Cho con bú giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer
Các bà mẹ cho con bú giảm được nguy cơ mắc bệnh Alzheimer (một dạng bệnh mất trí nhớ) và thời gian cho con bú càng lâu, nguy cơ mắc bệnh càng giảm.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu, được công bố trên chuyên san bệnh Alzheimer ( Journal of Alzheimer’s Disease), cho thấy cho con bú giúp phục hồi khả năng dung nạp insulin, vốn giảm đáng kể trong khi mang thai. Và bệnh Alzheimer là do không dung nạp insulin trong não bộ.
Trưởng nhóm nghiên cứu, bác sĩ Molly Fox thuộc Đại học Cambridge (Anh) cho biết, sau khi khảo sát ở các nữ tình nguyện viên người Anh, các nhà khoa học quan sát thấy mối tương quan rất quan trọng giữa cho con bú và nguy cơ bị bệnh Alzheimer.
Tuy nhiên, theo hãng tin UPI dẫn nguồn từ các chuyên gia, mối liên hệ này ít rõ rệt hơn ở những phụ nữ có người thân trong gia đình bị mất trí nhớ.
Video đang HOT
Theo TNO
Thực phẩm cần tránh khi cho con bú
Một số loại thực phẩm các bà mẹ đang cho con bú cần tránh vì chúng không tốt cho trẻ và có thể được truyền qua đường sữa mẹ.
Trái cây họ cam quýt: Các hợp chất có trong các loại trái cây họ cam quýt có thể gây kích thích trẻ sơ sinh và làm cho trẻ khó ở suốt cả ngày. Các loại trái cây này cũng dẫn đến chứng hăm tã và trẻ đi ngoài nhiều.
Thực phẩm gây đầy hơi: Như rau có chứa nhiều chất xơ. Tránh ăn ớt chuông và củ cải. Thực phẩm gây đầy hơi sẽ gây rối loạn dạ dày ở trẻ.
Caffeine: Đồ uống có caffeine sẽ khiến trẻ cáu kỉnh và dễ bị kích thích, cũng khiến trẻ khó ngủ.
Thực phẩm nhiều gia vị: Ăn các thức ăn cay sẽ làm cho trẻ quấy khóc sau khi bú.
Chất cồn: Nạp một lượng lớn chất cồn sẽ dẫn đến tăng cân bất thường ở trẻ.
Thực phẩm gây dị ứng: Nếu bạn dễ bị dị ứng do thức ăn thì con bạn cũng có thể nhạy cảm với các chất gây dị ứng thông qua sữa mẹ. Một thực phẩm phổ biến cần tránh khi cho con bú là các loại hạt, vốn được cho tạo ra các chất gây dị ứng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Điều này có thể xảy ra ngay cả khi không có tiền sử gia đình bị dị ứng hạt.
Tỏi: Ăn tỏi sẽ khiến sữa mẹ có mùi tỏi.
Thức ăn vặt: Thường không chứa protein lành mạnh nên bạn cần tránh. Hãy tự nhủ rằng ăn thức ăn vặt sẽ khiến trẻ nạp năng lượng không lành mạnh.
Cá chứa nhiều thủy ngân: Ăn một số loại cá có hàm lượng thủy ngân cao làm tăng khả năng thủy ngân đi vào cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Điều này có thể làm thay đổi sự phát triển bình thường của não và hệ thần kinh của trẻ.
Bông cải xanh: Tạo ra rất nhiều hơi và do đó sẽ khiến trẻ dễ đầy bụng, khó ở.
Bạc hà: Mẹ dùng bạc hà có thể làm em bé khóc thường xuyên. Bạc hà cũng có thể ảnh hưởng đến "quy trình sản xuất" sữa mẹ và làm giảm việc tạo sữa.
Lúa mì: Nếu bạn ăn bánh sandwich trước khi cho con bú, có thể khiến trẻ quấy khóc không nguôi. Điều này cũng có thể dẫn đến dị ứng lúa mì và khiến trẻ đau bụng.
Bắp (ngô): Mẹ ăn bắp dễ khiến trẻ khó ở và bị hăm tã.
Sô cô la: Ăn một miếng sô cô la cung cấp hàm lượng caffeine cao, không tốt khi cho trẻ bú sữa.
Theo Thanhnien
3 mốc quan trọng trong sinh lý của phụ nữ Trong suốt cuộc đời của mình, người phụ nữ liên tục trải qua những thay đổi về sinh lý, điều này vô cùng quan trọng. Thế nhưng, thời kì thay đổi sinh lý quan trọng nhất ở người phụ nữ là gì? Thời kì dậy thì Tuổi dậy thì ở nữ giới thường bắt đầu từ khoảng 13 tuổi. Thời điểm này cũng...