Chớ bỏ lỡ cơ hội
Trong cuộc hội thảo “Cơ hội kinh doanh cuối năm cho doanh nghiệp” vừa diễn ra, các chuyên gia kinh tế cũng như một số đại diện giới doanh nghiệp cho rằng, trong khó khăn vẫn có cơ hội. Bên cạnh những khó khăn, thách thức, doanh nghiệp có thể nắm bắt cơ hội để tái cơ cấu, lành mạnh hóa tài chính, sản xuất kinh doanh. Dự đoán, năm 2013, tăng trưởng GDP khoảng 5,5%, CPI vào khoảng 6-7% là tiền đề quan trọng để nền kinh tế phục hồi từ cuối năm nay nhờ tín dụng tăng mạnh cho khu vực tiêu dùng.
Theo nhận định của Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế ứng dụng, từ nay đến cuối năm, xuất khẩu hàng hóa cơ bản tiếp tục hưởng lợi vì thị trường vẫn ổn định cộng với lãi suất thấp, thanh khoản không thiếu sẽ “tiếp sức” cho sản xuất. Mỗi doanh nghiệp cần đặt ra cho mình câu hỏi: Đã kiểm soát được khả năng tài chính của mình hay vẫn còn lệ thuộc vào nó? Làm gì để quản lý tốt dòng tiền? Tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội XIII vừa qua, nhiều đại biểu Quốc hội đã tỏ ra sốt ruột về tiến trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, “xương sống” của cả nền kinh tế. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch-Đầu tư cũng thừa nhận tiến độ tái cơ cấu còn quá chậm dù đã “rất khẩn trương”. Tính từ đầu năm đến nay, đã có 17/21 tập đoàn, tổng công ty được Chính phủ phê duyệt đề án tái cấu trúc.
Tuy vậy, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá sự chuyển động như vậy chỉ diễn ra ở từng doanh nghiệp, chủ yếu tập trung vào ngành nghề sản xuất kinh doanh chính, chuyển giao nội bộ giữa các doanh nghiệp Nhà nước, chưa có tiêu chí phân loại theo nhóm để có giải pháp tái cấu trúc. Vì vậy, chưa tạo ra động lực và áp lực buộc các doanh nghiệp phải “thay máu”, nâng cao trình độ quản trị, tính cạnh tranh.
Video đang HOT
Thẳng thắn nhìn nhận với con mắt khắt khe, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, một số công việc đã và đang làm liên quan tới tái cấu trúc, thực ra chỉ là xử lý phần “ngọn”, chứ không phải vấn đề “gốc” với cách làm vẫn là “Nhà nước dẫn dắt”, vì lợi ích của một nhóm doanh nghiệp chứ không phải vì cả nền kinh tế. Đặc biệt, nhiều động thái vẫn thiên về hành chính, chưa tạo ra động lực mới, chưa thấy sự “hy sinh, đánh đổi” cũng như chưa thấy trách nhiệm giải trình buộc những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ phải “trả giá” cho yếu kém, sau lầm của mình.
Khẳng định trong bối cảnh kinh tế đang “ấm” dần lên tuy chưa hết khó khăn, một số nhà hoạch định chính sách và chuyên gia kinh tế cho rằng, đây là cơ hội không thể bỏ lỡ để đẩy nhanh, đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước. Trong khó khăn vẫn “ló” cơ hội, nếu không tận dụng sẽ kéo dài tình trạng trì trệ của doanh nghiệp và cả nền kinh tế.
Đan Thanh
Theo ANTD
Cần phối hợp nhịp nhàng
Bản đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam của Quỹ Tiền tệ quốc tế dành những lời nhận xét tích cực về nỗ lực ổn định kinh tế vĩ mô. Các cơ quan chức năng của Chính phủ đã tiến bộ đáng kể trong ổn định thị trường tài chính khi Ngân hàng Nhà nước cung ứng thanh khoản và hợp nhất một số ngân hàng nhỏ, yếu kém. Thanh khoản hệ thống ngân hàng đã bớt căng thẳng. Tuy nhiên khu vực tài chính và doanh nghiệp Nhà nước vẫn tiềm ẩn rủi ro, cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Để tạo bước đột phá trong điều hành, Bộ KH-ĐT vừa được Chính phủ phê duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Mục tiêu kỳ vọng của Đề án là đảm bảo sự quản lý và điều hành chủ động, linh hoạt ứng phó kịp thời, hiệu quả trước những diễn biến kinh tế trong và ngoài nước. Bản thân Bộ trưởng KH-ĐT cũng lên tiếng nhiều lần về tình trạng chồng chéo, thậm chí "vênh" nhau, "đá" nhau giữa các bộ, ngành trong phối hợp quản lý, điều hành, đến mức ông đã phải thốt lên: "Để như thế thì chết!".
Chẳng hạn như việc điều hành giá cả thị trường năm 2012 vẫn còn "dây dưa" sang năm nay. Cơ quan điều hành giá cả phải đứng trên tầm bao quát tổng thể và phải xem xét toàn cảnh nền kinh tế. Cơ quan quản lý vĩ mô phải nhìn thấy trước các kịch bản lạm phát có khả năng xảy ra để chủ động can thiệp sớm. Có làm được như vậy thì Chính phủ mới có thể chủ động trong điều tiết chỉ số CPI. Đó chính là vai trò điều tiết của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, mới thể hiện được sự chỉ đạo quyết liệt từ trên xuống dưới, từ Trung ương đến địa phương. Không thể như xăng dầu, "xin" được tăng giá, nói được là được tăng, giá điện nghe thuyết trình thấy được là cho tăng ngay mà không "đong đếm" ảnh hưởng và tác động tới toàn bộ nền kinh tế cũng như xã hội. Sự trục trặc trong phối hợp điều hành, quản lý kinh tế vĩ mô giữa các bộ, ngành cũng là nỗi bức xúc của nhiều đại biểu Quốc hội. Một số ủy viên Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đã từng nhận định rằng, chúng ta chưa đánh giá và kiểm soát được tình hình một cách chặt chẽ và kịp thời. Phải thừa nhận là một số chính sách, giải pháp còn mang tính nửa vời, hay thay đổi, thiếu sự phối hợp thống nhất, đồng bộ và nhịp nhàng.
Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô vừa được Chính phủ phê duyệt đã có hiệu lực, đi ngay vào cuộc sống. Điều này cho thấy không thể kéo dài tình trạng hình thức trong công tác phối hợp quản lý và điều hành. Trách nhiệm và quyền hạn của các bộ, ngành, của người đứng đầu sẽ được quy định chặt chẽ, sát sao hơn. Điều hành kinh tế vĩ mô được ví như chèo lái một con tàu lớn phải có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn ý mới có thể vượt qua sóng gió.
Đan Thanh
Theo ANTD
Đảm bảo an ninh cho quá trình hợp tác quốc tế Sáng 25-7, tại Hà Nội, Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã tiếp và làm việc với đoàn đại biểu Ủy ban kinh tế Nhật - Việt, thuộc Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản. Cùng dự có ngài Yasuaki Tanizaki - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt...