Chở 13.000 khách/ngày, buýt nhanh Hà Nội đang có dấu hiệu quá tải
Với trung bình 13.000 hành khách mỗi ngày, buýt nhanh đang có dấu hiệu quá tải trong thời gian gần đây.
Ngày 10.9, đoàn đại biểu HĐND Hà Nội cùng lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội đã tổ chức đi thực tế tuyến buýt nhanh số 01 (Kim Mã – Yên Nghĩa).
Theo báo cáo của Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị (Sở GTVT Hà Nội), 8 tháng kể từ ngày BRT Hà Nội chính thực vận hành đã thực hiện được hơn 82.000 lượt xe, vận chuyển trên 3,2 triệu lượt khách.
Mỗi ngày bình quân có 13.000 lượt hành khách đi buýt nhanh, trung bình 70 khách/lượt xe. Ngày cao điểm có 18.000 hành khách, 120 hành khách/xe. Vào các khung giờ cao điểm, buýt nhanh có dấu hiệu quá tải.
Buýt nhanh BRT đang có dấu hiệu quá tải. Ảnh: Lê Hiếu.
Sau 8 tháng hoạt động, buýt nhanh BRT đã đạt thành công bước đầu, tỷ lệ chạy đúng giờ đạt gần 99%, thu hút được nhiều đối tượng hành khách như: cán bộ công chức, người cao tuổi, trẻ em.
Trao đổi với Zing.vn, ông Nguyễn Hoàng Hải, Giám đốc Trung tâm Quản lý điều hành giao thông đô thị, cho biết tuyến BRT đi vào hoạt động, một bộ phận không nhỏ người dân đã chủ động chuyển từ phương tiện cá nhân sang sử dụng phương tiện công cộng.
Kết quả khảo sát cho thấy 23% hành khách sử dụng BRT hiện nay chuyển từ phương tiện cá nhân sang.
Tuy nhiên, với mặt bằng chung tại Hà Nội, lượng hành khách sử dụng phương tiện công cộng đã sụt giảm đáng kể. Năm 2014 đạt 506 triệu lượt, sang năm 2015 giảm xuống còn 469 triệu lượt, năm 2016 còn 436 triệu lượt và 2017 dự kiến đạt 450 triệu lượt.
“Hiện nay buýt nhanh vẫn tồn tại một số bất cập như các phương tiện vẫn lấn làn BRT. Việc trung chuyển hành khách giữa BRT và buýt thường chưa phù hợp; một số nhà chờ chưa thuận tiện cho người khuyết tật”, ông Hải nói.
Video đang HOT
Trước thực trạng này, lãnh đạo Sở GTVT Hà Nội tiếp tục kiến nghị lực lượng công an, thanh tra giao thông tiếp tục xử lý vi phạm trên hành lang BRT. Bên cạnh đó, tổ chức các điểm trông giữ xe đạp, xe máy phục vụ hành khách gửi xe trung chuyển sang sử dụng buýt nhanh.
Sau khi trải nghiệm BRT, ông Phạm Đình Đoàn, đại biểu HĐND TP cho rằng hiện nay hiệu quả sử dụng làn đường dành riêng của buýt nhanh chưa cao.
Sở GTVT phải nghiên cứu để cho buýt thường và phương tiện khác chạy vào, tăng tần suất buýt nhanh vào các khung giờ cao điểm và giảm tần suất ở giờ thường.
Trước đó, ngày 28/4, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo thí điểm cho xe buýt thường đi vào làn xe buýt nhanh BRT và nghiên cứu mở rộng thêm các phương tiện khác vì việc buýt nhanh một mình một đường là chưa hợp lý.
Theo Văn Chương (Zing)
Buýt nhanh Hà Nội vắng khách dù đi làn riêng
Được đầu tư hiện đại và đi làn đường riêng, xe buýt nhanh ở Hà Nội chỉ đạt trung bình 41 khách mỗi lượt trong khi thiết kế xe có thể chở tối đa cùng lúc 90 người.
Tuyến buýt nhanh BRT 01 (Yên Nghĩa - Kim Mã) có chiều dài 14,77 km, sử dụng 26 xe. Dọc tuyến có 21 nhà chờ và hai điểm đầu cuối hoạt động trong làn đường dành riêng. Dự án khởi công năm 2013, chính thức vận hành đầu năm 2017.
Xe buýt nhanh có tốc độ trung bình trên tuyến gần 20 km/giờ, vận tốc ổn định và đúng kế hoạch do được hoạt động trong làn đường dành riêng.
Lúc 14h ngày 5/4, nhà chờ tại Kim Mã khá vắng vẻ.
Một nhân viên thảnh thơi làm vệ sinh tại nhà chờ Bến xe Yên Nghĩa.
Cảnh vắng khách đã quen thuộc với xe buýt nhanh, nhất là giờ thấp điểm. Nhiều thời gian trong ngày, có những chặng xe chỉ một hành khách hoặc chạy xe không.
Giờ cao điểm, BRT đông khách hơn nhưng cũng không đủ lấp đầy ghế. Khách học sinh, sinh viên chiếm một tỷ lệ khá cao.
Theo đơn vị quản lý buýt nhanh, sau hơn 3 tháng vận hành, loại hình vận tải này có bình quân 41,1 hành khách mỗi lượt; 13.600 hành khách mỗi ngày. Ngày cao nhất, xe buýt nhanh vận chuyển 17.400 lượt hành khách.
"Mỗi ngày chúng tôi bán ra khoảng 200 vé lẻ, có ngày cao hơn, lượng khách đông nhất vào giờ tan tầm", một nhân viên bán vé nói.
Giá vé mỗi lượt là 7.000 đồng.
Tuyến buýt nhanh này có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD (hơn 1.000 tỷ đồng).
Giá mỗi chiếc xe buýt để lăn bánh trị giá hơn 5 tỷ đồng.
Xe đông khách nhất vào các múi giờ 7h-8h30 và 17h30-18h30.
Tuy nhiên, tại phiên làm việc của tập thể lãnh đạo UBND thành phố sáng 28/4, Chủ tịch Hà Nội cho rằng lượng khách cao nhất của buýt nhanh chưa đạt 48 người mỗi lượt trong khi sử dụng làn xe riêng là chưa hợp lý.
"Sở Giao thông cần nghiên cứu, làm việc với Tổng công ty Vận tải để trước mắt thí điểm 6 tháng việc cho các loại xe buýt khác đi vào làn BRT, sau đó nghiên cứu mở rộng thêm một số phương tiện", ông Chung chỉ đạo.
Ngọc Thành
Theo VNE
Làm mọi cách buýt nhanh vẫn... không nhanh hơn buýt thường Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là tới ngày tuyến buýt nhanh đầu tiên của Hà Nội từ Yên Nghĩa - Kim Mã sẽ chính thức đi vào hoạt động (1/1/2017). Sáng 25/12, PV đã có cuộc khảo sát theo hành trình chạy thử nghiệm kỹ thuật của xe buýt nhanh từ bến xe Yên Nghĩa (Q.Hà Đông) tới bến xe Kim...