Chịu tiếng “viển vông”, ông Bồn có trang trại “khủng” 5 tỷ đồng
Khoảng 7ha đất cát ven biển được lão nông Nguyễn Văn Bồn ( Quảng Bình) “hô biến” thành trang trại trù phú nuôi gà, lợn, bò, đào ao thả cá, trồng cỏ…, mỗi năm đưa lại thu nhập gần 5 tỷ đồng, khiến nhiều ngườ i khâm phục và ngưỡng mộ.
Lão nông mang tiếng “viển vông”
Giữa cái nắng như đổ lửa của đất Quảng Bình, chúng tôi đến gặp lão nông Nguyễn Văn Bồn (58 tuổi, ở thôn 2, xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch). Ông Bồn đang sở hữu mô hình trang trại tổng hợp được đánh giá là một trong những trang trại hoạt động hiệu quả nhất. Đặc biệt, trang trại trù phú trị giá nhiều tỷ đồng đó trước kia là những đồi cát mênh mông.
Nhờ áp dụng kỹ thuật công nghệ cao trong chăn nuôi, ông Bồn thu về tiền tỷ mỗi năm. Ảnh: Trần Anh
Trước đây, với nhiều người dân vùng biển Bố Trạch, việc làm trang trại trên cát là một chuyện rất xa vời và có phần “viển vông”. Bởi đây là vùng đất trên cát dưới sỏi, mùa đông thiếu nước trầm trọng, mùa hè mưa xối xả lại là rốn lũ. Nhưng ông Nguyễn Văn Bồn đã có suy nghĩ ngược lại, ông bắt tay vào đầu tư, khai hoang phục hóa gây dựng trang trại này từ năm 2002.
Ông Nguyễn Văn Bồn hồi tưởng lại: “Khi bắt đầu lập nghiệp khai khẩn đồi cát trắng có rất nhiều khó khăn khó có thể liệt kê ra hết. Lúc bấy giờ có mấy ai dám đầu tư làm trang trại trên cát, tôi vừa làm vừa học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Ngày ra đồi cát bắt tay gây dựng trang trại, ai cũng nhìn tôi ngao ngán. Có người còn buông tiếng rằng tôi rỗi hơi thì nghỉ ngơi cho khỏe, ai lại “viển vông” đi “đánh trận giả” với những đồi cát hoang vắng bao giờ… Nhưng mình đã xác định rồi nên cứ âm thầm làm…”.
Bao nhiêu công sức, bao nhiêu mồ hôi, tiền bạc bỏ xuống mấy đồi cát hoang, rồi cũng có ngày trang trại của ông Bồn nên hình nên dạng. Chỗ này ông trồng cây, chỗ khác ông làm chuồng nuôi lợn, nuôi gà.
Video đang HOT
Nhưng làm giàu chưa nên, năm 2010 khi dịch tai xanh bùng phát, đàn lợn trong chuồng nhà ông Bồn chết hết. Người ta phục ông bởi ý chí làm giàu nhưng cũng thương xót cho tình cảnh đứng trước bờ phá sản của ông Bồn.
Giờ đây, sau 8 năm mạnh dạn đầu tư, đúc rút kinh nghiệm, học hỏi kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, nhìn vào thành quả của ông Bồn không ai là không thán phục. Hiện tại, trang trại ông Bồn nuôi 1 chuồng 40 lợn nái, 300 con lợn thịt. Trung bình mỗi năm, ông Bồn xuất bán khoảng 1.000 con lợn thịt ra thị trường. Đàn bò 20 con cứ lớn lên là ông Bồn bán bớt để tập trung chăm sóc lứa bò mới. Đàn gà hơn 5.000 con mỗi lứa với nhiều loại gà khác nhau: Gà Đông Tảo, gà ta, gà lai… Mỗi năm, ông Bồn xuất chuồng khoảng 1 – 2 vạn gà thịt, cho thu nhập khoảng 2 tỷ đồng. Với khoảng 1,2ha mặt nước, ông Bồn tập trung thả cá, mỗi năm thu hoạch hơn 20 tấn, cho thu nhập khoảng 600 triệu đồng.
