an toàn.
3. Không dùng tăm bông
Dùng tăm bông để vệ sinh tai là một trong những thói quen của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên, hành động này có thể gây nguy hiểm cho tai của bé. Cũng giống như các khu vực khác trên cơ thể, vùng da bên trong tai rất mỏng nên nếu lau chùi mạnh tay, bạn có thể làm con mình bị đau rát, thậm chí có thể gây thủng màng nhỉ trong trường hợp tăm bông bị đưa vào quá sâu.
4. Nhỏ nước vệ sinh tai
Nếu việc lau chùi bằng khăn không có hiệu quả vì ráy tai của bé quá nhiều, bạn có thể dùng nước nhỏ tai để làm mềm ráy tai trước khi lau bằng khăn. Hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia y tế để được tư vấn về loại dung dịch vệ sinh tai phù hợp với lứa tuổi của con bạn.
5. Không tự ý dùng thuốc
Đây cũng là thói quen thường gặp ở nhiều ông bố, bà mẹ. Việc tự ý sử dụng các loại thuốc nhỏ tai mà không có sự hỗ trợ, tư vấn từ bác sĩ chuyên ngành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe của bé. Nguy cơ viêm nhiễm rất dễ xảy ra nếu dùng không đúng thuốc.
6. Không lau chùi khi tai đang khô
Đừng cố làm sạch tai của bé khi chúng đang khô ráo vì bạn sẽ làm da trẻ bị kích ứng và trầy xước. Hãy dùng khăn ẩm để lau chùi tai. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện "nhiệm vụ" này là lúc tắm cho bé.
7. Hành động cẩn thận
Rất hiếm trẻ chịu nằm hay ngồi yên khi bạn "đụng chạm" vào tai của chúng. Do đó, phải hết sức cẩn thận để không làm tổn thương cho trẻ trong quá trình vệ sinh tai. Bạn chỉ cần khoảng vài giây cho mỗi bên tai. Do đó, hãy hành động thật nhanh và chuẩn xác.
Theo Boldsky.com/Phunuonline
Viêm tai giữa ở trẻ em Nếu kiên trì chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ, bệnh viêm tai giữa ở trẻ em sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày. Ngược lại, bệnh sẽ gây ra biến chứng rất tai hại. Ảnh chỉ có tính minh họa - Ảnh: Shutterstock Dấu hiệu cảnh báo Viêm tai giữa hay gặp ở trẻ em hơn là người lớn. Khi bệnh...