Cho cán bộ mượn đất đòi 20 năm vẫn chưa xong (!?)
Nể tình thông gia, người dân cho cán bộ mượn đất. Đến khi đòi, người mượn đất lật lọng không trả. Từ chuyện “làm ơn bị trả oán” hai bên đã xảy ra tranh chấp.
Dãy đất liền kề của Khương, trong đó có căn do bà Én chiếm dụng được UBND huyện Long Phú cho rằng bà Én mua của người khác.
Vụ việc hết sức đơn giản nhưng hơn 20 năm qua các cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa giải quyết dứt điểm…
Mượn đất rồi chiếm luôn…
Ông Trần Văn Khương (SN 1937) ngụ ấp 5, thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng bức xúc: Năm 1984, bà Trần Thị Én, cán bộ Thanh tra Nhà nước huyện Long Phú (nay đã nghỉ hưu) cùng chồng là ông Nguyễn Quốc Cường, cán bộ Văn phòng UBND huyện Long Phú, đến gặp gia đình ông hỏi mượn một nền nhà. Ông Khương không cho. Sau đó, ông Trần Văn Chương, cha của bà Én (là thông gia với ông Khương) đứng ra nói giúp, đảm bảo cho sự mượn đất này, nên ông Khương vui vẻ chấp thuận cho mượn 90m2, thời gian mượn 4 – 5 năm.
Năm 1989, đúng như giao ước, ông Khương đòi lại đất. Lúc này, vợ chồng bà Én “trở mặt” không trả. Không những thế, bà Én còn “lật lọng” nại ra rằng, gia đình bà đã mua bán với ông Khương vào năm 1981 với giá 01 triệu đồng(!!?).
Video đang HOT
Trớ trêu thay, cái gọi là Giấy tờ sang bán này chỉ có có xác nhận của cán bộ thanh tra huyện Long Phú, nói chính xác hơn là đồng nghiệp của bà Én. Quái lạ hơn, khi xác minh, chúng tôi càng thêm ngỡ ngàng, vì so với thời giá năm 1981, 01 triệu đồng có thể mua được 3.000 lượng vàng, trong khi đó vào thời điểm nói trên, giá thị trường của thửa đất này chưa tới 3 lượng vàng. Quá bức xúc, chuyện từ cho mượn thành bán đất, ông Khương làm đơn gửi đến các cấp chính quyền nhờ phân định ” trắng đen” để đem lại sự công bằng cho gia đình và bản thân.
Sau nhiều lần xác minh, năm 2003, UBND huyện Long Phú ban hành một loạt các quyết định số 78, 378, 2238 với nội dung thừa nhận phần đất mà bà Én đang ở là của ông Khương, buộc bà Én phải dỡ nhà, trả lại đất cho ông Khương. Những tưởng câu chuyện sẽ kết thúc có hậu: tài vật sẽ trở về “chính chủ”. Bà Én lại liên tục khiếu nại các quyết định trên vì cho rằng mình là cán bộ Nhà nước không chiếm đoạt đất của ai cả; rằng ông Khương đã sang bán đất cho vợ chồng mình.
Không biết do lời lẽ của một cán bộ Thanh tra quá thuyết phục hay vì lý do nào đó (?). Ngày 7/3/2005, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã ban hành Quyết định số 31 hủy một loạt các quyết định 78, 378, 2.238 của UBND huyện Long Phú, đồng thời công nhận phần đất mà ông Khương đòi lại từ bà Én là của bà Én. Cũng trong quyết định này, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Theo hồ sơ lưu trữ tại Sở TNMT, phần đất của ông Khương không nằm tại nơi đang tranh chấp với bà Én và chưa thể khẳng định nó nằm tại vị trí nào. Thậm chí nội dung quyết định này còn cho rằng ông Khương đang chiếm đất trái phép của Nhà nước. Thế là từ chỗ được huyện công nhận là chính chủ, ông Khương không chỉ bị mất đất mà còn bị quy vào tội chiếm trái phép đất công!? Có được quyết định, bà Én nhanh chóng làm thủ tục cấp “sổ đỏ”.
