Cho anh họ mượn nhà miễn phí suốt 15 năm, đến khi lấy lại, tôi bị đòi đền bù hơn 500 triệu đồng?
Tôi sinh ra và lớn lên ở 1 vùng nông thôn hẻo lánh. Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó nên tôi phải đi làm từ rất sớm ở xưởng may và cả xưởng đồ gỗ trong làng.
Tuy mức lương kiếm được không nhiều song tôi sống tằn tiện và dành dụm được một ít nên cũng đỡ đần được bố mẹ.
Sau khi kết hôn, thay vì đi làm thuê, tôi mở 1 cửa hàng ăn sáng cạnh cổng trường cấp 2 trong thị trấn. Vì công việc kinh doanh khá tốt, tôi có thể tiết kiệm được hơn 100.000 NDT/năm.
Cho đến năm 2000, sau thời gian dài tích góp, tôi mua được 1 căn nhà với 3 phòng ngủ rộng hơn 80m2 trong thị trấn. Sinh sống tại đây được khoảng 5 năm, gia đình tôi cần chi tiêu nhiều hơn. Trong khi việc mở quán ăn không còn đáp ứng được nữa, tôi quyết định kéo gia đình lên Quảng Châu sinh sống và kinh doanh.
Ảnh minh hoạ
Vì công việc ở thành phố bận rộn nên hiếm khi về nhà. Ngôi nhà cũ của gia đình dường như bỏ không. Biết chuyện, một số người bạn từng thuyết phục tôi cho thuê lại căn nhà đó. Song tôi không đồng ý.
Video đang HOT
Cho đến năm 2008, tôi nghe tin có 1 người anh họ có hoàn cảnh khó khăn đang không có chỗ ở. Tôi quyết định cho người anh này mượn nhà với hy vọng giúp gia đình có cuộc sống tốt hơn.
Sau tháng đầu sinh sống, anh có trả tôi một chút tiền nhà. Song tôi một mực từ chối. Bởi tôi đưa ra quyết định này không phải để kiếm tiền mà muốn san sẻ 1 phần khó khăn cùng anh. Để đáp lại tấm lòng của tôi, thỉnh thoảng gia đình anh chị thường gửi cho vợ chồng tôi chút rau hay vài con gà. Vì là món quà quê do chính tay anh chị chăm nuôi nên tôi không từ chối.
Kể từ khi có anh chị ở và trông coi giúp căn nhà, chúng tôi hoàn toàn yên tâm nên rất hiếm khi trở về căn nhà xưa. Song thỉnh thoảng, anh họ vẫn kể về việc mới sửa lại phần mái nhà hay sơn lại khu bếp. Vì biết anh chị cũng eo hẹp về kinh tế nên tôi thường gửi tiền về để phụ giúp gia đình.
Thời gian cứ thế trôi qua, anh chị ở nhà tôi được 15 năm. Cho đến 2023, do con gái thứ 2 muốn đi du học và cần 1 khoản tiền lớn, tôi nảy ra ý định bán căn nhà ở quê để dồn tiền cho con thực hiện ước mơ của mình.
Sau khi cân nhắc và chắc chắn phương án này, tôi hiểu rằng mình cần thông báo sớm để gia đình anh họ tìm chỗ ở mới. Vì biết gia đình anh chị khó khăn, nên tôi dự định sẽ biếu gia đình một khoản tiền trang trải tại nơi ở mới.
Ngay thời điểm gọi điện để thông báo cho anh họ, tôi cảm thấy có vẻ anh chị không vui về điều này. Song tôi nghĩ đây cũng là điều dễ hiểu nên cũng không phàn nàn gì. Tuy nhiên, 1 tháng sau kể từ ngày thông báo, tôi trở về quê để cho người mua xem nhà. Tôi bất ngờ phát hiện, anh chị vẫn chưa hề chuyển đi. Lúc đầu, vợ chồng tôi nghĩ rằng chắc anh chị chưa tìm được nơi ở mới nên ở thêm vài ngày.