Nhiều rủi ro nhưng không nản chí
Ngoài trực tiếp sản xuất trang trại tổng hợp, ông Bồn còn là đại lý cung cấp gà giống cho một công ty lớn ở phía Bắc. Mỗi năm gia đình ông phân phối hơn 100 vạn gà giống khắp nhiều tỉnh miền Trung.
Nhấp chén trà, ông bồi hồi tâm sự: “Trong 16 năm làm trang trại, tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn. Ngoài thiệt hại bởi dịch tai xanh trên đàn lợn năm 2010 còn là thiệt hại do bão, lũ lớn trong các năm 2010, 2013, 2017. Mỗi lần bão qua là trang trại lại thiệt hại, nhưng sau bão gia đình cùng nhau dựng lại trang trại, lại bắt tay vào chăn nuôi, trồng trọt. Làm kinh tế nông nghiệp nhiều lúc khó khăn nhưng gia đình luôn đồng tâm hiệp lực, một nghề không chín, chín mười nghề không nên và quyết tâm bám nghề, làm cho chắc chắn, thà làm ít nhưng làm hiệu quả…”.
Ông Bồn chia sẻ thêm: “Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, trước hết phải xây dựng hệ thống chuồng trại bảo đảm an toàn về mặt kỹ thuật, phòng tránh dịch bệnh. Nắm chắc các kỹ thuật từ khâu lựa chọn con giống đạt chất lượng tốt đến khâu chăm sóc cũng như đảm bảo trọng lượng vật nuôi xuất chuồng”.
Hiện tại, ông Nguyễn Văn Bồn đã cho đắp bờ kênh cao để chống lũ, cho lắp hệ thống tưới tiêu tự động đảm bảo không thiếu nước mùa khô. Ông cũng không ngần ngại truyền đạt kinh nghiệm làm trang trại, nhất là kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho bà con các vùng phụ cận.
Ông Nguyễn Minh Quan – Chủ tịch UBND xã Trung Trạch cho biết: “Trang trại của gia đình ông Nguyễn Văn Bồn là mô hình tiêu biểu, đáng để bà con trong xã học tập. Chính quyền địa phương rất quan tâm và giúp đỡ hết sức, tạo điều kiện tốt nhất cho ông Bồn phát triển kinh tế. Với nhận thức phát triển kinh tế trang trại bền vững lâu dài, ông Bồn đã cho con trai đi học thú y để về phục vụ cho việc phát triển trang trại của gia đình”.
Với những nỗ lực vượt khó, vươn lên làm giàu không ngừng nghỉ, ông Nguyễn Văn Bồn đã vinh dự được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ và được bình chọn là 1 trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018.
Theo Danviet
Hơn 3.000 tỷ đồng tiếp sức đồng bào DTTS giảm nghèo, vươn lên
Đến quý I.2018, các chương trình cho vay dành riêng cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ đạt doanh số 3.094 tỷ đồng. Nguồn vốn tín dụng phục vụ đồng bào DTTS đã góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững.
Gần100% hộ đồng bào DTTS được vay vốn
Đến nay, Ngân hàng CSXH quản lý trên 20 chương trình tín dụng chính sách và các dự án, tổng dư nợ đạt 177.735 tỷ đồng, với 8,4 triệu món vay của trên 6,7 triệu khách hàng đang còn dư nợ. Trong đó, trên 1.478 nghìn khách hàng là hộ đồng bào DTTS đang thụ hưởng hầu hết các chương trình tín dụng tại Ngân hàng CSXH, với tổng dư nợ 43.376 tỷ đồng (chiếm 24,4%/tổng dư nợ), dư nợ bình quân một hộ đồng bào DTTS đạt hơn 29 triệu đồng (trong khi bình quân chung tất cả các hộ là 26 triệu đồng/hộ).