Ông Khương bên nền nhà bà Én chiếm dụng cất nhà được dỡ bỏ
…Cần giải quyết đúng sự thật!
Bức xúc trước quyết định “tréo cẳng ngỗng”của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, phần vì tuổi cao, sức yếu, ông Khương ngã bệnh phải nhập viện điều trị nhiều ngày. Cho rằng mình bị oan nên ngay sau khi lành bệnh, ông Khương đã gởi đơn khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng. Trước sự khiếu nại gay gắt của ông Khương và sự bất bình của dư luận, UBND tỉnh Sóc Trăng cho thành lập đoàn phúc tra. Ngày 20/2/2009, UBND tỉnh Sóc Trăng ban hành Quyết định số 10 với nội dung “Thu hồi Quyết định số 31 ngày 07.3.2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng; công nhận Quyết định 378 ngày 8/4/2003 của UBND huyện Long Phú về việc giải quyết tranh chấp đất thổ cư giữa ông Trần Văn Khương với bà Trần Thị Én”.
Tuy nhiên, theo ông Khương nội dung quyết định nói trên chưa thể hiện đầy đủ sự thật. Theo ông Khương, Quyết định số 378 ngày 08.4.2003 của UBND huyện Long Phú đã “bớt xén” một phần đất của ông cho bà Én mượn. Bởi theo quyết định của UBND huyện Long Phú thì “Diện tích đất ông Khương cho bà Én mượn phía trước giáp lộ có chiều ngang 4,78m, chiều dài 14,5m (tính từ tim lộ trở vào; còn phần phía sau ngang 5m, dài 10m là của bà Én mua của bà Mã Thị Bê (cùng ngụ tại ấp 5, thị trấn Long Phú) vào ngày 3/3/1992 và được UBND thị trấn Long Phú xác nhận ngày 4/5/1996″.
Theo ông Khương, cách giải quyết này đã cắt mất của ông 50m2 đất. Để minh chứng sự đúng đắn của mình, ông Khương trưng bày và cung cấp cho PV nhiều giấy tờ có liên quan chứng minh toàn bộ diện tích đất đó là của gia đình mình. Ông Khương nhấn mạnh: “Đất này nguyên trạng từ thời chế độ cũ đến nay. Vì vậy việc UBND huyện Long Phú và UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng bà Én mua đất của bà Bê năm 1992 và được chính quyền xác nhận năm 1996 là không thuyết phục”.
Ông Khương lý giải: Về pháp lý, từ năm 1989, gia đình tôi đã liên tiếp khiếu nại ra chính quyền yêu cầu bà Én trả lại toàn bộ phần đất đã mượn. Như vậy, diện tích đất này đang tranh chấp. Theo Luật Đất đai năm 1987, việc mua, bán đất đai bất hợp pháp đều bị nghiêm cấm. Thế nhưng, 4 năm sau, chính quyền địa phương lại xác nhận cho việc mua bán đất đang tranh chấp trên rõ ràng là không ổn. Cho nên, chính quyền vịn vào chứng cứ này để bác đơn đơn tôi và cấp “sổ đỏ” cho bà Én là không thấu tình đạt lý.
Thực tế đã phơi bày sự thật không thể chối cãi. Bởi cái gọi là phần mà bà Én mua của bà Bê, thực chất là phần đất lại nằm lọt thỏm giữa dãy đất gồm nhiều nền nhà mà ông Khương đã phân chia cho các người con trong gia đình. Đến đây không cần bình luận, người bình thường cũng dễ dàng nhận ra “chân tướng thật” đàng sau nội dung xác nhận của địa phương cho rằng bà Én mua đất của bà Bê. Bởi nó không chỉ thiếu thuyết phục về mặt pháp lý mà còn vô lý về mặt thực địa.