Song sau khi hỏi trực tiếp, tôi nhận được câu trả lời vô cùng bất ngờ. Anh họ cho rằng sống ở ngôi nhà này đến 15 năm, đã sơn tường, sửa gạch lát sàn… Nếu không có những việc làm đó, căn nhà này sẽ vô cùng đổ nát và không thể bán được mức giá 300.000 NDT (khoảng 1 tỷ đồng). Chính vì thế, giờ đây, anh chị yêu cầu tôi phải chia số tiền bán được cho họ, tức 150.000 NDT (khoảng 500 triệu đồng) thì họ mới chuyển đi.
Khi nghe được điều này, tôi cảm thấy vô cùng tức giận. Dù sao, anh chị đã ở nhà của tôi bao nhiêu năm và chưa phải trả tiền. Khi có kế hoạch sửa chữa gì, tôi đều gửi tiền thanh toán. Tại sao khi tôi đòi lại căn nhà của chính mình lại phải trả một khoản tiền lớn như vậy.
Để không làm sứt mẻ tình cảm anh chị em trong gia đình, 2 bên đã thương lượng rất nhiều. Thậm chí, tôi còn nhờ 1 vài người họ hàng nói giúp song không đạt được kết quả như mong muốn.
Không còn cách nào khác, trong khi thời hạn nộp tiền để đi du học của con gái đã đến, tôi quyết đưa vụ việc này ra toà. Tất nhiên, pháp luật đã bênh vực lẽ phải. Chính quyền có biện pháp buộc gia đình anh họ phải rời khỏi nhà tôi.
Dẫu biết rằng giải pháp này khiến anh em chúng tôi khó có thể nhìn mặt nhau sau lần đó song tôi cũng không biết phải xử lý như thế nào. Nếu để làm lại, tôi vẫn sẽ giúp anh chị mình nhưng sẽ có những thoả thuận, ký kết rõ ràng ở thời điểm đầu để sự việc không diễn biến xấu như vậy.
Cho hàng xóm mượn đất trồng cây, khi tôi đòi lại để xây nhà thì bác ấy kiểm đếm đền bù khiến tôi xây xẩm mặt mày
Lần này về quê, tôi ngỏ ý muốn đòi lại đất để xây nhà nhưng bác hàng xóm cáu gắt đáp trả nặng lời.
2 năm trước, bố mẹ chồng có chia cho vợ chồng tôi mảnh đất với diện tích hơn 400m2 ở quê. Nhưng lúc đó, vợ chồng tôi chưa có ý định về quê sống nên đã để đất trống. Trong đám giỗ, bác hàng xóm có nhà cạnh miếng đất của tôi đã hỏi mượn đất để trồng cây. Bác ấy nói thấy chúng tôi để đất hoang, cỏ rậm mọc đầy mà uổng quá. Bác ấy vừa trồng cây vừa làm đất, giữ đất giúp vợ chồng tôi, khi nào chúng tôi muốn về quê xây nhà thì đất đai cũng sạch sẽ, không phải lo cỏ cây, rắn rít. Bố mẹ chồng tôi cũng tác động thêm, bảo bác hàng xóm siêng năng lắm, để bác ấy trồng cây cũng là cách tốt để chúng tôi giữ đất. Nghe hợp lí nên tôi đã đồng ý.
Mùa đầu tiên, bác hàng xóm trồng đu đủ, chuối, đậu đen, bắp trên đất nhà tôi. Vì là loại cây ngắn ngày nên khi thu hoạch, bác ấy đều biếu bố mẹ chồng tôi một ít, rồi gửi cho vợ chồng tôi một ít nông sản. Tết nhất, bác ấy cũng đem quà đến nhà tôi biếu, cũng toàn những trái cây được thu hoạch trên đất nhà tôi với 2 con gà và 2 con cá rô phi. Nhờ mảnh đất mà tình cảm hàng xóm cũng được thắt chặt hơn. Năm ngoái, bác ấy hỏi tôi có ý định khi nào thì về quê? Tôi chần chừ chưa đáp bởi công việc của vợ chồng tôi đang tiến triển tốt, con cái cũng học hành ở thành phố. Nếu về quê thì công việc, học hành của gia đình sẽ làm sao? Chồng tôi lại bảo chắc cũng vài năm nữa chúng tôi mới về và còn vui vẻ nói bác hàng xóm cứ tiếp tục trồng cây, vợ chồng tôi không về sớm đâu nên đừng lo.
