Cho chồng “ăn nem” để thoát khỏi bạo lực tình dục
Để thoát khỏi người chồng có nhu cầu sinh lý quá cao quá thô bạo trong chuyện chăn gối bà Dịu chấp nhận cho ông Hoàn ra ngoài bóc bánh trả tiền
Để thoát khỏi người chồng có nhu cầu sinh lý quá cao, quá thô bạo trong chuyện chăn gối, bà Dịu chấp nhận cho ông Hoàn ra ngoài “bóc bánh trả tiền”.
Thế nhưng, chồng bà lại không biết điều, còn lôi về cho bà bao chuyện rắc rối…
Bà Dịu chia sẻ với PV về cuộc sống gia đình không mấy hạnh phúc của mình.
Người giàu cũng khóc
Chúng tôi tìm đến nhà bà Lê Thị Dịu (52 tuổi, Quế Võ, Bắc Ninh) vào một buổi chiều cuối đông. Không khó để tìm nhà bà Dịu bởi ở xã này dường như ai cũng biết đến bà. Theo cách họ nói, bà tuy sướng mà rất khổ, một dạng bi kịch của “người giàu cũng khóc”. Đúng như những gì người làng kể, gia đình bà Dịu thuộc vào hạng khá giả nhất nhì trong làng. Sân nhà rộng thênh thang được bài trí thêm nhiều chậu cây cảnh quý giá.
Ngôi nhà mái bằng khang trang với đầy đủ tiện nghi hiện đại. Bà Dịu không cao ráo nhưng thuộc tuýp phụ nữ ưa nhìn, trên người bà còn mang chút trang sức quý giá. Nhiều người nói bà trông sang như người thành phố vậy. Thoạt nhìn qua ngôi nhà và dáng vẻ bề ngoài của bà, hẳn ai cũng có suy nghĩ như thế. Nhưng nếu ngồi nói chuyện hồi lâu và nhất là nhìn sâu vào đôi mắt thâm quầng, đượm vẻ u sầu, chắc hẳn sẽ thấy rằng, người đàn bà này có một đời sống nội tâm không mấy êm ả.
Lấy nhau từ năm 1984, bà Dịu và ông Lê Văn Hoàn (chồng bà) cũng chỉ trải qua vài năm hôn nhân yên ả. Hai vợ chồng cùng ở nhà làm ruộng, rau cháo nuôi nhau qua ngày và dần dần sinh ra ba đứa con. Cuộc sống khó khăn, mình bà Dịu một nách ba con thơ, trong khi ông Hoàn bỗng thay đổi tính nết, thường xuyên kiếm cớ đánh đập, chửi bới bà Dịu.
“Hơn 20 năm qua, tôi bị ông ấy đánh đập tàn nhẫn, trên người ít khi nào thấy hết vết tím. Ông ấy toàn gây sự vô cớ, chẳng có lý do gì đặc biệt, ông ta cũng đánh vợ. Chỉ cần chưa giặt cho ông ấy đôi tất hay đi làm về nấu cơm muộn là tôi bị ông ấy đánh. Có hôm, ông ấy dắt gái về rồi sai vợ đi đun nước, luộc lạc cho ông ấy tiếp khách. Con cái còn nhỏ, tôi vừa trông con vừa làm tay sai vặt cho ông ấy, khi làm không kịp thì ông quay ra chửi, khách về thì ông lao vào tát vợ… Nghĩ mà cay đắng!”, bà Dịu nghẹn ngào nói.
Chuyện bà Dịu thường xuyên phải chịu những cơn mưa đòn từ chồng hầu như cả làng ai cũng biết. Mỗi lần nổi trận lôi đình, gã chồng vũ phu không chỉ vung tay tát vợ, tung chân đạp vợ mà còn buông ra không biết bao nhiêu lời chửi rủa độc đoán, xúc phạm đến bà Dịu cũng như những người thân sinh ra bà.
Chứng kiến ông Hoàn như vậy, đến chị gái ông cũng chẳng thể chấp nhận, nhưng bà chẳng thể làm gì ngoài việc nói lời động viên, an ủi em dâu. Sự ngỗ ngược, độc đoán của ông Hoàn khiến bà Dịu đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần rồi dần dần sinh ra chai lì. Bà bảo, suốt bao nhiêu năm qua, bà đã không ít lần nghĩ đến việc ly hôn để giải thoát cho mình thế nhưng cứ mỗi lần như vậy, ông Hoàn lại tỏ ra ăn năn hối lỗi, hứa sẽ thay đổi.
Video đang HOT
Ban đầu bà cũng tin chồng mình nhưng một lần, rồi hai lần… bà chán nản đành tặc lưỡi buông xuôi. Bà bảo chỉ vì nghĩ đến các con, bà lại cắn răng chịu đựng. Bà không muốn chúng phải chứng kiến cảnh bố mẹ ly tán.
