Chỗ check in sành điệu nhất cao nguyên đá Hà Giang
Nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú, chỉ cách biên giới Việt-Trung chưa đầy 1km, quán cà phê mang tên Cực Bắc ở bản Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được coi là điểm đến nổi tiếng nhất thôn, trở thành điểm check in “không thể thiếu” của du khách khi đến Lũng Cú.
Không phải sản phẩm của những tập đoàn lớn với đầu tư triệu đô, chính là những mô hình nho nhỏ, đậm đà văn hóa bản địa đã làm nên nét duyên dáng của nhiều điểm đến. Qua thời gian, những mô hình du lịch kiểu này trở thành một điểm cộng cho mỗi địa danh mà nó hiện diện, được rất nhiều blogger và cẩm nang du lịch “khuyên dùng”.
Quán cà phê của tuổi trẻ lạc lối
Nếu nói Patrick Modiano (Nobel Văn chương 2014) có quán La Condé để ghi dấu thanh xuân, thì ở Đà Lạt hiện nay, nhiều thanh niên coi quán cà phê Vĩ tuyến số 6 là nơi nương náu cho tuổi trẻ lạc lối của mình.
Câu chuyện của quán đặc biệt ngay từ khi bắt đầu. Hai người trẻ tuổi cải tạo Vĩ tuyến từ chuồng heo và chuồng chim bỏ hoang. 80% quán đều sử dụng đồ tái chế lấy từ bãi rác. Dát giường, gỗ kê được sơn, bào lại thành cửa và vách ngăn trang trí. Mái tôn, chậu cây cũ, gạch đá bỏ đi, vỏ chai thủy tinh… được gom nhặt mỗi ngày và tái sử dụng.
Dân xung quanh biết những người trẻ làm quán tái chế còn vụng đổ rác trước cửa. Thế là, qua tay họ, vỏ chăn bông biến thành đèn lồng, sô pha hỏng bọc lại thành ghế nghỉ, chai lọ bát đĩa thành chậu trồng cây… Trong một thời gian ngắn, một không gian tách biệt phố xá, xao xác tiếng thông reo được hình thành. Người “lạc lối” có thể đến đây nghỉ ngơi, ngẫm nghĩ, viết lách, sáng tác…
Chủ quán, một cô gái trẻ, từ chỗ không biết xi măng khác cát như thế nào, qua youtube thế mà học được cách trộn vữa, đổ bêtong, từng bước dựng nên Vĩ tuyến mà cô gọi là “nhà”.
Cô gái này chia sẻ: Thế giới có năm vĩ tuyến chính nên Vĩ Tuyến Số Sáu chỉ là một cái tên vô thực, không đại diện cho vị trí trên quả cầu “từng xanh” hay không đại diện cho cột mốc chia rẽ nào. Chỉ là nơi có khí trời, tán hồng, có đồ ăn thức uống theo mùa, có ghế dài để thư thái.
Huyền Nguyễn (khách của quán) cho biết: Ở Vĩ tuyến số 6 tập hợp đủ các bạn trẻ “bỏ phố lên rừng” từ Bắc tới Nam. Đồ uống chủ yếu là thức uống nhà làm, nhà trồng từ A đến Z. Tiệm mới mở, chẳng PR gì. Ai biết thì đến, hoặc do bạn bè giới thiệu thì mới ghé qua.
Quán nằm khuất nẻo trong rừng thông, không dễ tìm. Thế nhưng, hiện nó đã trở thành một điểm hẹn của Đà Lạt: “đến Đà Lạt mà không qua Vĩ tuyến thì chưa đủ”!
Tua ẩm thực
Video đang HOT
Du Già (một “phượt anh” cực kỳ nổi tiếng trong cộng đồng xê dịch, được coi như một bản đồ sống về Tây Bắc) cho biết: chín phần mười những chuyến đi của anh là theo tiếng gọi của ẩm thực. Cá chỗ nào ngon, rắn bắt được dọc đường chế sao thành món nhậu, rau củ quả kiếm được từ rừng ăn thế nào… là những thứ Du Già thạo nhất, ngoài những cung đường hiểm.
Có lần đang ngồi cà phê, trong mưa bão nghe bạn ở Sông Đà gọi điện mới bắt được ổ cá sông, rủ lên nhậu, Du Già không một giây chần chừ: “hai tiếng sau anh có mặt”!