Nào ngờ, chuyện đột xuất xảy ra, trong đợt tinh giảm bộ phận quản lí của công ty, chồng tôi lại nằm trong nhóm bị sa thải. Cửa hàng anh quản lí có doanh thu không đạt chỉ tiêu đề ra nên không còn cách nào khác, anh đành ngậm ngùi thông báo tin thất nghiệp cho tôi biết. Lương chồng đang hơn 30 triệu, giờ đột ngột thất nghiệp khiến tôi trở tay không kịp. Chồng tôi cũng nộp đơn xin việc ở chỗ khác nhưng tuổi đã cao nên rất khó khăn tìm việc mới. 4 tháng nay, một mình tôi gồng gánh kinh tế trong nhà với mức lương chỉ hơn 15 triệu/tháng và tiền bảo hiểm thất nghiệp của chồng.
Ảnh minh họa (Nguồn AI)
Tuần trước, chồng bỗng bàn với tôi chuyện về quê sống. Anh nói ở quê dù sao cũng thoải mái hơn, chi phí sinh hoạt ít hơn. Các con tôi sẽ được chuyển về học trường công chứ không học trường quốc tế nữa. Căn nhà đang ở thì bán đi, lấy tiền về quê xây nhà mới, còn dư dả thì gửi ngân hàng tiết kiệm. Về quê rồi, chồng tôi sẽ tự mở xưởng sửa chữa ô tô để khởi nghiệp.
Hôm qua, chúng tôi về quê và đến nhà bác hàng xóm, kể rõ tường tận mọi chuyện và mong muốn lấy lại đất để xây nhà. Nào ngờ bác hàng xóm cau có, bảo sao hồi Tết, vợ chồng tôi bảo còn lâu mới về nên bác ấy đầu tư trồng toàn cây ăn trái lâu năm như sầu riêng, bưởi. Giờ cây chưa kịp thu hoạch thì chúng tôi về, tiền cây giống, phân bón, công cán chẳng lẽ bác ấy chịu mất trắng hết à. Nói rồi bác ấy kiểm đếm viết một loạt chi phí vào giấy, đưa cho tôi và bảo tôi đền bù, trả lại tiền cho bác ấy. Tổng tiền là hơn 100 triệu đồng.
Vợ chồng tôi nhìn từng khoản chi tiêu lớn nhỏ vào mảnh đất nhà mình mà xây xẩm mặt mày. Bác hàng xóm nói hay chúng tôi cứ ở lại thành phố, vài năm nữa bác ấy thu hoạch vài vụ mùa rồi hãy về. Nếu không thì trả lại tiền để bác ấy đầu tư chỗ khác. Vợ chồng tôi bực bội vì không ngờ mình đã làm ơn mà còn mắc oán kiểu này. Không đưa tiền thì mất tình nghĩa. Đưa tiền thì rước bực tức vào thân. Nên làm sao mới đúng đây?
Thương nhớ ngày xưa Hồi ấy, mặc dù là hàng xóm, nhà cách nhau con sông nhưng mãi đến khi ra xã học cùng trường cấp 2 tôi mới quen Tưởng. Tưởng thấp người, gương mặt phúng phính giữa đám đông nhìn rất dễ nhận ra. Ban đầu tôi không mấy ấn tượng về cậu, ngoại trừ nghe các bạn ở trường đồn Tưởng học rất giỏi...