Chợ cô dâu, bùa ngải và các khu chợ khác thường nhất thế giới
Ở một số quốc gia, người dân mua bán những mặt hàng kỳ lạ, bất thường mà bạn sẽ không tìm thấy ở các khu chợ phổ biến trên toàn thế giới.
Chợ bùa ngải Akodessewa Fetish, Togo: Chợ bùa ngải lớn nhất và nổi tiếng nhất thế giới nằm tại thủ đô Lome của quốc gia Tây Phi, Togo. Rải rác khắp khu chợ là các sạp hàng đầu lâu, xác khô của đủ các loại động vật như linh cẩu, khỉ, báo, cá sấu, hà mã, cá voi… và nguyên vật liệu dành cho những nghi lễ cúng tế. Các thầy tế có thể tìm thấy bất kỳ loại bùa chú nào cần thiết cho các buổi lễ ở chợ Akodessewa Fetish.
Chợ nhện Skuon, Campuchia: Chợ nhện Skuon tại thị trấn Skuon (thủ phủ huyện Cheung Prey, tỉnh Kampong Cham) là khu chợ lớn nổi tiếng thế giới. Skuon có nghĩa là “làng nhện”, thu hút du khách quốc tế với món nhện chiên đặc sản, bên cạnh đó còn có các món nhện ngâm dầu ớt hay rượu gạo lên men. Ở Campuchia, nhện Tarantula được sử dụng làm thức ăn. Người ta nói rằng hương vị của Tarantula là sự kết hợp giữa thịt gà và cá.
Chợ phù thủy Mercado de las Brujas, Bolivia: Mercado de las Brujas là chợ phù thủy ở thành phố La Paz. Chợ trưng bày vô số mặt hàng kỳ lạ từ trong nhà tràn ra vỉa hè, mặt đường như bùa chú, cây chữa bệnh, xác ếch khô và đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ như tượng khắc từ gỗ, đá… Đặc biệt, bào thai lạc đà khô là một trong những mặt hàng nổi tiếng nhất ở chợ phù thủy.
Video đang HOT
Chợ im lặng, Indonesia: Thông thường, chợ là nơi ồn ào của việc thương lượng giữa người bán và người mua. Tuy nhiên, ở Tây Sumatera có một khu chợ hoạt động với ngôn ngữ ký hiệu. Người mua và bán không trò chuyện mà thỏa thuận với nhau bằng cách bắt tay dưới một tấm vải. Họ có các mã ngầm hiểu với một ký hiệu ngón tay tượng trưng cho hàng trăm nghìn đến hàng triệu rupiah.
Chợ cô dâu Gypsy, Bulgaria: Chợ cô dâu Gypsy được tổ chức mỗi năm một lần tại Mogila, Bulgaria. Các cô gái trẻ đến chợ với hy vọng tìm được người chồng tốt và đẹp trai. Tại chợ này, giá của một phụ nữ trẻ và xinh đẹp là vài nghìn euro.
Chợ chim Ka Faroshi, Afghanistan: Ở Afghanistan, người dân thường nuôi chim làm thú cưng. Chợ chim Ka Faroshi ở Kabul bán rất nhiều loại chim như hoàng yến, sẻ, bồ câu… Con đường bụi bặm giờ đầy những con chim nhốt trong lồng tre. Khu chợ còn là nơi người dân đặt cược vào những trận đấu “chọi chim”, từ các con chim chiến đấu lớn đến chim cút nhỏ hơn.
Uyên Hoàng
Hội An trầm lặng những ngày vắng khách
Việc đa số người dân, du khách phải ở nhà tránh dịch khiến Hội An (Quảng Nam) vắng lặng khác thường.
Thời điểm cuối tháng 3 mọi năm, Hội An không quá đông khách nhưng cũng chẳng dễ gì để tìm thấy một góc bình yên. Dòng người rảo bước trên đường, đưa máy chụp lại những ngôi nhà mang màu hoài niệm của phố Hội. Họ tìm tới những hàng quán đặc sản như mì Quảng, cơm gà, bánh canh, bánh mì... Xong xuôi, du khách lại lê la quán trà mót hoặc tào phớ tráng miệng để tiếp tục hành trình khám phá phố Hội về đêm. Tuy nhiên, đó là Hội An của những ngày tháng 3 cũ.
Tháng 3 năm nay, Hội An trông giống như chính Hội An khoảng 10 năm trước. Khi ấy, khách du lịch còn chưa đổ xô về như những năm trở lại đây.
Cảnh tượng bên sông trông như bức tranh thanh bình về một làng quê Việt. Vào những ngày cao điểm, dòng người thường đứng kín cả hai bên bờ. Đến tối, những người bán rong lại đem đèn hoa đăng ra chào mời khách. Chỉ với khoảng 10.000 đồng, bạn đã có thể sở hữu chiếc đèn nhỏ xinh gửi gắm giấc mơ của mình.
Hội An gắn liền với hình ảnh những bức tường vàng nhuốm màu thời gian và các giàn hoa giấy rực rỡ. Mùa hoa giấy năm nay đã về nhưng cảnh các bạn trẻ xếp hàng đứng check-in đã không còn xuất hiện. Những chiếc xe xích lô cũ kỹ thường chở khách đi quanh Hội An giờ "đứng xếp hàng" ngay ngắn bên vệ đường.
Hội An có lẽ chưa bao giờ vắng đến thế. Người dân không mấy mặn mà việc vào khu phố cổ vì chẳng còn khách ghé thăm. Thay vào đó, họ tìm đến những cánh đồng mênh mông chơi diều như một cách "bù lại" bao tháng ngày mệt mỏi kiếm sống.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ lữ hành, nhà hàng... đóng cửa tránh tụ tập đông người. Nhiều người đã sẵn sàng cho một mùa bận rộn bỗng lại rảnh rang. "Tôi đi lang thang trong những ngày thất nghiệp. Có khi, tôi phóng xe ra tận miền Bắc, đến Hạ Long (Quảng Ninh), Hà Nội rồi lại trở về. Dù đi đâu, Hội An vẫn là nơi tôi sẽ tìm về. Sự bình yên của khu phố cổ là thứ cảm giác thật khó để tìm thấy ở bất kỳ đâu", một người đang làm việc tại Hội An chia sẻ.
Thời gian qua, Hội An dường như đã đánh mất vẻ đẹp bình yên vốn có bởi lượng khách khổng lồ. Những giải thưởng quốc tế về điểm đến hàng đầu của Hội An trong năm 2019 càng khiến nhiều người tin rằng chữ "lặng" là một điều quá xa xỉ với nơi đây.
Dù vậy, điều tưởng như xa xỉ ấy đã bao trùm Hội An một cách chóng vánh khiến nhiều người chẳng biết nên buồn hay vui.
Độc giả Nguyên Phan
Đến Hà Giang khám phá vẻ đẹp đầy sắc màu của chợ phiên Đồng Văn Chợ phiên Đồng Văn mỗi tuần họp một phiên duy nhất vào sáng chủ nhật. Vào ngày chợ phiên, khu phố cổ vốn nhỏ bé tĩnh lặng trở nên náo nhiệt đông vui như ngày hội với đủ sắc màu sặc sỡ của trang phục người Dao, Mông, Tày, Nùng, Giáy, Lô Lô... Chợ phiên Đồng Văn nằm trong quần thể phố cổ...