Chợ bị phá đột ngột, gần 100 tiểu thương hoang mang
Sau hơn 17 năm kinh doanh, buôn bán ổn định, gần 100 tiểu thương ở chợ Nhà Đỉn, phường Hưng Dũng (TP Vinh, Nghệ An) bỗng hoang mang trước thông tin chợ sẽ bị xóa bỏ.
“Chợ tạm” hoạt động… 17 năm?
Trong đơn gửi tới báo Dân trí và các cơ quan chức năng tỉnh Nghệ An, các hộ kinh doanh tại chợ Nhà Đỉn phản ánh: Ngày 14/3/2013, UBND phường Hưng Dũng thông báo cho các hộ kinh doanh ở chợ Nhà Đỉn chấm dứt hợp đồng đến ngày 31/3/2013, giải quyết hàng hóa, bàn giao quầy để UBND TP Vinh giải phóng mặt bằng, thực hiện quy hoạch tại phường Hưng Dũng.
Thời điểm từ lúc nhận được thông báo đến khi kết thúc hợp đồng chỉ có 17 ngày, khiến các tiểu thương hoang mang, lo lắng. Các hộ kinh doanh cho rằng, việc chợ bị xóa bỏ đột ngột trong khi chưa có chợ mới sẽ đẩy họ vào thế khó.
Theo tìm hiểu, năm 1989, một số hộ dân ở phường Hưng Dũng không có đất ở đã làm đơn xin cấp một mảnh đất nhỏ bên đường để ở tạm và kinh doanh. Đến năm 1996, các hộ dân này được UBND phường Hưng Dũng đồng ý cho đăng ký kinh doanh tại khu vực chợ Nhà Đỉn. Từ đó đến nay chợ hoạt động ổn định với gần 100 tiểu thương tham gia buôn bán.
Tuy nhiên, ngày 11/3/2013, UBND TP Vinh có công văn số 848/UBND-PTQĐ gửi UBND phường Hưng Dũng và Trung tâm phát triển Quỹ đất thành phố, thanh lý, chấm dứt hợp đồng đối với các hộ gia đình, cá nhân thuê mặt bằng, ki-ốt kinh doanh kể từ ngày 30/3/2013.
Video đang HOT
Buổi tiếp dân (chiều ngày 22/3) tại trụ sở UBND TP Vinh, ông Thái Thanh Hà – Chánh văn phòng UBND, HĐND TP Vinh – cho biết: “Thành phố khẳng định đó không phải là chợ! Hiện nay, thành phố Vinh đang thực hiện việc quy hoạch cơ sở hạ tầng, trong đó chợ Nhà Đỉn không được đưa vào hệ thống đầu tư mà phải xóa bỏ”.
Được biết, ngày 7/2/2013, Sở Xây dựng Nghệ An có tờ trình số 202/SXD-QHKT gửi UBND tỉnh Nghệ An về việc khảo sát lựa chọn địa điểm xây dựng trụ sở làm việc và cửa hàng giới thiệu, bán sản phẩm đồ Da của Công ty Cổ phần Da Vinh tại khu vực chợ Nhà Đỉn. Theo đó, sau khi xem xét đề nghị của UBND phường Hưng Dũng và UBND TP Vinh, khu đất chợ Nhà Đỉn hiện tại sẽ tiến hành giải phóng mặt bằng để triển khai dự án.
Tiểu thương lo mất đất làm ăn
Gần 2 tuần sau khi nhận thông báo chấm dứt hoạt động kinh doanh ở chợ Nhà Đỉn, các tiểu thương đứng ngồi không yên bởi thời hạn thanh lý hợp đồng đến gần trong khi chưa có địa điểm mới để buôn bán. Nhiều người đã đóng quầy để đi tìm nơi buôn bán mới.
Đa số các tiểu thương ở đây đều là phụ nữ, trong đó nhiều người là trụ cột gánh vác gia đình. Như chị Nguyễn Thị Liên bán rau, củ quả, vừa nuôi 2 con nhỏ, vừa chăm chồng chạy thận thường xuyên.
Chị Nguyễn Thị Tùng lo lắng khi chợ bị xóa sẽ không có địa điểm mới để buôn bán tiếp
“Mỗi buổi chợ lời lãi cũng được bảy tám chục. Tiền đó cũng chẳng thấm vào đâu vì riêng tiền thuốc thang, tiền lọc máu của chồng cũng đã hơn 4 triệu/tháng rồi. Giờ mà xóa chợ đi, không có chỗ bán hàng nữa thì cả nhà tôi biết sống làm sao?”, chị Liên chia sẻ.