Mới đây, chef Dương Hải Anh chia sẻ về một dự án cá nhân, đi sưu tầm, phục dựng lại những món ngon của 64 tỉnh thành nhưng đã thất truyền. Giới làm du lịch tranh nhau ủng hộ: “quá tốt, thêm một món ngon là thêm một điểm cộng để người ta tìm đến mỗi một vùng đất. Ẩm thực có thể chiếm đến 30% lý do du lịch của một người, bên cạnh cảnh quan, môi trường và văn hóa”.
Mark Lowerson (người Áo) đã dành 17 năm ở Việt Nam, cùng bạn mình là Văn Công Tú tìm hiểu các hàng quán vỉa hè ở Hà Nội để lập nên tua du lịch ẩm thực đường phố đặc biệt với chi phí: 2 triệu đồng/người cho 3 tiếng, hoặc 3,4 triệu đồng/người cho tua cả ngày bao gồm tham quan chợ. Tua này của Mark nghe nói cung không đủ cầu, đã bước sang năm thứ 12, còn đánh động đến nhiều ông lớn truyền thông trên thế giới như CNN, The Guardian…
Tại Huế, tuor “Cồn Hến” của các bạn trẻ trong nhóm “Welcome Hue” cũng rất được lòng du khách trong và ngoài nước. Nguyễn Tú (trưởng nhóm) cho biết: Trước đây có một số công ty lữ hành có tua ẩm thực Huế nhưng ít khách nên họ bỏ. Đầu tiên bọn mình không có ý định làm tua đâu, chỉ là có bạn bè ở xa đến, nên dẫn đi ăn đi chơi. Dần dà, người này giới thiệu người kia, mới thành tua và hoạt động khá đều.
Ví dụ, khách muốn khám phá ẩm thực Huế, bọn mình sẽ dẫn đến cồn Hến, qua thôn Vỹ Dạ ăn bánh lọc của người Huế xưa làm, hoặc vào những hẻm nhỏ trên đường Lê Lợi ăn chè Huế… Nhiều người ăn xong hỏi: Sao nó khác với món ăn ở nhiều quán thế? Là vì đây là món Huế cổ, chỉ người Huế mới ăn. Tua của chúng mình khá kén khách, nhưng ai đã thích thì rất trung thành, rất nhiều khách mới đều được người quen giới thiệu mà biết”.
Trải nghiệm làm nông dân
Dịch vụ du lịch nông nghiệp vài năm nay phát triển mạnh ở Cao Bằng, bắt đầu từ vùng Phja Oắc – Phja Đén, xã Thành Công, Nguyên Bình, nơi được cho là “Đà Lạt của Cao Bằng”.
“Mỗi tháng, khu nghỉ dưỡng của tôi đón khoảng 300 khách du lịch, đặc biệt, trên 50% du khách đến đây nghỉ dưỡng là khách nước ngoài” – ông Hoàng Mạnh Ngọc, chủ khu nghỉ dưỡng sinh thái Kolia tại xã Thành Công cho biết.
Ông Ngọc cũng là một trong những người đầu tiên xây dựng khu nghỉ dưỡng ở xã Thành Công. Nói về ý tưởng này, ông cười ngượng nghịu: Vùng Phja Oắc – Phja Đén sương mù bao phủ quanh năm, bốn mùa có mây bồng bềnh, đồng thời là vùng vốn nổi tiếng với loại chè xuân, nên tôi nảy sinh ý tưởng xây dựng khu nghỉ dưỡng kết hợp mở các tua cho du khách trải nghiệm cuộc sống sinh hoạt cùng với người dân bản địa về thu hoạch chè, trồng rau. Trong đó, dịch vụ trải nghiệm thu hoạch chè được nhiều du khách chọn lựa nhất.
Học tập ông Ngọc, nhiều hộ trong làng cũng đã mở ra những tua “Một ngày làm nông dân” để cho du khách cùng nông dân khám phá phương thức canh tác của đồng bào các dân tộc thiểu số trên nương, ruộng ngày mùa, cùng nông dân cày ruộng, cùng đi cấy, cùng thu hoạch lúa, chế biến và ăn những thức ăn bản địa. Các tua này hiện đang làm giàu cho nhiều hộ ở Thành Công.
