Chợ cóc, hàng quán “vây” khu dân cư
Gần đây, người dân khu vực ngõ 84 đường Trần Quang Diệu – đoạn tổ dân phố 100, 111, 122 thuộc phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa) – rất bức xúc trước tình trạng chợ cóc, hàng quán “vây” kín lòng đường, lối vào nhà người dân, gây ô nhiễm môi trường, gây khó khăn trong việc đi lại, mất an ninh trật tự khu dân cư.
Theo người dân khu vực phản ánh, từ khi làm đường Hoàng Cầu ra phố Đặng Tiến Đông, vì trước đây khu vực này là cái chợ tạm, khi các cơ quan tiến hành làm đường, những người dân kinh doanh lại kéo vào ngõ 84 đường Trần Quang Diệu họp chợ, gây ồn ào, mất an ninh trật tự nơi khu dân cư (ảnh).
Một phụ huynh có con học ở Trường Mầm non tư thục Bắc Hà nói: “Trước đây ngõ này rất thoáng, nhưng gần đây trở nên chật hẹp bởi chợ cóc bùng phát… Ngày nắng cũng như ngày mưa, khu vực này thường xuyên ngập rác, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc”.
Bác Lê Thị Tươi (ở tổ 122) bức xúc nói: “Ngõ đã hẹp, chỗ cổng Trường Mầm non Bắc Hà lại bị chiếm dụng hết, chúng tôi đã kiến nghị khá nhiều lần đến UBND phường Ô Chợ Dừa, tuy nhiên, chính quyền địa phương không thấy có động thái gì?”. Một số người dân khu vực tổ 122 cho biết, mới đây, có một người vừa mất xe máy, khi đang mở cửa vào nhà thì có một người đến lấy xe chạy mất, còn trước đây, tình trạng này không xảy ra.
Rõ ràng, việc phát sinh chợ cóc ở khu vực này không chỉ cản trở giao thông, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của người dân ở đây là điều không thể chấp nhận được. Lẽ nào UBND phường Ô Chợ Dừa đành bó tay(!?).
Theo Lao Động
Video đang HOT
Cận cảnh chợ 'chồm hổm' trên đường Hà Nội
Cảnh tượng nhếch nhác, thiếu vệ sinh, cản trở giao thông và làm mất mỹ quan đô thị là những từ để mô tả chợ cóc đang "hồn nhiên" hoạt động ở đoạn đường trước nghĩa trang Mai Dịch, trên đường Hồ Tùng Mậu.
Khu chợ được những "con buôn" bày la liệt các món hàng, như: giày dép, quần áo... xuống lòng đường; còn đội ngũ bán hoa quả tươi, chim cảnh, cây cảnh, bóng bay... cho xe hàng dàn trải dọc ngang ngay trên đường. Vào giờ cao điểm, nhất là buổi chiều, khi người người "vô tư" dựng xe, tạt mua đồ thì giao thông mới là bài toán cần giải...
Theo ghi nhận, đa số những người bán hàng chủ yếu là dân tứ xứ tựu về thành phố để mưu sinh. Nhiều người thừa biết việc buôn bán trên lề hoặc dưới lòng đường là vi phạm Luật Giao thông đường bộ và gây ảnh hưởng đến môi trường sống xung quanh nhưng vẫn bất chấp vì lý do: "nơi đây thuận đường, dễ bán". Do vậy, khi phát hiện có lực lượng chức năng đến, kẻ buôn người bán nhanh chóng di chuyển đến địa điểm khác nhưng sau đó, nhanh chóng trở lại.
Điều đáng nói là khu vực trước nghĩa trang Mai Dịch có biển cấm họp chợ nhưng không hiểu sao chính quyền và các lực lượng làm nhiệm vụ đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường này chưa có biện pháp xử lý triệt để vi phạm... Chưa kể, chợ "chồm hổm này" nằm trên Quốc lộ 32 - tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm Hà Nội đến thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì và các tỉnh Tây Bắc - lưu lượng người và xe tấp nập, đặc biệt các phương tiện giao thông trọng tải lớn thường xuyên qua lại với tốc độ cao, nên tiềm ẩn những mối đe dọa về tai nạn giao thông.
Đất Việt ghi lại một số hình ảnh chợ "chồm hổm" trước nghĩa trang Mai Dịch vào buổi chiều muộn:
Ở đoạn đường trước nghĩa trang Mai Dịch, trên đường Hồ Tùng Mậu... bỗng dưng "mọc" chợ dưới lòng đường.
Đội ngũ bán chim cảnh, cá cảnh, cây cảnh, hoa quả tươi... cho xe hàng dàn trải dọc ngang ngay trên đường.
Không chỉ xe thồ... phía sau, con buôn "đánh" ô tô chở hoa quả bày bán.
Bày hoa quả xuống lòng đường... phục vụ thượng đế.
Ví da, quần áo... sẵn sàng phục vụ.
Một kiểu "treo đầu dê, bán thịt chó"...
... "Anh hùng núp"...
Theo Báo Đất Việt
Chợ cóc gây... ô nhiễm Hầu hết các chợ cóc, chợ tạm luôn trong tình trạng ngập rác và nước thải của các sạp bán tôm, cá và các hàng rau đổ ra... Có lẽ không ai là không biết đến giá trị của chợ trong đời sống người việt, đặc biệt là ở những làng quê. Nơi ấy là chỗ để mọi người mua bán, trao đổi...