Những trận đòn vô cớ của chồng khiến bà Dịu phải chịu không ít di chứng. Có lần tức giận, ông Hoàn cứ nhằm thẳng ngực bà mà giậm. Bà Dịu đau đớn chỉ biết nằm co người chịu trận. Khi nghe ông ấy chửi rủa thêm, bà dường như chẳng còn chút sức lực kháng cự, nhắm mắt buông xuôi.
Những trận đòn vô cớ của chồng khiến bà Dịu phải chịu không ít di chứng (Ảnh minh họa)
Để trải qua những cơn đau đớn sau đó, bà phải nhập viện điều trị nhiều ngày liền. Giờ đây, bà sinh ra chứng đau đầu kinh niên. Đi khám bác sĩ bảo bà bị stress, căng thẳng quá độ mới sinh ra như thế. Liều thuốc tốt nhất để bà khỏi bệnh là phải thả lỏng tinh thần, bớt suy nghĩ lo toan.
Trong cuộc nói chuyện kể về phận đời éo le của mình, bà Dịu liên tục thở dài. Chỉ đến khi nhắc đến các con, ánh mắt bà mới ánh lên niềm vui như chút an ủi cuối cùng. Bà Dịu chia sẻ, ba đứa con của bà thương và nghe lời mẹ lắm. Cũng may hai cô con gái lấy chồng gần nhà nên thường xuyên qua chơi, đỡ đần, động viên bà. Cậu con trai thứ hai rất tu chí làm ăn, cùng bà gánh vác kinh tế gia đình. Biết bố đánh đập mẹ thường xuyên, có thời điểm, các con gái và con rể bà còn thay nhau chia phiên, sang ngủ cùng để canh chừng bố. Thấy có sự có mặt của các con, ông Hoàn cũng phần nào ái ngại mà bớt hành hạ bà Dịu.
Ám ảnh chuyện chăn gối
Mấy năm gần đây, kinh tế của gia đình bà Dịu khá giả hẳn, phần lớn là nhờ vào sự nhanh nhẹn, tần tảo của bà. Các con đều đã trưởng thành và lập gia đình nên bà cũng bớt một phần lo toan. Thế nhưng với bà, người chồng vũ phu vẫn là nỗi ám ảnh khôn nguôi.
Nhiều năm qua, bên cạnh việc phải chịu đựng những trận đòn tới tấp từ chồng, bà Dịu còn bị ông Hoàn hành hạ rất dã man trong chuyện chăn gối. Sống cùng nhau nhưng cứ một hai ngày ông Hoàn lại bắt vợ chiều chuộng mình, bà Dịu tìm đủ cách trốn tránh thì ông ta cũng chỉ “nhịn” sang đến ngày thứ ba. Bị ám ảnh bởi những trận đòn và lời chửi rủa của chồng, bà Dịu lấy đâu ra cảm xúc mà thực hiện thiên chức làm vợ nữa.
Khi bị bà từ chối, gã chồng vũ phu không tiếc lời chửi rủa: “Mày giữ để mày đi làm đ…, mày đi ngoại tình à?” rồi sinh ra nghi ngờ bà Dịu đủ chuyện. Đặc biệt, mấy năm gần đây, ở vào độ tuổi mãn kinh nên chuyện đó với bà quả như một cực hình. “Ông ta đã động vào người mình thì như là làm nhục nhau chứ không phải là tình cảm vợ chồng. Tôi khóc lóc van xin ông ta cũng không buông tha. Không được thỏa mãn, ông ta lại chửi rủa om sòm ngay trong đêm. Tôi chỉ biết khóc, khóc hoa hết cả mắt, có lần bị ngã đập đầu vào ghế, co giật rúm hết chân tay”, bà Dịu kể về những khổ tâm mà mình phải chịu đựng bao nhiêu năm qua.
Bất đắc dĩ, bà Dịu nghĩ ra cách sẵn sàng cho ông Hoàn đi “bóc bánh trả tiền” để thoát khỏi sự hành hạ thể xác. Tất nhiên, ông Hoàn không bỏ lỡ cơ hội thỏa mãn nhu cầu trong mình. Được vợ cho dập dìu thoải mái ở bên ngoài nhưng ông Hoàn dường như không biết điều. Ông sẵn sàng lôi chuyện bên ngoài về gây sự với vợ, ông nói những người đàn bà ông lang chạ bên ngoài mới đích thực là vợ ông, còn bà Dịu chỉ là “để lúc ông cần”.
