Cho anh ra ngoài để… kiếm thằng con trai!
Tôi và anh quen nhau trong hoàn cảnh khá éo le. Hôm đó, vì muộn giờ học, tôi vội vàng phi như tên bay trên chiếc xe đạp cà tang đến trường học. Gần đến cổng trường, bỗng đâm sầm vào chiếc ô tô rẽ sang đường, tôi nằm sõng xoài trên đường và bất tỉnh.
Mở mắt, thấy mình đang nằm trên giường bệnh viện tôi mới hay mình vẫn còn sống, đưa mắt sang phải, tôi lấy một người đàn ông lạ hoắc đang nằm gục xuống dường bệnh.
Cả thời gian tôi nằm viện, vì không muốn bố mẹ phải lo lắng nên tôi không báo cho mọi người biết. Trong suốt những ngày ấy, anh là người lo cho tôi từng bữa cháo, chạy đi chạy lại với viện phí…. Cũng đáng thôi, vì anh đã gây ra tai nạn cho tôi và giờ đó là những việc đương-nhiên -phải-làm.
Sau ngày ra viện, anh vẫn muốn giữ liên lạc với tôi. Tình cảm dần nảy sinh trong những lần trò chuyện, hẹn hò, và cuối cùng, đám cưới là cái kết cho một tình yêu đẹp.
Tôi nhanh chóng có cô con gái đầu lòng, chồng tôi từ trước đến giờ vẫn thích có một thằng con trai nên khi thấy tôi sinh con gái anh không hào hứng lắm. Ba năm sau, chúng tôi lại tiếp tục đón chào một nàng công chúa. Lần này anh tỏ thái độ ra mặt, anh vẫn rất thương con yêu con nhưng nhất quyết không chịu bế, chịu dỗ dành mỗi khi con khóc.
Thời gian 10 năm thấm thoắt trôi qua, tôi cứ ngỡ chồng cũng hài lòng về gia đình nhỏ của mình ai dè những thể hiện yêu thương, lo lắng với mẹ con lâu nay là do trách nhiệm phải làm thế. (Ảnh minh họa)
Khi con thứ hai được một tuổi, tối nào anh cũng gạ gẫm, thủ thỉ mong tôi sinh thêm đứa nữa, cố lấy thằng cu. Ban đầu tôi nhất quyết không đống ý, nhưng sợ anh vì muốn có con trai quá mà làm liều ra ngoài vụng trộm, tôi cố gắng mang bầu lần ba mặc dù trong lòng không hề muốn vì mỗi lần sinh đẻ của tôi rất vất vả.
Video đang HOT
Nhưng “người tính không bằng trời tính”, lần thứ ba cũng vẫn là một cô con gái. Lần này anh không kêu ca, than vãn nữa mà ít nói, tính tình trở nên trầm lặng hơn. Vì muốn bù đắp cho anh, tôi càng chuyên tâm hơn với nhiệm vụ làm vợ, làm mẹ, chăm sóc chu đáo cho chồng, con. Ba cô con gái của tôi càng lớn càng xinh xắn, học giỏi, còn anh cũng được thăng chức. Đi đến đâu, tôi cũng được khen có ba con con gái đáng yêu, ngoan ngoãn như vậy.
Thời gian 10 năm thấm thoắt trôi qua, tôi cứ ngỡ chồng cũng hài lòng về gia đình nhỏ của mình ai dè những thể hiện yêu thương, lo lắng với mẹ con lâu nay là do trách nhiệm phải làm thế. Trong lòng anh vẫn chưa khi nào nguôi ngoai chuyện cần phải có con trai. Tối hôm trước, khi chúng tôi chuẩn bị đi ngủ, anh nói gần như khẩn cầu: “Vợ ơi! Cho anh ra ngoài kiếm thằng con trai nối dõi. Nếu không, có chết anh cũng không thể nhắm mắt vì bị mang tiếng là đứa con bất hiếu”.
