Chớ bao giờ nói với y tá, điều dưỡng những điều này!
Hãy để cho y tá, điều dưỡng được… hiền! Hy vọng tâm sự thật dưới đây giúp mọi người hiểu hơn và làm nhẹ gánh cho những người làm cái nghề vốn nhiều áp lực, ít được thấu hiểu.
Y tá, điều dưỡng là hai tên gọi của cùng một nghề nhiều áp lực – Shutterstock
Business Insider đã gặp và phỏng vấn với các y tá trên toàn nước Mỹ để tìm hiểu xem họ không mong bệnh nhân, người nhà bệnh nhân nói gì khi đến bệnh viện hoặc phòng khám.
“ Sao anh/chị chỉ là điều dưỡng thôi vậy?”
Điều dưỡng là một trong những ngành nghề phát triển nhanh nhất ở Mỹ. Nhiều điều dưỡng có bằng cử nhân và người làm nghề cũng cần học sau đại học. Thế nhưng, không hiếm y tá, điều dưỡng cảm thấy mọi người chẳng coi trọng nghề này.
“Thường rất khó để giải thích cho mọi người những gì chúng tôi làm. Tồn tại một quan niệm rằng “chỉ là một điều dưỡng”. Và tôi nỗ lực giải thích với mọi người rằng đây là điều tôi muốn chứ không phải là một bước để đến trường y. Tôi không mong thành bác sĩ. Tôi là một điều dưỡng và tôi tự hào về điều đó”, điều dưỡng đến từ Pennsylvania nói với Business Insider.
Leslie, y tá được cấp phép ở Florida, cũng chia sẻ rằng phần nhọc nhằn nhất trong công việc của cô là “sự thiếu tôn trọng và lạm dụng bằng lời nói/thể xác từ gia đình, quản lý, nhân viên y tế”.
“Y tá đâu?”
Hét gọi “y tá” khắp nơi không giúp bạn được chăm sóc nhanh hơn, các y tá nói. Họ làm việc theo ca dài và được chỉ định quá nhiều bệnh nhân. Do đó, họ không có nhiều thời gian cho từng bệnh nhân. Amy – một y tá ở Texas và Betsy – một y tá ở Florida, cho biết họ có thể đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân tốt hơn khi bệnh nhân dùng đèn/chuông. Nhưng những người “bấm đèn 100 lần chỉ để hỏi mấy giờ rồi” thì không, Susan – một y tá ở Ohio, nói với Business Insider.
Đừng nhân tiện mà lôi kéo kể lể quá nhiều với điều dưỡng bởi họ rất bận rộn. Mất nhiều thời gian để mô tả lịch sử y tế hoặc không làm theo hướng dẫn có thể trì hoãn nhiều khâu tiếp theo và ảnh hưởng đến thời gian gặp các bệnh nhân khác của họ. Các y tá chia sẻ, họ yêu thương bệnh nhân nhưng đôi khi không có thời gian để trò chuyện.
“Bạn xuất hiện trễ một chút là sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ ê kíp sau”, Melissa – một y tá của một bệnh viện ở Oklahoma, nói.
“Không biết là sao?”
Matt, đến từ New York, cho biết bệnh nhân đôi khi mất bình tĩnh với điều dưỡng vì không đưa ra câu trả lời mà vốn dĩ điều dưỡng không có. Hoặc như một y tá ở Pennsylvania chia sẻ với BI kịch bản bệnh nhân nổi khùng khá phổ biến: “Bệnh nhân hỏi tôi một câu hỏi, khi họ không thích câu trả lời của tôi, họ sẽ yêu cầu nói chuyện với bác sĩ, người sẽ cho họ câu trả lời y hệt như tôi đã nói”.
Đừng nói dối
Teresa, một y tá ở Oregon, cho biết cô cảm thấy thất vọng khi bệnh nhân che giấu thông tin. “Từng có một người đàn ông mắc bệnh tiểu đường nói với tôi rằng anh ta sẽ và có thể tự thay quần áo. Nhưng thật ra thì không và vết thương của anh ấy trở nên tồi tệ hơn. Tôi đã nói chuyện với anh ấy về điều đó. Ảnh thừa nhận rằng đã không nói sự thật bởi không muốn “làm phiền y tá”.
Video đang HOT
Amy, một y tá ở Texas, khẳng định cô cũng không đánh giá cao việc bị nói dối, theo Business Insider.
“Mang drap sạch đến ngay cho tôi!”