Được vay vốn tín dụng ưu đãi, gia đình anh Đinh Cất (dân tộc A Rem, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) đã đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả. Ảnh: N.N
Nguồn vốn cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách chủ yếu đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi trâu, bò, xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình nước sạch, vệ sinh môi trường, hỗ trợ kinh phí học tập... đã góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống, làm chuyển biến nhận thức, cách thức làm ăn cho hàng triệu lượt hộ, giúp cho hộ nghèo, đặc biệt là đối với các địa bàn của huyện nghèo, vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa, hộ đồng bào DTTS tự tin và tăng dần vị thế trong xã hội, từng bước quen dần với cơ chế thị trường.
Nguồn vốn tín dụng ưu đãi do Ngân hàng CSXH đầu tư cho gần 100% hộ đồng bào DTTS tại các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, tại vùng sâu, vùng xa, có những hộ đã vay vốn từ 2 đến 3 chương trình tín dụng ưu đãi.
Còn nhiều khó khăn
Ngoài những thuận lợi, chương trình cho vay tín dụng dành riêng cho đồng bào DTTS cũng gặp không ít khó khăn.
Cụ thể, việc bố trí nguồn vốn đôi khi còn chưa kịp thời, chưa đảm bảo; mức cho vay tối đa từng chương trình còn thấp; việc xác nhận đối tượng được thụ hưởng chính sách đối với cơ sở cấp xã đôi lúc còn gặp khó khăn... Ngoài ra, còn một bộ phận hộ đồng bào DTTS sử dụng vốn vay chưa hiệu quả; một số hộ đồng bào DTTS vay vốn đi xuất khẩu lao động chưa đáp ứng được yêu cầu làm việc... Trong khi đó, tập quán sản xuất và việc sử dụng vốn vào sản xuất của một bộ phận hộ DTTS hiệu quả còn thấp, khả năng mất vốn cao.
Ngân hàng CSXH đã kịp thời thực hiện nhiều biện pháp xử lý nợ như: gia hạn nợ tối đa, khoanh nợ, xóa nợ để bảo vệ quyền lợi của khách hàng khi bị rủi ro bất khả kháng; song, vẫn còn những món vay không gia hạn nợ được phải chuyển nợ quá hạn.
Để tháo gỡ những khó khăn này, cần có những giải pháp triệt để. Cụ thể, Thủ tướng Chính phủ cần ổn định và duy trì nguồn vốn nhà nước đầu tư cho tín dụng chính sách và bố trí nguồn vốn kịp thời; UBND các tỉnh, thành phố hàng năm cần bổ sung nguồn vốn từ ngân sách tỉnh để ủy thác qua Ngân hàng CSXH cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách; chính quyền địa phương cần gắn kết hơn nữa trong việc đầu tư chương trình tín dụng chính sách này vào mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả; Mặt trận Tổ quốc cần tăng cường sự lãnh đạo, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội.
Ngoài ra, các tổ chức chính trị - xã hội, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc hoạt động của Hội cấp dưới, đặc biệt là nhiệm vụ của Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhất là kiểm tra việc sử dụng vốn của hộ vay...
Theo Danviet
Tiếp bài "Bố Trạch - Quảng Bình: Xã đề ra nhiều khoản phí vô lý khiến dân bức xúc": Yêu cầu chấm dứt việc thu các khoản không đúng quy định Liên quan đến việc UBND xã Cự Nẫm, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đề ra nhiều khoản phí khó hiểu rồi thông báo buộc dân nộp. Mới đây UBND huyện Bố Trạch đã thành lập đoàn kiểm tra và phát hiện một số khoản lệ phí mà xã này thu không đúng quy định, đồng thời yêu cầu chấm dứt việc thu những...