Dĩ nhiên, chẳng bà vợ nào chịu đồng ý trước lời nói ấy của chồng và tôi cũng vậy. Tôi khóc và bảo anh ích kỷ, và rồi anh cũng khóc, thậm chí, anh còn quỳ xuống xin lỗi tôi, mong tôi bằng lòng cho anh đi kiếm đứa con trai.
Chồng tôi nói rằng: “Em thực sự không hiểu được nỗi khổ của anh. Bao nhiêu năm nay, lần nào về quê ngồi mâm cơm cùng anh em họ hàng, anh cũng bị mọi người nói bóng gió về chuyện vô phúc nên không có đứa con trai. Bố mẹ lại chỉ có mình anh, nếu không có đứa cháu trai chỉ sợ ông bà ra đi mà không thể nhắm mắt. Rồi bạn bè đồng nghiệp, cả phòng anh đứa nào cũng có con trai, chỉ riêng anh là sếp mà lại thua kém chúng nó. Anh uất lắm. Hơn nữa bây giờ, em nhiều tuổi không thể đẻ được. Xin em, cho anh đi kiếm thằng con trai”.
Tôi yêu chồng nhưng cũng hận chồng. Tôi sẽ không để các con tôi trở về với người cha lúc nào cũng chỉ “con trai, con trai”. (Ảnh minh họa)
Tôi đã sốc thực sự khi nghe chồng nói vậy. Càng sốc hơn khi không thể tưởng tượng được tại sao một người có học thức, có địa vị như anh ở trong xã hội này lại vẫn còn những suy nghĩ và tư tưởng lạc hậu như vậy.
Ngày hôm sau, tôi dẫn con ra ở riêng. Tôi thương mình, thương các con bao nhiêu thì càng hận anh bấy nhiêu. Tôi đau khổ không dám tin chồng mình lại ích kỉ đến như vậy. Hóa ra lâu nay, tôi và các con chỉ là cái gai trước mắt chồng.
Chồng tôi hôm sau tìm đến và khuyên tôi quay trở về nhưng tôi vẫn không chấp nhận, mặc dù anh nói anh vẫn luôn yêu tôi và các con. Tôi nói với chồng tôi sẽ chỉ trở về khi nào anh từ bỏ hẳn ý nghĩ kiếm con trai nối dõi nhưng chồng tôi không đồng ý. Anh nói bằng giá nào anh cũng phải có một đứa con trai.
Tôi yêu chồng nhưng cũng hận chồng. Tôi sẽ không để các con tôi trở về với người cha lúc nào cũng chỉ “con trai, con trai”. Các con tôi đã lớn và chắc chắn chúng sẽ bị tổn thương bởi một người bố như vậy.
Theo Eva
Muốn hạnh phúc, đừng là người phụ nữ đảm đang
Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận.
Trong những mỹ từ được cho là đẹp đẽ thường dùng để nói về người phụ nữ, tôi sợ nhất là từ "hy sinh". Trong văn thơ từ trước tới nay, đức hy sinh được ca ngợi như một phẩm chất quý giá cần có của người phụ nữ đúng chuẩn theo quan niệm truyền thống, và dĩ nhiên vẫn vắt sang xã hội hiện đại.
Không biết ánh hào quang trong lời khen ngợi của người đời liệu có giúp cho những người phụ nữ cả đời hy sinh được hạnh phúc. Nhưng trong xã hội hiện đại, những quy chuẩn lỗi thời đang là chiếc gông nặng vô hình đè lên vai những người phụ nữ vốn không chỉ còn làm những việc "nhỏ".
Trong những cơ quan nhà nước danh hiệu cao quý nhất được trao cho chị em phụ nữ: "Giỏi việc nước, đảm việc nhà". Nếu xét duyệt một cách nghiêm túc, tôi thấy những người phụ nữ nhận được danh hiệu này quả thực đúng là... siêu nhân. Gánh nặng việc công họ mang nặng nề chẳng kém đàn ông, và lại còn phải gánh thêm phần "đảm việc nhà", quả thực phải có ba đầu, sáu tay mới đủ.
