Chợ cá nhộn nhịp nhất Quảng Nam
Hơn 15 năm qua chợ cá Tam Tiến vẫn tấp nập thuyền bè ra vào sáng sớm, buôn bán đủ loại tôm cá, cua, ghẹ tươi ngon.
Hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá tập kết ven biển Tam Tiến, chở cá tôm về bờ lúc rạng sáng. Ngư dân cho biết cách đây hơn 15 năm, Tam Tiến đơn thuần là nơi tàu thuyền cập bến. Về sau, khi số lượng tàu đánh cá tăng lên, thương lái cũng tập trung nhiều hơn tạo nên khu chợ sầm uất như hiện nay.
Ngoài thuyền máy, thuyền thúng là phương tiện hiệu quả để chuyển các thùng cá vào bờ.
Khoảng 4h sáng, biển trời vẫn còn đen thăm thẳm, chợ đã bắt đầu nhộn nhịp. Vụ cá nam ở Tam Tiến kéo dài từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 9, nhưng với ngư dân, vụ cá này tới khi có gió Tây Nam thổi về và kết thúc vào gió bấc.
Chợ cá trên bãi biển Tam Tiến thuộc huyện Núi Thành cách TP Tam Kỳ khoảng 15 km. Chợ chỉ họp mùa hè (vào vụ cá nam) và là nơi bán hải sản đầu mối lớn nhất của tỉnh Quảng Nam.
Từ trung tâm thành phố Tam Kỳ, du khách đi xe theo đường DT614 hướng ra biển Tam Thanh gặp một ngã ba. Từ đây, đi thêm khoảng 6 -7 km về phía tay phải là đến nơi.
Hải sản ở chợ đa dạng, hầu như loại nào cũng có, từ cá phèn, cá chim, cá đối, cá cơm, cá ngừ cho tới cá hố, cá nục và các loại tôm, cua, ghẹ.
“Khung cảnh lao động hăng say của mọi người ở đây là cảm hứng cho tôi sáng tác”, anh Trần Minh Trí (1989), nhiếp ảnh gia quê Quảng Nam, cho biết.
Những thùng cá cơm được bán cho thương lái và đem đi phơi. Ngư dân cho biết cá cơm, cá nục thường được khai thác bằng mành mùng (lưới vây rút trũ), nhiều hôm trúng đậm 1-2 tấn cá.
Xịa mực cơm tươi rói hấp dẫn du khách. Mực cơm còn gọi là mực sữa, dài khoảng 5-12 cm, bên trong chứa đầy trứng. Mực cơm được đánh giá là đặc sản giàu dinh dưỡng của vùng biển miền Trung.
Giá bán hải sản tại chợ khác nhau tùy loại lớn nhỏ, như cá chim 120.000 – 140.000 đồng/kg, cá nục 50.000 -70.000 đồng/kg hay mực cơm 100.000-140.000 đồng/kg. Vào dịp lễ, giá bán sẽ cao hơn ngày thường.
Nhiều người dân tại đây đầu tư các lò hấp cá, cơ sở phơi cá với quy mô lớn nên các loại hải sản như cá nục, cá cơm, mực được tiêu thụ nhanh chóng.
Ngoài thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam còn những tháp Chăm tuyệt đẹp nào?
Nói đến di tích Chăm ở Quảng Nam, hầu hết mọi người sẽ nghĩ đến thánh địa Mỹ Sơn. Nhưng không phải ai cũng biết rằng ngoài di sản thế giới này, vùng đất Quảng Nam còn nhiều tòa tháp Chăm khác không kém phần đặc sắc.
1. Nằm trên địa phận xã Điện An, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, cách đô thị cổ Hội An khoảng 14 km, tháp Bằng An là một trong những tháp Chăm cổ còn sót lại ở tỉnh Quảng Nam.
Có từ thế kỷ 12, tháp được xây dựng theo hình bát giác, mỗi cạnh rộng 4 mét, cao 21,5 mét. Về tổng thể, tháp mang hình một linga (sinh thực khí nam) thẳng đứng. Đây cũng là ngôi tháp Chăm duy nhất có hình bát giác được ghi nhận.
Vào đầu thế kỷ 20, nhà nghiên cứu người Pháp H. Parmentier đã có nhận xét rằng tháp Bằng An là một trong những tòa tháp có dáng vẻ kỳ lạ nhất trong lịch sử kiến trúc cổ Chăm Pa.
2. Tháp Chiên Đàn là một cụm tháp Chăm cổ nằm ở xã Tam An, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 đến đầu thế kỷ 11.
Nơi đây có ba ngôi tháp khá lớn, đều thuộc loại tháp Chăm truyền thống: Tháp vuông có các tầng mái, rất giống nhau về hình dáng, cấu trúc, trang trí. Tuy nhiên chỉ còn tháp trung tâm là nguyên vẹn với phần thân và chóp mái, hai ngôi tháp còn lại đã mất hoàn toàn các tầng phía trên.
Tuy kiến trúc không còn nguyên vẹn, nhưng tháp Chiên Đàn là một trong số ít tháp Chăm còn lưu giữ lại được những tác phẩm điêu khắc bằng đá rất sinh động.
Dựa vào các yếu tố kiến trúc và điêu khắc trên, các nhà nghiên cứu đã xếp tháp Chiên Đàn vào nhóm tháp thuộc phong cách chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định.
3. Tháp Khương Mỹ là một cụm đền tháp Champa nằm ở địa phận xã Tam Xuân 1, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tháp có niên đại vào cuối thế kỷ thứ 9, đầu thế kỷ thứ 10, gồm ba tòa tháp xếp thành hàng ngang theo trục Bắc - Nam.
Đây là kiểu tháp Champa truyền thống với mặt bằng gần vuông, cửa ra vào ở hướng đông, mái tháp gồm 3 tầng, tầng trên là hình ảnh thu nhỏ của tầng dưới, trên cùng có chóp tháp bằng sa thạch. Mỗi tháp có một cửa ra vào và 5 cửa giả.
Nét đặc sắc nhất của tháp Khương Mỹ là những họa tiết trang trí rất phong phú và cầu kỳ trên thân tháp. Ngoài ra tại tòa tháp này, các nhà khai quật cũng tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc đặc sắc.
Các tác phẩm điêu khắc ở tháp thể hiện được sự chuyển tiếp từ những nét mạnh mẽ, dữ dội của phong cách Đồng Dương sang những nét nhẹ nhàng, trang nhã của phong cách Trà Kiệu. Do đó các nhà nghiên cứu đã xếp các cụm tháp này vào phong cách riêng theo tên tòa tháp: Phong cách Khương Mỹ.
Mời quý độc giả xem video: Dấu thương xứ Huế. Nguồn: VTV Travel.
5 ảnh Việt Nam đạt giải ảnh chụp trên cao Ruộng bậc thang Mù Cang Chải, cảnh bắt cá cơm Phú Yên hay đồng cỏ ở Quảng Nam là những hình ảnh xuất sắc nhất. Cuộc thi ảnh Aerial Photography Awards (APA) thu hút các nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới gửi tác phẩm tốt nhất của họ tới dự thi. Họ có thể dùng mọi cách để chụp ảnh...