Không chỉ có vậy, có lần, ông Hoàn còn gây chuyện với gái lạ sau khi ân ái, bị công an bắt giữ. Bà Dịu lại ngược xuôi lo lót cho chồng. Lần ấy bà Dịu ra điều kiện, ông muốn làm gì thì làm nhưng “gây chuyện” xa ra để bà và các con còn có chút danh dự.
Suốt bao năm bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần, bà Dịu nhiều lần làm đơn kêu cứu, xin ly hôn chồng. Sau những lần ấy, ông Hoàn lại xuống nước xin lỗi, hứa thay tâm đổi tính. Nhưng có lẽ những lời nói của ông chỉ là chót lưỡi đầu môi, được một thời gian êm xuôi, mọi chuyện đâu lại vào đó.
Cán bộ phụ nữ địa phương cũng đã xác nhận với PV về hoàn cảnh gia đình bà Dịu và cho biết, đã nhiều lần họ đứng ra hòa giải, động viên hai vợ chồng bà Dịu. Tuy nhiên, ông Hoàn là người rất khó thay đổi, nhu cầu sinh lý lại khá cao nên hai vợ chồng ông bà thường xuyên xảy ra mâu thuẫn.
Hiện giờ, bà Dịu vẫn sống chung dưới một mái nhà với ông Hoàn. Bà vẫn là người lo liệu kinh tế gia đình và còn ông Hoàn chỉ “ăn rồi đi chơi”, sống hưởng thụ mà vô lo vô nghĩ. Bà Dịu chia sẻ, tuy sống chung dưới một mái nhà nhưng với bà, ông đã trở thành người dưng. Sau bao nhiêu đau khổ, bà chỉ còn hi vọng vào những đứa con ngoan và hết mực thương mẹ của mình.
Theo_Kiến Thức
"Vua ngân hàng" Sài Gòn xưa
Sinh ra trong một gia đình nghèo khó, không học hành, bằng cấp, nhưng ông Nguyễn Tấn Đời đã tự thân vươn lên giàu có, nổi tiếng với các biệt danh vua ngân hàng, vua building những năm 1970.
Ông Nguyễn Tấn Đời sinh ra và lớn lên ở Châu Đốc (An Giang) trong một gia đình nông dân. Thời trẻ, làm nghề buôn trâu, bò qua biên giới, tuy vốn liếng không nhiều nhưng ông là người luôn giữ chữ tín trong làm ăn nên được giới thương lái Campuchia rất tín nhiệm. Vì thế ông Đời nhanh chóng tích lũy một số vốn đáng kể và ông quyết định rời bỏ vùng biên giới quê hương cùng nghề buôn trâu để lên Sài Gòn lập nghiệp vào năm 1954.
Từ một người không được học hành nhiều, không bằng cấp, Nguyễn Tấn Đời thành đạt theo cách người Mỹ gọi là "self made man" - con người tự đào tạo. Ông bắt đầu công việc kinh doanh từ chỗ thành lập hãng gạch bông Đời Tân và mau chóng vượt lên những đối thủ trong ngành gạch ngói.
Ông "vua" ngân hàng một thời của đất Sài Gòn - Nguyễn Tấn Đời.
Thành công với hãng gạch, ông Đời mua cả khu phố cạnh chợ Bến Thành để xây dựng nhà hàng Mai Loan cao 6 tầng, nổi tiếng sang trọng bậc nhất Sài thành với các tiện nghi lần đầu mới có ở Việt Nam thời bấy giờ như tủ lạnh, máy lạnh, máy nước nóng.
Thành đạt trong kinh doanh khách sạn và cho thuê mướn nhà, nhất là việc cho thuê toà nhàPrésident, Nguyễn Tấn Đời nhanh chóng trở thành một trong số những người giàu có nhất đất Sài Gòn và được gọi là "vua building".
Sau đó, vào năm 1966, ông chuyển sang lĩnh vực ngân hàng khi chính thức thành lập Tín Nghĩa Ngân Hàng. Từ giữa thập niên 60 về trước, ở Sài Gòn chỉ những người trong giới ngân hàng là biết đến tên ông, còn người dân thì hoàn toàn xa lạ. Nhưng từ năm 1967, hầu như ai cũng nghe nhắc đến tên con người có gốc từ An Giang này. Những năm đầu của thập niên 70, khi cường độ cuộc chiến tranh đã đến hồi khốc liệt thì cũng là thời điểm cực thịnh của hệ thống ngân hàng tư nhân ở Sài Gòn, đứng đầu là Tín Nghĩa Ngân Hàng, dân gian gọi là Ngân hàng Ông Thần Tài của Nguyễn Tấn Đời.