Thậm chí, khi chúng tôi tìm về cù Lao Dung, nơi ông Trần Văn Chương (cha ruột bà Én) đang sinh sống để tìm hiểu thì cũng được chính miệng ông Chương thừa nhận phần đất đó ông đã trực tiếp gặp ông Khương để mượn cho vợ chồng bà Én ở tạm. Thế nhưng trong các lần trao đổi với chúng tôi, chính quyền địa phương ở Long Phú luôn cho rằng diện tích đất 50m2 đó của bà Én đã được cấp sổ đỏ, thế nhưng khi chúng tôi đề nghị được cung cấp hồ sơ chứng minh thì lần nào cũng bị từ chối…mà không nói rõ lý do.
Trong khi đó các cấp thẩm quyền thì tìm cách đùn đẩy, đá bóng trách nhiệm với ông Khương. Do không đồng ý với cách giải quyết này, ông Khương tiếp tục làm đơn khiếu nại lên các cấp chính quyền. Tuy nhiên UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng đây là quyết định cuối cùng nên không tiếp tục xem xét và hướng dẫn ông Khương khiếu nại lên các cấp cao hơn. Thế nhưng khi ông Khương gởi đơn lên Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên- Môi trường, thì nơi đây lại phản hồi rằng, vấn đề này thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND tỉnh Sóc Trăng.
Vậy là sau hơn 20 năm vác đơn đi khiếu nại, đòi lại phần đất mà mình cho mượn, chẳng những không được nhận lại đất, mà gia đình ông Khương còn rơi vào trạng thái mất phương hướng. Cầm những văn bản tréo ngoe này, ông Khương lắc đầu ngao ngán “Thật tình tôi không biết khiếu nại ở cấp nào bây giờ. Chuyện rành rành ra đó, ai cũng biết, nhưng không hiểu sao người ta khó giải quyết cho tôi đến vậy! Tôi năm nay đã gần 80 tuổi rồi, lại thêm bệnh tật, sức khỏe ngày càng yếu đi, không biết với cách giải quyết chồng chéo, đùn đẩy như kiểu này, tôi có còn sống để tận mắt thấy công bằng của luật pháp?!”
Theo xahoi
Điều tra vụ cán bộ HTX lập khống hồ sơ đất
Ngày 18.1, nguồn tin của Thanh Niên Onlinecho hay, qua công tác nắm tình hình, Công an TP.Đông Hà (Quảng Trị) đang tiến hành điều tra vụ việc cán bộ HTX Lai Phước (P.Đông Lương) lập hồ sơ khống đất đai để nhận tiền đền bù, bước đầu có phát hiện sai phạm.
Được biết, trước đây hàng ngàn mét vuông đất sản xuất nông nghiệp thuộc sở hữu của Nhà nước tại khu vực Bàu Sen được giao cho HTX Lai Phước quản lý.
Đến năm 2011, do có quy hoạch khu tái định cư đường Hùng Vương giáp cầu Vĩnh Phước nên toàn bộ số đất này được thu hồi, các xã viên của HTX này không được tiếp tục sản xuất trên các diện tích đã thu.
Tuy nhiên, HTX Lai Phước do ông Võ Văn Tú làm chủ nhiệm đã lập 30 hồ sơ trình lên các cấp để nhận số tiền đền bù (đợt 1) lên hơn 2 tỉ đồng. Thậm chí trong danh sách các xã viên được nhận tiền đền bù còn có các hộ vạn chài, chưa từng sản xuất nông nghiệp tại khu vực này.
Sau khi cơ quan điều tra vào cuộc, nhiều hộ dân đã chủ động đến nộp lại số tiền đền bù nhận sai quy định. Cũng theo nguồn tin này, UBND TP.Đông Hà đã thành lập đoàn thanh tra để sớm làm rõ vụ việc.
Theo TNO
Đại biểu chất vấn về 43 tỉ đồng tiền dự án bị chiếm dụng Tại phiên chất vấn kỳ họp HĐND tỉnh Quảng Ngãi ngày 6/12, các đại biểu bức xúc và chất vấn về việc chủ đầu tư cho ứng vốn trước, kê khống khối lượng thi công, chiếm dụng gần 43 tỉ đồng thuộc 11 dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Ông Trần Văn Nhân trả lời chất vấn Mở đầu...