Hay chị Nguyễn Thị Hoa chồng mất, một mình nuôi 2 con và mẹ già. Chị Hải bán tạp hóa cũng lo lắng: “Tôi và mọi người buôn bán ổn định ở đây đã 15 năm. Bây giờ nếu xóa chợ thì chắc chúng tôi ra đứng ở ngoài vỉa hè mà bán hàng thôi”.
Vị trí chợ Nhà Đỉn hiện tại được coi là khu đất “vàng”
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Ngọc Khánh – Phó Chủ tịch UBND phường Hưng Dũng – cho biết, việc xóa chợ tạm Nhà Đỉn để thực hiện dự án của Công ty Cổ phần Da Vinh là theo quy hoạch mới của thành phố. Các hộ kinh doanh ở đây ký hợp đồng 1 năm, đến 31/3/2013 là hết thời hạn nên phường chấm dứt hợp đồng.
Cũng theo ông Khánh, vị trí bố trí sản xuất kinh doanh của các hộ tiểu thương này đã được UBND TP Vinh có phương án đưa vào hoạt động tại chợ mới Trường Thi.
Theo Dantri
Mẹ và nước non
Có nơi nào như đất nước tôi, sức mạnh VN bật lên từ những bà mẹ nuốt nước mắt vào trong để tiễn con lên đường đánh giặc. Một trong những bà mẹ ấy là Bà mẹ VN anh hùng Nguyễn Thị Liến, ở Cao Bằng.
Ở tuổi 94, tai mẹ Liến nghe rất kém. Nhưng chúng tôi rất ấn tượng trước vẻ đẹp đường bệ, chỉn chu của mẹ. Chiếc áo dài, vành khăn vấn của mẹ lưu giữ một nề nếp lễ giáo gia phong. Mẹ vui và cảm động khi biết chúng tôi từ TP.HCM ra tận Cao Bằng tìm gặp mẹ, làm phim về mẹ...
Chuyện kể của người con dâu
Cuộc đời bù đắp cho mẹ Nguyễn Thị Liến người con dâu hiếu thảo và đàn cháu ngoan. Đó là chị Nguyễn Thị Ương, năm nay 72 tuổi - nguyên hiệu trưởng Trường tiểu học Khâu Đồn, huyện Hòa An, đã nghỉ hưu. Chị Ương kể:
"Mẹ chồng tôi sinh được hai con. Con đầu mất, chỉ còn lại anh Xuân. Trước khi nhập ngũ, anh Xuân là hiệu trưởng Trường tiểu học Khâu Đồn. Chồng tôi rất tự hào vì đã được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Cha chồng tôi là một chiến sĩ tình báo, tham gia cách mạng trước năm 1945, khi anh ấy chưa chào đời. Ông nhận một công tác đặc biệt, từ Cao Bằng, vùng biên giới Đông Bắc, cứ đi ngược về phương Nam. Chồng tôi lớn lên trong tình yêu thương, chăm sóc của mẹ, rất ít khi được gặp bố, ngay cả khi hòa bình. Dẫu vậy anh ấy rất yêu thương bố, tự hào về bố. Vì niềm tự hào ấy, năm 1964, đang sống yên bình, hạnh phúc bên vợ con, chồng tôi đã chọn con đường vào Nam chiến đấu chống Mỹ...".
Tôi hỏi mẹ Liến: "Có một đứa con duy nhất, sao mẹ sẵn lòng cho anh Xuân ra đi?!". Mẹ nói trong nước mắt: "Mẹ rất lo nhưng biết làm thế nào. Nửa đất nước còn mất, sao lại giữ con ở bên mình".
Mẹ Liến bên di ảnh con trai, liệt sĩ Hoàng Văn Xuân
Anh Xuân vào bộ đội, được đào tạo y sĩ, phục vụ trong một đơn vị quân y. Anh Xuân viết thư về cho vợ, kể về những cuộc chiến đấu ác liệt ở miền Nam. Nhưng rồi những lá thư thưa dần... Suốt mấy năm sau đó, chị Ương không nhận được thư chồng gửi về. Chị bồn chồn lo lắng, ngỡ anh đã hi sinh. Nhưng bất ngờ một ngày mùa xuân năm 1969, anh Hoàng Văn Xuân được đưa từ miền Nam trở ra Bắc để trị bệnh do sức ép của bom. Chị Ương mừng mừng tủi tủi gặp lại chồng trong lúc mẹ Liến đứng trong góc khuất lặng lẽ nhìn con trai và lau nước mắt. Rồi sau đó anh Xuân được phục viên, trở về nghề giáo viên cũ. Anh tiếp tục làm hiệu trưởng Trường Khâu Đồn. Gia đình mẹ Nguyễn Thị Liến được sum họp. Hai vợ chồng anh Xuân lại được sống bên nhau. Ngôi nhà của họ được sưởi ấm bởi niềm hạnh phúc giản dị. Nhưng rồi...