Năm 1971, Tín Nghĩa Ngân Hàng hầu như lấn lướt hẳn các nhà băng khác, kể cả Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Biểu tượng ông thần tài với xâu tiền trong tay, hầu như quen thuộc với mọi người khắp nơi nhất là dân nghèo sở hữu một món tiền nho nhỏ đều có thể có cuốn sổ tiết kiệm "Thần tài".
Tài khoản ký thác trong ngân hàng lên đến 30 tỷ đồng thời đó, trong khi tổng số tiền ký thác của các ngân hàng tư khác chỉ khoảng 18 tỷ đồng. Ông Đời đã chủ động đưa ra chiến lược cạnh tranh, thay đổi cách phục vụ, mời khách đến với ngân hàng. Trước đó, các ngân hàng khác không tìm đến khách hàng, những ai cần ngân hàng thì tự tìm đến.
Ngân hàng của ông Đời lúc bấy giờ có hàng trăm chi nhánh trên toàn miền Nam, gần như chiếm lĩnh toàn bộ các dịch vụ tiền gửi và cho vay. Ngoài ra, những công trình lớn được đầu tư bởi ngân hàng này đã mọc lên dày đặc như khách sạn Président (Trần Hưng Đạo, quận 5), bệnh viện tư loại lớn nhất nhì thành phố (đường Trần Hưng Đạo, quận 5), một hãng gạch bông có uy tín, một ngôi nhà thủy tạ (gần cầu Bình Lợi) thường được gọi là "nhà mát " của Nguyễn Tấn Đời và một số công trình khác...
Cũng năm 1971, ông Đời tham gia chính trường với danh vị hạ nghị sĩ quốc hội, đơn vị tỉnh Kiên Giang. Sự lớn mạnh của Ngân hàng Tín Nghĩa, cũng như sự bành trướng thế lực của ông đã gây khó chịu cho các đại gia, quan chức thời đó.
Theo Hồi ức được ghi chép từ nhiều cuộc trò chuyện giữa ông Nguyễn Hữu Có (1925-2012), từng giữ chức Phó thủ tướng, kiêm Tổng trưởng Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa với Báo Pháp Luật TP HCM (trong quãng thời gian từ 2000 đến 2005) thì Tín Nghĩa là một nhà băng lớn và Nguyễn Tấn Đời có quan hệ với nhiều ông lớn, một trong số đó là Tướng Dương Văn Minh.
Theo ông Có, sáng nào ông Đời và ông Minh cũng chơi tennis với nhau. Cả Sài Gòn ai cũng biết. Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà khi đó là Nguyễn Văn Thiệu cũng biết và đặc biệt khó chịu về điều đó. Thế rồi tai vạ ập đến. Ông Thiệu nghe "tay chân thân tín" mách lại: ông Nguyễn Tấn Đời hứa với ông Dương Văn Minh hễ ông Minh ra tranh cử tổng thống thì ông Đời sẽ hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính. Và ông Thiệu quyết định ra tay trước để ngăn ngừa hậu họa.
"Lúc đó, ông Nguyễn Tấn Đời nói với tôi: "Căng rồi, ông Thiệu đã lệnh cho thanh tra quy mô Tín Nghĩa Ngân hàng", ông nhớ lại.
Chứng cứ tới đâu thì ông Có cho rằng không biết, nhưng tháng 3/1975, trong vòng 48 giờ đồng hồ sau khi chính quyền Sài Gòn ra lệnh phong tỏa tất cả Tín Nghĩa Ngân Hàng, ông Nguyễn Tấn Đời đã bị bắt. Cuộc thẩm vấn ông Đời diễn ra chóng vánh và ông bị tống giam vào khám Chí Hòa cho tới ngày giải phóng.
Còn theo tin tức đăng tải công khai trên các báo xuất bản tại Sài Gòn vào thời điểm đó, ông Nguyễn Tấn Đời đã phạm vào các tội làm ngân hàng này mất cân đối thu chi và không còn khả năng chi trả cho khách hàng. Cá nhân ông Đời đã vi phạm việc huy động vốn và đầu tư, kinh doanh...
Năm 1975, ông Nguyễn Tấn Đời được tha và lặng lẽ sang Canada định cư. Tại đây, ông mở một số nhà hàng Nhật và qua đời ở tuổi 70.
Theo_NDH
Cha cưỡng hiếp con gái suốt 22 năm, sinh ra 8 người con Cảnh sát Argentina đã bắt giữ một người đàn ông với cáo buộc phạm tội hiếp dâm con gái mình suốt 22 năm, khiến cô gái này sinh ra tám đứa trẻ. Theo Mirror, người đàn ông trên là Domingo Bullicio, 56 tuổi, sống tại một thị trấn nhỏ ở tỉnh Santiago del Estero, Argentina. Sau khi người vợ bỏ đi cùng 3...