Cho con ăn 5 thực phẩm này trước khi đi ngủ sẽ khiến cả thể chất và não bộ của trẻ bị ảnh hưởng
Không phải cứ khi nào con đói thì cha mẹ sẽ cho ăn tạm một cái gì đấy, bởi có những thực phẩm nếu trẻ ăn trước khi ngủ có thể không tốt cho sức khỏe.
Có thể do cơ thể đang lớn lên, trẻ thường muốn ăn thứ gì đó trước khi đi ngủ và nhiều người mẹ đành phải cho trẻ ăn thức ăn có sẵn trong nhà. Tuy nhiên, có rất nhiều thực phẩm không thích hợp cho trẻ ăn vào buổi tối, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Mặc dù đứa trẻ đang trong quá trình phát triển thường sẽ cảm thấy đói bụng, nhưng trước khi đi ngủ cho trẻ ăn thực phẩm gì rất quan trọng, bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, thể chất, mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ. Do đó, cha mẹ nhất định phải chú ý.
1. Ăn thực phẩm còn thừa lại từ bữa tối
Ảnh minh họa
Nhiều cha mẹ sẽ cho trẻ ăn thực phẩm còn thừa lại từ bữa tối. Hệ tiêu hóa của trẻ tương đối chậm, nếu trước khi đi ngủ, trẻ ăn thêm nhiều thịt cá sẽ rất dễ tích lũy các chất dư thừa trong cơ thể.
2. Đồ ăn ngọt như bánh ngọt, sô cô la
Các đồ ăn ngọt được trẻ ăn trước khi đi ngủ không chỉ gây tổn thương nhất định cho răng, còn làm giảm tải khả năng hấp thụ các chất dưỡng chất thiết yếu khác. Khi đó sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng miễn dịch của cơ thể.
Với những bé bị nghiện đồ ngọt thì thường dễ mắc bệnh béo phì, tiểu đường và một vài loại bệnh khác. Nguyên nhân là trong đồ ngọt có chứa quá nhiều đường, điều đó rất không tốt đối với sức khỏe của bé vì sẽ làm cạn kiệt lượng vitamin trong cơ thể, giảm tiết nước bọt và gây chứng khó tiêu. Ngoài ra, sô cô la chứa các thành phần có chứa caffeine, có thể khiến trẻ khó ngủ vào ban đêm.
Video đang HOT
3. Đậu phộng, hạt dưa và các loại hạt khác
Ảnh minh họa
Thực phẩm từ hạt có thể thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, đồng thời lượng calo chứa trong các loại hạt cũng rất cao, trẻ ăn nhiều các loại hạt này trước khi đi ngủ rất dễ bị béo phì, gây nhiều tiềm ẩn rủi ro như bị hóc, bên cạnh đó cũng ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ.
4. Thực phẩm tiện lợi
Ngoài mì ăn liền, còn có các loại cháo đóng hộp, khi trẻ muốn ăn, cha mẹ chỉ cần hâm nóng, rất tiện lợi. Tuy nhiên, những thực phẩm này được lưu giữ trong thời gian dài, cho thấy chúng chứa rất nhiều chất phụ gia và chất bảo quản bên trong, khi trẻ ăn rất không tốt cho sức khỏe.
5. Trái cây họ cam quýt
Ảnh minh họa
Nếu cha mẹ nghĩ rằng, ăn một vài lát cam, quýt buổi tối sẽ tốt cho sức khỏe và giúp trẻ ngủ ngon thì đó là quan niệm là sai lầm.
Họ nhà cam quýt có tính axit cao, ăn vào buổi tối, chúng sẽ gây hại cho dạ dày của trẻ. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối tránh xa thực phẩm này khi muốn cho trẻ ăn vặt. Chưa kể, lượng vitamin C trong cam quýt tích tụ lại có thể gây sỏi thận.
Một số loại thực phẩm trẻ có thể ăn trước khi đi ngủ:
Sữa:
Uống một ly sữa trước khi đi ngủ sẽ rất tốt với trẻ. Sữa có chứa axit amin là tryptophan giúp tạo giấc ngủ ngon. Canxi trong sữa cũng tạo ra nhiều tryptophan hơn và khi uống sữa nóng, nhiệt độ cơ thể tăng lên do đó trẻ sẽ bắt đầu buồn ngủ.
Chuối:
Chuối giàu magiê hoạt động như một chất giãn cơ, do đó làm thư giãn toàn bộ cơ thể. Chúng cũng chứa hormone gây ngủ, melatonin và serotonin, giúp điều chỉnh chu kỳ ngủ.
Yến mạch:
Yến mạch được biết rất tốt cho trái tim khỏe mạnh. Thực phẩm này cũng chứa các vitamin và khoáng chất làm tăng hệ thần kinh. Tuy nhiên, lợi ích của yến mạch còn là nồng độ cao hormone melatonin giúp trẻ ngủ nhanh chóng và hàm lượng carbohydrate cao giúp no lâu hơn, nhờ đó hỗ trợ giấc ngủ.
Dứa:
Quả dứa làm tăng melatonin ở mức độ cao, thậm chí còn cao hơn yến mạch và chuối. Ngoài ra, dứa cũng giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
Nho:
Nho có chứa các hormone điều hòa giấc ngủ, melatonin. Chỉ cần ăn một vài trái nho trước khi ngủ là đủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Nguồn: Sohu
Theo Helino
Hé lộ một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh béo phì ở trẻ em
Các nhà khoa học của Văn phòng WHO khu vực châu Âu đã phân tích mối liên hệ giữa việc cho con bú và nguy cơ phát triển bệnh béo phì ở trẻ em.
Các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu dữ liệu về sức khỏe của trẻ em trong độ tuổi tiểu học ở 22 quốc gia châu Âu. Trong số 13,7 triệu người có gần 400 nghìn người mắc bệnh béo phì cực độ, trong khi cứ 5 trẻ thì có một em được ghi nhận ở tình trạng thừa cân. Các chuyên gia phát hiện ra rằng những em bé chưa bao giờ được cho bú sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn.
Trung bình, ở hầu hết các quốc gia được chọn để nghiên cứu có 77% trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ. Trường hợp ngoại lệ là Ireland, nơi 46% trẻ sơ sinh không nhận được sữa mẹ, ở Pháp con số này là 38%, ở Malta - 35%.
"Trẻ càng được nuôi bằng sữa mẹ càng lâu thì càng không bị nguy cơ mắc bệnh béo phì", - ông Bente Mikkelsen, giám đốc khoa điều trị các bệnh không truyền nhiễm và tăng cường sức khỏe tại khu vực châu Âu thuộc WHO cho biết.
Được biết rằng, phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ trong khu vực không tuân thủ các khuyến nghị của WHO. Các chuyên gia nói rằng trẻ sơ sinh nên được bú mẹ đến sáu tháng, và sau đó cho bé ăn dặm nhưng vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ tới hai tuổi và hơn thế.
M.P
Theo Sputnik
Trẻ dưới 5 tuổi không nên tiếp xúc với thiết bị điện tử quá một giờ mỗi ngày WHO cảnh báo trẻ từ 2 đến 4 tuổi không nên chơi thiết bị điện tử quá một giờ, còn trẻ sơ sinh nên tránh hoàn toàn. Cảnh báo này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra trong hướng dẫn về thời gian tiếp xúc với màn hình điện tử tối đa cho trẻ em, cuối tháng...