Chiến tranh không buông tha người thầy
"Con gái út tôi tên là Hoàng Ái Ly, nó sinh năm 1979...". Nói đến đó, chị Ương bỗng nghẹn ngào, đôi mắt long lanh ngấn lệ. Chị nói: "Tôi đặt tên con là Ái Ly vì nó có một ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu sự ly tan mãi mãi giữa vợ chồng tôi. Đó cũng là năm chồng tôi hi sinh và anh ấy vẫn chưa biết mặt con...". Cho đến giờ này, những ngày chiến tranh biên giới phía Bắc vẫn còn in đậm trong ký ức chị Ương. Chị không thể nào quên hình ảnh chồng mình - người lính làm cuộc Nam chinh năm nào giờ lại cầm súng bảo vệ biên giới phía Bắc trong vai người thầy. Ngôi nhà mẹ Liến ở Khâu Đồn và cả Trường tiểu học Khâu Đồn đều bị giặc đốt cháy. Vì thế, những người thầy như anh Xuân buộc phải cầm súng ra trận.
Đau nỗi đau mất chồng, chị Ương càng đồng cảm nỗi đau mất con của mẹ chồng. Trong lúc dẫn hai cháu đi sơ tán, mẹ Liến nghe tin đứa con trai duy nhất của mình hi sinh. Mẹ như hóa đá, chết lặng. Anh Xuân là tình yêu, là báu vật, là tất cả niềm hi vọng của cuộc đời mẹ. Nhưng cuộc sống của những đứa cháu bé bỏng khiến mẹ nén đau thương, lau nước mắt, cùng con dâu trở về dựng lại ngôi nhà cũ trên đống hoang tàn đổ nát, nhen nhúm lại sự sống.
Vĩ thanh
Thật bất ngờ, khi tôi nghe chị Nguyễn Thị Ương nói: "Mộ ông bây giờ ở Sài Gòn". Chị Ương ngậm ngùi kể: "Mẹ lấy chồng từ lúc tóc còn để chỏm. Ông hoạt động cách mạng bí mật. Vượt qua bao hiểm nguy, mẹ vẫn một lòng trung kiên, lo chăm sóc cha mẹ chồng, nuôi con. Khi nhận nhiệm vụ vào Huế, để đảm bảo vỏ bọc của một sĩ quan tình báo, trong hoàn cảnh phức tạp lúc ấy, ông phải kết hôn với một người phụ nữ khác, đành lỗi đạo với mẹ chồng tôi!".
Trái tim tôi nhói đau vì nỗi đồng cảm với mẹ Liến về một cuộc chia ly vĩnh viễn. Nhiệm vụ cách mạng đưa người chồng ngày càng xa người vợ, ngay cả khi chết đi. Đằng đẵng nhiều năm liền, mẹ sống trong nỗi đau chồng còn sống trên đời mà phải chia xa để thui thủi nuôi con thơ lớn lên. Mẹ đã hi sinh tình yêu của mình cho đại cuộc. Khi con trai hi sinh, nỗi đau của mẹ cộng hưởng lên rất nhiều lần. Cho đến lúc này, chúng tôi mới hiểu vì sao ở cái tuổi sắp khuất núi này mẹ có được vẻ đẹp sang trọng, đĩnh đạc và buồn rầu như thế...
Theo 24h
Mặc con bị hành hạ để "đổi" 15 triệu Mẹ của một trong những em nhỏ bị bạo hành cho rằng, để nhận 15 triệu/năm tiền "lương" thì việc bị châm thuốc vào đầu ngón tay, quỳ trên vỏ sầu riêng và làm việc 13h/ngày là chuyện "bình thường". Dạy dỗ bằng cách ...châm thuốc đầu ngón tay Vừa không phải tốn tiền nuôi con mà mỗi năm gia đình của 4...