Nhận ra mỏ vàng du lịch có thể phát sinh từ chính những đặc điểm văn hóa riêng biệt, một số hộ dân Cao Bằng đã nhanh chóng bắt nhịp tạo ra những dịch vụ du lịch trải nghiệm có một không hai như: trải nghiệm đập hạt dẻ; trải nghiệm hái hồng không hạt; trải nghiệm du lịch đồi chè; trải nghiệm làm dao, búa tại các làng nghề…
Một cách vô tình, chính những tua du lịch đặc biệt này lại góp phần thúc đẩy nông nghiệp của địa phương phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Chỗ check in sành điệu nhất cao nguyên đá Hà Giang
Nằm dưới chân cột cờ Lũng Cú, chỉ cách biên giới Việt-Trung chưa đầy 1km, quán cà phê mang tên Cực Bắc ở bản Lô Lô Chải (xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) được coi là điểm đến nổi tiếng nhất thôn, trở thành điểm check in “không thể thiếu” của du khách khi đến Lũng Cú.
Người gây dựng cơ sở này là ông Yasushi Ogura, người Nhật. Vì phải lòng vùng cực Bắc Lũng Cú, ông Yasushi đã chọn ngôi nhà cổ của vợ chồng chị Lục Thị Vấn làm địa điểm mở quán. Khắp Hà Giang, người ta không tìm được quán cà phê thứ hai nằm trong nhà trình tường đắp đất, mái phủ ngói âm dương, được bao quanh bằng hàng rào đá tai mèo.
Ông Yasushi tự tay mua sắm đồ đạc, bàn ghế và mời người lên dạy chị Vấn tiếng Anh giao tiếp cơ bản, cách pha chế cà phê, đồ uống. Sau đó, ông giao quyền kinh doanh cho vợ chồng người phụ nữ Lô Lô này.
Ẩm thực Việt được The Guardian xếp vào top đầu ẩm thực đường phố bên cạnh Thái Lan, Trung Quốc…
Quán “Cực Bắc” chỉ có khoảng 4 đến 5 chiếc bàn nhỏ xinh đặt ngoài sân, ngay cạnh quầy bar và đủ cho khoảng trên dưới 10 người ngồi. Tại đây không chỉ có cafe phin, mà còn có thức uống trà xanh matcha của người Nhật và đặc biệt là món rượu ngô trứ danh của vùng đất Hà Giang.
Chị Vấn kể: món rượu này được rất nhiều du khách quốc tế ưa chuộng bởi khi uống rất êm, không gây đau đầu hay háo nước do được chưng cất thủ công từ men lá quý hiếm và nước suối tinh khiết chảy từ đầu nguồn trên núi cao xuống.
Khách ngoại quốc thích thú trải nghiệm Tát gầu sòng
Ngồi trong quán nhâm nhi một tách cà phê hay một bình rượu ngô thơm lừng ở nơi cực Bắc tổ quốc là một trải nghiệm rất đặc biệt. Từ vị trí phía ngoài của cà phê Cực Bắc, phóng tầm mắt ra xa, là có thể nhìn thấy cột cờ Lũng Cũ với quốc kỳ Việt Nam phấp phới trong gió.
ĐẠT NHI
Theo tienphong.vn
"Mắt Rồng"
Dưới chân núi Rồng, thôn Thèn Pả, xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang có 2 hồ nước mà người dân nơi đây gọi là hồ "Mắt Rồng", gắn với truyền thuyết về rồng để lại mắt trên cao nguyên đá Đồng Văn.
Hồ "Mắt Rồng". Ảnh: Thanh Thuận
Hồ "Mắt Rồng" là nguồn nước chính cung cấp cho 86 hộ dân ở làng Lô Lô Chải và gần 100 hộ dân thôn Thèn Pả. Nhờ có 2 hồ nước ngọt này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt phần vất vả.
Điều kỳ diệu là, dù thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở 2 hồ này không bao giờ cạn. Đây là nguồn cung cấp nước tưới tiêu phục vụ mùa màng, đồng thời, góp phần tô điểm cho cảnh sắc nơi địa đầu Tổ quốc.
Thanh Thuận
Theo bienphong.com.vn
Kỳ 2: Đi giữa mùa "đá nở hoa" Những ngày cuối tháng 10, suốt hành trình 185km từ Quản Bạ, Yên Minh sang đến Đồng Văn, Mèo Vạc là những triền hoa tam giác mạch, cúc cam, thun tu, bạc hà... đua nhau khoe sắc. Giữa những mỏm đá lô nhô như thạch trận trải rộng khắp sườn núi, miền biên viễn Hà Giang vào mùa "đá nở hoa". Thời điểm...