Chớ coi thường khi bị dằm đâm vào tay, tham khảo cách lấy dằm ra dễ dàng
Khi bị gai nhọn, dằm đâm vào tay, bạn chớ nên vội vã nặn, rút dằm ra. Nếu không cẩn thận, vết dằm đâm tay sẽ bị tụt sâu vào da hơn và khiến bạn khó lấy ra, dẫn đến dễ nhiễm trùng nếu để lâu.
Dưới đây là các cách sau để lấy dằm nhanh chóng và an toàn mà bạn có thể tham khảo.
Khi làm các công việc sinh hoạt hàng ngày mà không có găng tay có thể khiến bạn bị dằm đâm vào da thịt. Những mảnh dằm tuy rất nhỏ nhưng sẽ gây cảm giác vô cùng khó chịu và nhức nhói. Mảnh dằm có kích thước rất nhỏ nên việc lấy ra khỏi tay cũng rất khó khăn.
Điều đầu tiên bạn cần làm là làm sạch khu vực nơi bị dằm đâm. Bạn có thể sử dụng xà bông dịu nhẹ và nước ấm để rửa vùng da xung quanh chiếc dằm. Bước này có thể giảm thiểu nguy cơ lây lan vi khuẩn gây nhiễm trùng.
Không dùng cọ rửa khu vực bị dằm đâm quá mạnh vì hành động này có thể đẩy dằm vào sâu hơn. Sau khi rửa sạch, lau nhẹ nhàng khu vực bị dằm đâm bằng khăn mềm hoặc vải sạch.
Lấy dằm bằng nhíp
Trước khi áp dụng cách lấy dằm đâm vào tay bằng nhíp thì bạn cần khử trùng nhíp bằng cồn y tế. Nếu dằm nằm dưới lớp da, bạn có thể dùng kim đã sát trùng để rạch da và lật lớp da lên. Khi đã thấy đầu dằm, bạn dùng nhíp kẹp dằm tại chỗ gần bề mặt da, rồi nhẹ nhàng rút dằm ra theo chiều dằm đã đâm vào.
Phương pháp sử dụng nhíp để lấy dằm cần thực hiện cẩn thận bởi nếu sơ suất, miếng dằm càng đâm sâu hơn vào da tay. Ảnh: HeathPlus
Lấy dằm bằng băng dính
Những chiếc dằm mỏng manh như gai hoặc sợi thủy tinh có thể lấy ra bằng băng dính. Bạn có thể dùng nhiều loại băng dính khác nhau như băng dính giấy, băng dính vải hoặc băng dính cách điện.
Video đang HOT
Hãy dán một miếng băng dính lên chiếc dằm và ấn mạnh xuống để băng dính dính vào dằm. Khi thực hiện động tác này cần đảm bảo ấn sao cho chiếc dằm không đi sâu hơn vào da, tránh ấn lên đầu đâm vào của chiếc dằm. Khi chắc chắn là chiếc dằm đã dính vào băng dính, hãy kéo băng dính ra theo chiều mà chiếc dằm đã đâm vào.
Lấy dằm bằng dấm
Cho dấm vào bát, nhúng vùng tay bị dằm đâm vào khoảng 10-15 phút. Cách này giúp dằm được đẩy trồi lên trên da, giúp bạn có thể gắp ra dễ dàng.
Lấy dằm bằng bình thủy tinh
Khi bị dằm đâm phải, việc bạn cần làm là chuẩn bị bình thủy tinh miệng rộng đổ gần đầy nước nóng. Sau đó, hãy ấn mạnh vùng da bị dằm đâm vào miệng bình. Áp suất của hơi nóng trong bình sẽ kéo miếng dằm tuột ra.
Sử dụng bình thuỷ tinh để hút dằm ra là cách thông dụng và hiệu quả. Đồ hoạ: Minh Quang
Nếu dằm đã ở trong da bạn tầm vài ngày và bạn thấy có dấu hiệu bị nhiễm trùng, hãy đi khám ngay để bác sĩ giúp lấy chúng ra. Trong trường hợp như vậy, tốt hơn là bạn không nên cố gắng tự mình loại bỏ ra, vì có thể vết xước sẽ phát triển thành uốn ván. Bác sĩ sẽ loại bỏ một cách an toàn, giúp băng bó vết thương và chữa lành nhiễm trùng.
Cô gái 22 tuổi nôn ra máu sau khi ăn lẩu: Đây là thói quen ăn uống làm tổn thương nặng thực quản, cơ quan tiêu hóa nhiều người vẫn mắc
Cô Trương (Chiết Giang, Trung Quốc) vì ăn lẩu quá nóng, quá nhanh nên bất ngờ bị nôn ra máu. Đi khám mới biết cô bị vết loét nông, to 22cm ở thực quản, rất dễ bị xuất huyết.
Lẩu là món ăn ưa thích của nhiều người trong mùa đông giá rét. Cuối tuần trước, sau khi ăn lẩu với bạn bè, cô Trương cảm thấy đau rát cổ họng và ngực, cảm giác có dị vật mắc phải khi nuốt. Sau khi về nhà, cô cảm thấy buồn nôn và nôn ra một ngụm máu lớn.
