Cho bún vào miệng nhai, nếu không thấy điều này tức là bạn đang “ngậm” hóa chất độc hại, nhiều hàn the
Bún không chứa hàn the, hóa chất, sợi bún hơi nát, dễ đứt gãy và nhai rất mềm, hơi dính. Bún chứa hàn the, sợi bún dai giòn hơn, khó đứt gãy.
Bún là loại thực phẩm truyền thống và được sử dụng thường xuyên trong các gia đình và nhiều nhà hàng. Tuy nhiên, cách nhận biết bún độc hại, chứa hóa chất gây ung thư thì không phải ai cũng biết. Lâu nay để tăng độ bóng, độ dai cho bún, người sản xuất thường dùng chất huỳnh quang (Tinopal), hàn the và chất tẩy bột trắng sunfit. Theo các chuyên gia, Tinopan là một hóa chất dùng trong công nghiệp để tẩy rửa làm trắng giấy, vải sợi… tuyệt đối không được dùng trong thực phẩm.
Hóa chất này có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tác động đến quá trình sinh tổng hợp các chất dinh dưỡng trong tế bào, đặc biệt là tổng hợp protein. Điều này dẫn đến nhiều rối loạn trong quá trình được hấp thu vào trong cơ thể, gây tổn thương ống tiêu hóa, gan và thận…
Để nhận biết được bún có bị dùng hàn the hay không, theo bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng Hoàng Thị Thúy Hà – Viện Dinh dưỡng Lâm sàng cho biết “Bằng cảm quan, người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận biết được bún sạch và bún có chứa hàn the, chất tẩy rửa”.
Tức là,người tiêu dùng có thể dựa vào màu sắc, hương vị và độ bền của sợi bún để nhận biết bún sạch, bún chứa hóa chất. Cụ thể:
Độ bền của bún
- Những sợi bún sạch sẽ hơi nát, dễ đứt gãy.
Video đang HOT
- Còn bún độc hại chứa hàn the và hóa chất sẽ dai, khó đứt gãy.
- Bún sạch có màu trắng đục hoặc tối màu. Ngoài ra, chạm tay vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn.
- Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại có màu trắng trong, sáng và sợi bún bóng, mẩy.
- Mùi của bún sạch mang vị chua hoàn toàn tự nhiên của gạo ngâm, không quá nặng mùi và khi ăn sẽ nồng lên hương thơm của bột gạo. Bún sạch để trong thời gian dài hoặc qua ngày sẽ dễ gây chua và ôi thiu.
- Bún chứa hàn the, hóa chất độc hại chạm vào không có cảm giác nhuyễn, dính của bột gạo. Khi cho bún vào miệng nhai, bún nhiễm hóa chất sẽ không hề kích thích tuyến nước bọt tiết ra mùi vị.
“Nhai bún nhiễm hóa chất trong miệng không hề kích thích tuyến bọt tiết ra mùi vị. Khi đưa ra ánh sáng mặt trời, sợi bún thường trắng óng ánh. Thậm chí, bún để cả ngày với nhiệt độ cao vẫn không hề có mùi chua, thiu. Những sợi bún đó, sẽ chuyển sang màu xanh và khô cứng”, bác sĩ Thúy Hà nói.
Lời khuyên:
khuyên các bạn nếu có mua bún tươi thì cần lựa chọn những địa chỉ mua hàng uy tín, đáng tin cậy. Nếu như không dùng ngay, bạn có thể bảo quản ở những nơi thoáng mát, tránh những nơi có nhiệt độ cao, ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Còn nếu bạn sử dụng bún khô thì cần kiểm tra kĩ nguồn gốc, nhãn hiệu và hơn nữa trên bao bì cần ghi rõ hạn sử dụng, nhà sản xuất, địa chỉ cụ thể…
Bún là món ăn sáng tuyệt vời nhưng 5 nhóm người sau chớ dại động đũa
Bún là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Tuy nhiên đây không phải là thực phẩm thích hợp với tất cả mọi người.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn bún
Bún không phải là thực phẩm độc hại. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất người làm bún có thể cho thêm hàn thế, chất tẩy trắng vào bún. Các chất này cực kỳ nguy hiểm đối với sức khỏe. Nó có thể gây ra ngộ độc tiêu hóa đối với người ăn.
Không những thế, các chất độc này có thể gây nguy hiểm cho thai nhi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé, gây ra những bất thường về gen, tạo ra dị tật bẩm sinh.
Trẻ nhỏ không nên ăn bún
Cha mẹ thường cho con ăn bún vì đây là món dễ ăn, ăn nhanh. Tuy nhiên như đã nói ở trê, bún có thể chứa hóa chất do quá trình chế biến. Nếu trẻ nhỏ ăn quá thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Mẹ không nên cho các bé ăn bún quá sớm và hạn chế món ăn này đối với trẻ.
Người bị đau dạ dày, đại tràng không nên ăn bún
Những người bị bệnh đường tiêu hóa không nên ăn bún. Nguyên nhân là do bún làm từ gạo ngâm với nước trong một thời gian dài. Khi đó, quá trình lên men tinh bột sẽ xảy ra. Người bị bệnh đường tiêu hóa ăn bún dễ gặp tình trạng đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, hại dạ dày.
Người bị ốm, sốt không nên ăn bún
Những người bị ốm sốt nên tránh ăn bún vì nó có thể gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu, đi ngoài.
Trong khi đang ốm, sốt, tốt nhất nên ăn các món nhẹ, dạng lỏng như cháo, súp.
Phụ nữ sau sinh nên hạn chế ăn bún
Các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ sau sinh ăn bún. Nguyên nhân là do bún được tạo ra từ gạo ngâm nở chua và có thể kèm một số hóa chất đi kèm có thể làm ảnh hưởng đến tiêu hóa của mẹ và bé.
Những món bún ngon không nên bỏ qua khi đến Sài Gòn Sài Gòn nổi tiếng với thiên đường ẩm thực có rất nhiều món ăn khiến du khách phải thương nhớ, bún là một trong số đó. Là nơi hội tụ của nhiều dân tộc, vùng miền khác nhau nên ẩm thực Sài Gòn (TP Hồ Chí Minh) đa dạng hơn nhiều tỉnh thành khác trong cả nước. Chỉ tính riêng món bún đã...