Nhiều y tá nói bệnh nhân nghĩ rằng bệnh viện là khách sạn và đối xử với các y tá như người giúp việc. Một y tá từ Pennsylvania kể có khi đang đi dọc hành lang, tay thì cầm máu của bệnh nhân mà có người ngăn lại yêu cầu mang drap mới đến cho họ ngay lập tức.
“Cái này phải như này mới chuẩn chứ!”
Sean, một y tá đến từ New Mexico, nói rằng điều khiến anh phát điên là bệnh nhân nghĩ rằng họ biết nhiều hơn anh vì đã xem các bộ phim đề tài y học như Grey’s Anatomy (tiếng Việt: Ca phẫu thuật của Grey) chẳng hạn. Ann, một y tá ở Bắc Carolina, cũng cho biết có những bệnh nhân thích nói kiểu: “Tôi đã đọc trên WebMD rằng đây là những gì tôi bị, và đây là cách bạn nên làm với tôi này”.
Ann thổ lộ, điều này gây khó chịu cho các bác sĩ và y tá vì WebMD không nhìn thấy hoặc kiểm tra bệnh nhân, trong khi các chuyên gia y tế kiểm tra, lắng nghe bệnh nhân và có được cái nhìn rõ hơn về toàn bộ tình trạng bệnh nhân.
Ann muốn nói với bệnh nhân rằng các chuyên gia chăm sóc sức khỏe được đào tạo và có chuyên môn y tế biết cần làm gì, họ không chỉ nhìn vào một biểu hiện mà suy xét nhiều mặt, phát hiện ra các dấu hiệu và triệu chứng tinh tế. Thật ra, nếu chỉ xem phim, đọc báo mà rành chữa bệnh thì cần gì y tá, điều dưỡng, bác sĩ bao năm dùi mài trên ghế nhà trường, theo Business Insider.
Theo thanhnien
Lặng lẽ tỏa hương... những chiến sĩ thầm lặng giúp việc cho bác sĩ
Đến Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, bạn sẽ chẳng khó để bắt gặp hình ảnh nhân viên mặc áo blouse trắng đang tất bật đi lại, hướng dẫn người bệnh và thân nhân hay chuẩn bị dụng cụ y khoa, đưa thuốc, dịch truyền hoặc chăm sóc bệnh nhân.
Không phải bác sĩ, họ là điều dưỡng, những người đứng cạnh giúp việc bác sĩ, lặng lẽ phía sau nụ cười của mỗi bệnh nhân, góp phần quan trọng tạo dựng nên hình ảnh đẹp của bệnh viện.
Gian nan muôn vàn... nghề điều dưỡng
Làm điều dưỡng đã vất vả, làm điều dưỡng ở bệnh viện ngoài công lập theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao đòi hỏi khắt khe về dịch vụ như Bệnh viện Đa khoa Phương Đông "áp lực" càng lớn hơn. Hiểu rõ điều ấy nên mỗi điều dưỡng đều cố gắng làm tốt nhất vai trò của mình đồng thời liên tục học hỏi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ nhằm mang tới những trải nghiệm "đi viện thoải mái như ở nhà" cho người bệnh và gia đình.
Nhắc tới vai trò, điều dưỡng là bộ phận góp phần không nhỏ vào quá trình điều trị của bệnh nhân. Điều dưỡng vừa phải làm công việc chuyên môn, phát thuốc, tiêm thuốc, truyền dịch, thay băng... vừa phải động viên, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho người bệnh, giúp họ làm quen với môi trường bệnh viện để an tâm chữa trị... Việc chăm sóc phải chu toàn từ a-z, thậm chí cả tắm rửa, gội đầu, vệ sinh cá nhân giúp người bệnh.
Điều dưỡng khoa nội sấy tóc, chải đầu giúp bệnh nhân
So với các khoa thì điều dưỡng khoa phụ sản, khoa nhi có phần vất vả, cần sự khéo léo hơn bởi lượng khách nội trú đông và đối tượng là bà mẹ, trẻ nhỏ cần được phục vụ nhiều, đòi hỏi tỉ mỉ.
Kể về những ngày làm việc tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông, cô Quản Thị Hoa (59 tuổi, Điều dưỡng trưởng khoa Nhi) chia sẻ: "Đa số bệnh nhi nội trú tại khoa chỉ có ông hoặc bà trông nên mấy cô cháu điều dưỡng ở khoa thường phải kiêm cả bế bé, chơi cùng bé hoặc xuống căng-tin xếp hàng mua cơm giúp. Còn việc dỗ dành cho trẻ uống thuốc là công việc hàng ngày. Nghe tưởng đơn giản nhưng làm rồi mới thấy mệt hơn công tác chuyên môn rất nhiều bởi thường trẻ rất sợ uống thuốc rồi dễ nôn trớ, nếu không bình tĩnh, khéo léo xử lý sẽ rất dễ cáu giận làm ảnh hưởng xấu tới tâm lý của cả trẻ lẫn bố mẹ".