"Lúc đó tôi nghĩ mình có thể bị xước cổ họng vì nuốt phải những đồ ăn cứng xương hay cơm cháy. Tôi không để tâm lắm" , cô Trương chia sẻ. Nhưng sau một đêm nghỉ ngơi, tình trạng vẫn không khá hơn. Cô vẫn luôn cảm thấy có dị vật trong cổ họng, thậm chí nuốt thức ăn còn thấy vướng, khó tiết nước bọt, tiếp tục nôn ra máu.
Thấy tình hình không ổn, cô vội đến Bệnh viện Nhân dân số 1 Tiêu Sơn, khoa Tiêu hóa để khám. Bác sĩ được biết cô có triệu chứng đau sau khi ăn lẩu vào đêm hôm trước và không thuyên giảm, ông đã cho rằng cô bị bỏng thực quản và đề nghị đi nội soi dạ dày.
Vết loét nhìn thấy rõ qua nội soi
Khi nội soi dạ dày, cô Trương đã bị một vết loét lớn 22cm ở thực quản. "Không ngờ vừa ăn lẩu mà lại bị nôn ra máu, lần sau không dám ăn quá nóng, ăn nhiều một cách ngấu nghiến như vậy nữa", cô Trương cảm thấy rất hối hận vì thói quen ăn uống của mình.
Bác sĩ chủ trị cho bệnh nhân Tuyên Hàm cảnh báo cô Trương rằng, ăn quá nóng, quá cay và quá nhanh không chỉ gây tổn thương thực quản, cơ quan tiêu hóa, về lâu về dài còn gây ung thư và đã có rất nhiều trường hợp mắc ung thư vì nguyên nhân này.
Bác sĩ Tuyên Hàm chia sẻ về tình trạng bệnh nhân
Trong điều kiện bình thường, thực quản có thể chịu đựng nhiệt độ cao từ 50~60 độ C. Nhưng đối với đa số người mà nói, lúc miệng cảm thấy hơi nóng, nhiệt độ thức ăn lúc đó thực tế phải lên đến 70 độ C, vượt xa nhiệt độ thực quản chịu đựng được.
Tạp chí Lancet đã công bố một báo cáo của Tổ chức nghiên cứu Quốc tế về bệnh ung thư thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2016, trong đó cảnh báo rõ rằng uống đồ uống nóng trên 65 độ C trở lên có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Một số đồ ăn, đồ uống nóng hơn 65 độ C
Mặc dù biết rằng nhiệt độ thực phẩm nóng trên 65 độ C là không tốt cho sức khỏe nhưng ít ai có thể cảm nhận đúng được nhiệt độ hay mang nhiệt kế ra đo. Bởi vậy, dưới đây có một số ví dụ thử nghiệm đồ ăn, đồ uống nóng trên 65 độ C bạn nên cẩn thận khi dùng.
1. Nước nóng
Nước nóng hơn 65 độ C là khi bạn nhỏ thử một vài giọt xuống mu bàn tay và cảm thấy đau hoặc là uống một hụm nước thấy bỏng rát miệng, họng. Ngoài ra, nước nóng từ 65 độ trở lên thì khó cầm trực tiếp vào cốc vì nó quá nóng.
2. Sữa quay nóng trong lò vi sóng
90 giây quay trong lò, sữa có thể đạt tới 71 độ C. Để ngoài không khí, 5 phút sau thì nhiệt độ đo được là 58,9 độ C. Lúc này, có thể uống sữa vì uống vào không bị quá nóng, không gây cảm giác bỏng rát.
3. Pha cà phê từ máy pha chế
Pha một ly cà phê, khuấy đều, ngay lúc làm xong nhiệt độ sẽ khoảng 61,1 độ C, uống vào sẽ bị bỏng miệng, phải thổi nguội từng ngụm một. Nếu để cà phê sau 10 phút thì nhiệt độ sẽ còn khoảng 47 độ C, uống ở mức độ này là vừa phải.
4. Bánh bao, há cảo vừa ra lò
Há cảo vừa ra khỏi nồi sẽ có nhiệt độ khoảng 78,8 độ C, còn khói nóng bốc lên ngào ngạt. Lúc này thì bạn không nên vội ăn, để khoảng 5 phút sau, nhiệt độ sẽ xuống tầm 49,6 độ C, ăn sẽ vừa miệng hơn.
Bánh bao mới bắc ra khỏi nồi cũng có nhiệt độ 67,8 độ C, ăn sẽ bị bỏng. Đợi khoảng 3 phút, bánh bao chỉ còn 42,9 độ C thì có thể ăn mà không bị khó chịu ở miệng và họng.
Dùng nước nóng và muối để vệ sinh và 'giết' vi khuẩn ở vùng kín, người phụ nữ lãnh hậu quả khiến bác sĩ cũng phải kinh ngạc Nghe y tá gọi, bác sĩ Chiêm lập tức đến buồng khám, cảnh tượng ngay trước mắt khiến bác sĩ sửng sốt. Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Chiêm Cảnh Toàn, khoa phụ sản, bệnh viện Taipei City Hospital RenAi Branch, chia sẻ về trường hợp bệnh nhân là bà Dung (60 tuổi) sống tại Đài Loan. Bác sĩ Chiêm Cảnh...