Đôi khi, tôi cứ tự hỏi sao danh hiệu này lại không được trao cho đàn ông. Chẳng lẽ với các đấng nam nhi, chỉ cần "giỏi việc nước" đã là vẻ vang, chuyện con cái, nhà cửa là việc "tủn mủn" giao lại cho đàn bà con gái. Giả sử có một ngày đàn ông được ưu ái gia nhập vào cụôc "đua" giành danh hiệu này, có lẽ họ mới thấy tất cả việc lớn mà họ làm chẳng thấm tháp vào đâu so với những việc nhỏ mà người phụ nữ vẫn thầm lặng vun vén mỗi ngày.
Nhưng ngay cả những người phụ nữ trong cuộc cũng bị "ru ngủ" bởi những lời tung hô sáo rỗng, để rồi dùng cả cuộc đời mình miệt mài hy sinh cho một điều gì đó, mong giữ lại sự yên ấm cho ngôi nhà mình. Khi còn trẻ, các cô tự biến mình thành người giúp việc không công của bạn trai, nấu nướng, giặt giũ, quét dọn cho anh ta mỗi ngày. Khi lấy chồng, họ nhường đàn ông cơ hội lập nghiệp, chấp nhận ở nhà đầu bù tóc rối để chồng "đánh Nam dẹp Bắc". Bầu trời trên đầu họ thu hẹp lại trong một khoảng sân, và thế giới chỉ còn lại trong ánh mắt một người đàn ông. Đến một ngày, người đàn ông mà họ vốn coi là cả thế giới nhẫn tâm quay lưng bỏ đi, họ mới oán trách tại sao những hy sinh của mình lại không được đền đáp.
Nhưng họ không biết rằng, một gia đình hạnh phúc, một xã hội văn minh không bao giờ nên được xây dựng trên sự hy sinh của bất kỳ ai, huống gì là sự hy sinh của một người phụ nữ chân yếu tay mềm. Những gì cả hai làm cho nhau khi yêu, khi xây dựng một gia đình nên là sự đồng tình từ hai phía. Không thể nói tôi đã hy sinh nên tôi phải nhận được điều này, điều kia. Đừng tạo áp lực cho đối phương bởi sự hy sinh của bạn, và cũng đừng khiến ai phải vì mình mà hy sinh.
Yêu thương nên là điều nhẹ nhõm nhất trong đời, đừng khoác lên nó bài tính khổng lồ giữa cho và nhận. Tôi rất thích một câu nói đã được đọc ở đâu đó từ rất lâu: Trong một gia đình, người mẹ hạnh phúc thì gia đình mới hạnh phúc. Sự yên ấm của một mái nhà nên do mọi thành viên cùng vun đắp, chứ không phải dựng nên từ sự hy sinh của người vợ, người mẹ. Nếu cán cân cho - nhận cứ nghiêng dần về một phía, một ngày nào đó mái nhà ấy sẽ đổ sụp vì chẳng ai chịu nổi gánh nặng mà nó đè lên.
Đức hy sinh, sự đảm đang, sức nặng của những mỹ từ ấy nên được san sẻ bớt trên đôi vai của người đàn ông trong gia đình. Nếu muốn hạnh phúc, phụ nữ nên tự mình tập cách sống hạnh phúc hơn là gồng mình lên để hy sinh, hy sinh và hy sinh. Có câu đùa rằng: sống trên đời, biết điều gì là khổ điều ấy. Nếu muốn hạnh phúc, có lẽ đừng nên làm người phụ nữ đảm đang.
Theo VNE
Cứ thử đi rồi biết... Năm tôi 18 tuổi, trong một lần anh về thăm nhà, tôi ôm quần áo trốn theo anh vào TPHCM sau khi chúng tôi ở bên nhau suốt một đêm trong ngôi nhà hoang bên bờ sông. Năm đó anh 23 tuổi, vừa mới tìm được việc làm ổn định sau 1 năm ra trường. Đó là một ngày cuối tháng 8. Tôi...