Điều dưỡng Quản Thị Hoa đang chuẩn bị thuốc tiêm cho bé.
Chẳng phải ngẫu nhiên người ta nói điều dưỡng là nghề "làm dâu trăm họ". Bởi ngoài giờ giấc làm việc không cố định, điều dưỡng viên còn phải chăm sóc nhiều người cùng một lúc. Mỗi bệnh nhân mỗi khác về tính cách, bệnh tình, thái độ ứng xử cộng thêm tinh thần bị ảnh hưởng do đang phải mang trong mình bệnh tật không mong muốn, nhất là những người mắc bệnh nan y. Ai rơi vào hoàn cảnh ấy cũng sẽ cảm thấy rối bời trong nỗi lo lắng, sợ hãi, có khi là suy nghĩ tiêu cực, tuyệt vọng dẫn đến một số hành động thiếu kiểm soát. Để có thể gần gũi trò chuyện, thấu hiểu tâm lý, nguyện vọng của họ không đơn giản chút nào. Nếu không có sự nhẫn nại, lòng yêu thương người, nhiệt huyết với nghề thì khó mà làm được công việc này.
Cô Nguyễn Thị Bích Liên (58 tuổi, Điều dưỡng khoa Nhi) tâm sự: "Điều dưỡng là nghề mà công trạng ít nhưng công việc thì rất vất vả. Có những đêm trực chỉ có hai điều dưỡng, mà bệnh nhi lại nhiều, nhiều bệnh nặng, hết phòng này phòng kia gọi liên tục, tôi không có phút nào ngơi tay. Lại có những buổi hết ca trực rồi vẫn phải nằm nghỉ lại bệnh viện vì quá mệt. Nếu không yêu nghề có lẽ tôi đã từ bỏ lâu rồi...". Câu chuyện đang dở, chuông điện thoại kêu, cô Liên lại vội vã cầm tập Phiếu công khai và thực hiện thuốc dày xuống phòng bệnh nhi. "Công việc của điều dưỡng là thế đấy cháu, thường xuyên là ngủ không ra giấc, ăn chẳng trọn bữa, muốn ngồi tập trung làm một việc gì đó cũng rất khó huống chi nghỉ ngơi".
Coi bệnh nhân như người thân của mình
Đây chính là nét đẹp đáng quý của những người điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa Phương Đông. Giữa bộn bề công việc, giữa vô vàn những áp lực có tên và không tên, các điều dưỡng luôn lấy bệnh nhân làm trung tâm, coi họ như anh, em hay cô bác họ hàng nhà mình. Từ đó, nhẫn nại chăm sóc, lắng nghe để thực sự cảm thông, cùng họ vượt qua nỗi đau về cả thể xác và tinh thần.
Đã làm điều dưỡng, ai chẳng có lần chứng kiến cảnh bệnh nhân tức giận, sợ hãi mà nặng lời, không hợp tác điều trị. Hay những khi đang thay đồ ra về, bác sĩ thông báo có ca mổ lại vội vã chuẩn bị dụng cụ cùng bác sĩ vào phòng phẫu thuật. Và sẽ càng không thiếu cảnh trực đêm ở bệnh viện, đó là đặc thù của ngành y. Là điều dưỡng càng phải trực đêm nhiều, càng phải sát sao hơn với bệnh nhân bởi chỉ cần một chút lơ đãng thôi cũng khiến tình trạng bệnh nhân trở nên xấu hơn.
"Lúc bệnh tật đau đớn người ta thường không kiềm chế được bản thân nên hay có những câu nói, lời lẽ xúc phạm đến mình. Nếu để bụng chắc tôi đã mặc kệ bệnh nhân. Nhưng lúc ấy tôi lại đặt mình vào vị trí bệnh nhân để hiểu họ và thấy đó là điều hết sức bình thường rồi tiếp tục nhẹ nhàng trò chuyện, động viên cùng họ cố gắng vượt qua đau đớn. Ngay sau đó họ bình tĩnh lại liền đến xin lỗi, cảm ơn rối rít tôi vì đã giúp họ. Cứ thế tôi thấy bệnh nhân gần gũi giống như người nhà mình thôi", anh Nguyễn Hữu Vân (33 tuổi, Điều dưỡng Khoa gây mê) chia sẻ.
