Chợ 30 tỷ đồng lác đác vài quầy hàng
Được đầu tư 30 tỷ đồng, từ khi khánh thành cho tới nay chợ Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) luôn trong tình trạng ế ẩm, chỉ có khoảng chục quầy hàng mở cửa nhưng ít khách qua lại.
Năm 2014, chợ Tùng Ảnh được xây mới trên diện tích 27 ha tại thôn Châu Linh, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) với tổng vốn đầu tư khoảng 30 tỷ đồng từ nguồn ngân sách. Dự kiến sau khi hoàn thành, chợ sẽ là nơi buôn bán của hàng nghìn tiểu thương trong và ngoài huyện.
Năm 2015, chợ hoàn thành. Nhiều hạng mục như hệ thống kiốt, đình chợ, các dãy nhà lớn được xây dựng rộng rãi, khang trang. Tuy nhiên, từ khi khánh thành tới nay, chỉ có một nhóm tiểu thương tập trung buôn bán ở một góc bên trái chợ.
Trong chợ có khoảng 10 quầy hàng tạp hóa bán bánh kẹo, thuốc chữa bệnh và quần áo. Các quầy hàng này hoạt động không thường xuyên, thỉnh thoảng hay đóng cửa vì không có khách.
Video đang HOT
Ở góc bên phải chợ, dãy nhà có mái che rộng lớn được thiết kế để bán thịt cá, rau củ quả… được bỏ hoang hơn một năm nay.
Đình chợ còn rất mới, rộng rãi, thoáng đãng nhưng duy nhất một tiểu thương dựng quầy buôn bán.
Ông Nguyễn Năng Quế, Chủ tịch mặt trận xã Tùng Ảnh lý giải việc chợ ít người tới buôn bán là do ngày trước khi xây chợ, theo tính toán sẽ thu hút người dân ở huyện Hương Sơn và một số xã trong huyện Đức Thọ tới đây buôn bán. Song kế hoạch đã đổ bể bởi chợ trung tâm của huyện Đức Thọ được xây mới và phát triển nên thu hút khách, hơn nữa một số người dân có thói quen đi chợ cũ, không đến chợ mới.
Trong chợ có hàng chục kiốt đang còn rất mới nhưng không ai thuê.
Phía trong đình chợ, kệ đựng hàng để buôn bán được vứt chỏng chơ.
Hàng ngày, hoạt động buôn bán trong chợ luôn ế ẩm. “Bỏ ra nhiều vốn đầu tư mua hàng, nhưng khách lại èo ọt. Chúng tôi vẫn hy vọng một ngày nào đó chính quyền có giải pháp để thu hút người dân tới chợ”, tiểu thương tên Liên nói.
Chợ Tùng Ảnh được họp vào buổi sáng các ngày trong tuần, tuy nhiên cứ đến khoảng 9h30 đã tan. Chủ tịch mặt trận xã thông tin thêm, vừa rồi huyện đã có quyết định thành lập hợp tác xã quản lý chợ Tùng Ảnh giao cho xã quản lý, mục đích là để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của chợ, khắc phục tình trạng vắng người qua lại buôn bán. “Sắp tới chúng tôi sẽ tổ chức một số hoạt động hội chợ, mời các công ty, trung tâm thương mại về chợ làm các gian hàng quảng bá sản phẩm để thu hút người dân”, ông Quế nói.
Đức Hùng
Theo VNE
Chợ xây tiền tỉ bỏ hoang
Chợ Nghĩa Hiệp (xã Nghĩa Hiệp, H.Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên) được xây dựng với kinh phí hàng tỉ đồng, nhưng hơn 6 năm nay bỏ hoang.
Chợ không có người họp nên trở thành nơi để ô tô- Ảnh: Trần Hồ
Chợ Nghĩa Hiệp được quy hoạch xây dựng chợ dân sinh kết hợp trung tâm dịch vụ thương mại với diện tích gần 1 ha; số vốn dự kiến lến đến 20 tỉ đồng, trong đó, có 2 dãy lán chợ mái che với số vốn đã giải ngân trên 2 tỉ đồng. Thế nhưng khu chợ mới xây dựng này vắng tanh, chẳng có người bán lẫn người mua, cỏ dại mọc um tùm. Do bị bỏ hoang nên các mái tôn hư hỏng, mục nát, các thanh sắt hoen rỉ, nền chợ bị xới tung. Một số người dân tận dụng khu đất trống để tập kết nguyên vật liệu xây dựng hoặc để ô tô.
Ông Nguyễn Văn Thành, người dân ở thôn Thánh Xá, xã Nghĩa Hiệp bức xúc: "Chợ xây tại vị trí không hợp lý, lại xa trung tâm dân cư, công trình chưa hoàn thiện, thiếu thốn nhiều thứ như: nước, điện, khu vệ sinh, bãi để xe,...thế mà chính quyền bắt người dân vào họp thì ai vào!".
Chị Bùi Thị Thúy, chủ quán phở gần chợ cho biết: "Chợ này xây lâu lắm rồi, nhưng từ khi xây xong chỉ được một vài lần người dân vào họp chợ, do chính quyền bắt vào dịp giáp Tết, nhưng sau Tết người dân lại... ra. Không người mua, nên những tiểu thương ở đây cũng không vào chợ nữa, họ lại quay về chợ cóc cũ bên đường".
Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, cách chợ mới xây chưa đầy 1 km, chợ Đình (chợ cóc) lại hoạt động sôi động, thu hút người mua người bán, nhưng họp ngay bên lề đường.
Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Dự, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hiệp cho biết, chợ được xây dựng từ năm 2009, do UBND xã làm chủ đầu tư, kinh phí huy động nhân dân đóng góp, chợ xây dựng theo tiêu chí nông thôn mới. Mặc dù cơ bản đã xây dựng xong, nhưng người dân vẫn không vào họp.
"Chúng tôi vẫn chưa nắm rõ nguyên nhân chợ mới xây khang trang, sạch sẽ thì người dân không vào, còn chợ cóc lại đông đúc, tấp nập người mua bán. Khi đưa ra họp lấy ý kiến trong nhân dân thì người dân đều nhất trí, đồng ý, nhưng khi xây xong thì không vào. Chúng tôi đã vận động nhiều lần rồi nhưng vẫn không có kết quả. Chúng tôi đang có kế hoạch quyết tâm đưa chợ vào hoạt động", ông Dự nhấn mạnh.
Trần Hồ
Theo Thanhnien
Nhiều bến xe ở Hà Tĩnh đang 'chết yểu' Không có khách tới mua vé, lượt xe ra vào thưa thớt, nhiều bến xe tuyến huyện ở Hà Tĩnh đang rơi vào tình trạng 'sống dở, chết dở'. Bến xe thị xã Hồng Lĩnh (đóng tại phường Đậu Liêu) được xây dựng năm 2010 trên khu đất rộng 15.000 m2, kinh phí hơn 8 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách. Với...