Điều dưỡng viên luôn mỉm cười thân thiện và chu đáo với người bệnh
Từ những nụ cười của bệnh nhân giúp người điều dưỡng thêm yêu nghề
Không phải chỉ có gian nan, đằng sau đó còn là niềm vui khôn tả xiết khi cứu được người bệnh khỏi lưỡi hái tử thần, hạnh phúc của người điều dưỡng thật đơn giản khi chứng kiến cảnh gia đình bệnh nhân được đoàn tụ bên nhau mạnh khỏe, nhìn thấy những nụ cười và những cái nắm tay thân ái, đầy ấm áp...
Bấy nhiêu điều nho nhỏ, tưởng chừng bình thường ấy lại chính là liều thuốc tinh thần lớn lao giúp mỗi người điều dưỡng vượt qua mệt mỏi, áp lực, thêm yêu nghề sâu sắc và cống hiến nhiều hơn nữa cho bệnh viện, cho ngành y tế. Ở ngoài kia, khi bệnh nhân, khách hàng có lời khen dành cho bệnh viện thì trong này những người điều dưỡng vẫn đang vội vã những bước chân nơi khoa phòng nào đó chẳng màng một lời tuyên dương hay tấm bằng khen.
Nụ cười của bệnh nhân và gia đình chính là hạnh phúc với mỗi người điều dưỡng
Khi được hỏi "Cô có yêu nghề không?" cô Nguyễn Thị Bích Liên (58 tuổi, Điều dưỡng khoa Nhi) chỉ cười: "Làm điều dưỡng tới tuổi này rồi nếu chỉ nói yêu nghề là chưa đủ. Tôi coi đó như một duyên phận của cuộc đời mình. Dù rằng tình yêu ấy không được chồng và các con ủng hộ. Có một chuyện vui chia sẻ luôn là, con trai tôi học rất tốt môn sinh. Có thời gian tôi muốn định hướng con theo ngành y và ngay lập tức nhận được cái lắc đầu của con. Con bảo rằng nhà có một người vất vả như mẹ là đủ lắm rồi." Thế mới thấy những người theo nghề điều dưỡng cần có sự quyết tâm và hi sinh rất lớn. Đâu chỉ có áp lực từ phía bệnh nhân mà còn từ gia đình. Để hết mình với người bệnh, để được sống trọn đam mê với nghề là cả một chặng đường đầy gian nan.
Tại Phương Đông, có những điều dưỡng trẻ chỉ vừa mới ra trường 1, 2 năm và cũng có những điều dưỡng đã ở tuổi "ông, bà", làm nghề hàng chục năm. Tuy tuổi đời khác nhau nhưng điểm chung ở họ chính là lòng nhiệt huyết với nghề và sự thấu hiểu tâm lý, thương người bệnh như người thân của mình. Chính họ đang từng ngày "thắp sáng" niềm tin, "nâng niu từng sự sống" từ ngôi nhà chung mang tên Phương Đông. Xin tạm kết câu chuyện về người điều dưỡng Bệnh viện Phương Đông với những dòng thơ đầy cảm xúc và lắng đọng của một người trong cuộc:
"Anh ơi hãy hiểu cho em
Đã làm điều dưỡng nhiều đêm vắng nhà
Gần mà lại cứ phải xa
Để anh nhung nhớ vào ra đợi chờ
Bệnh nhân lúc tỉnh khi mơ
Nên em thức trắng mệt phờ phạc đêm
Nghe từng nhịp đập trái tim
Đếm từng giọt nước nổi chìm tử sinh
Lương y từ mẫu hết mình
Em thương con với nhớ anh từng giờ
Biết rằng con đợi chồng chờ
Bệnh nhân từng phút cậy nhờ nghề em".
Nguyên Cuc
Theo congly.vn
Hành trình hồi sinh cuộc sống của y tá bị suy tim giai đoạn cuối 10 năm Cả tuần đi làm, hai ngày cuối tuần, chị Vi Thị Tân (y tá tại Trạm Y tế Mường Lát, Thanh Hóa) lại đi học lớp cao đẳng liên thông nâng cao tay nghề. Chồng làm ở xa, chị Tân vẫn tự mình chăm sóc, dạy dỗ cậu con trai 8 tuổi. Nhịp sống bận rộn của chị dường như không bị ảnh...