Chịu tai tiếng tránh thua thiệt
Trong cuộc trưng cầu dân ý vừa rồi, đa số cử tri Đan Mạch quyết định tiếp tục giữ khoảng cách chứ không xích lại gần hơn nữa với EU.
Thủ tướng Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen rời phòng bỏ phiếu trưng cầu dân ý ở trường Nyboder tại thủ đô Copenhagen ngày 3.12.2015 – Ảnh: Reuters
Cụ thể là Đan Mạch vẫn giữ nguyên những đặc quyền đặc lợi về chính sách đối nội, an ninh và tư pháp.
Khi xưa, EU buộc phải dành cho Đan Mạch những ưu đãi riêng này để đổi lấy sự phê chuẩn của họ đối với Hiệp ước Maastricht. Khi ấy, người dân Đan Mạch đã có tâm lý lo ngại bị thua thiệt trong trường hợp liên kết chặt chẽ hơn và thực chất hơn với EU nên đã đặt những điều kiện tiên quyết cho EU. Bây giờ, EU đang gặp phải nhiều khó khăn, thách thức mới và nội bộ phân rẽ, cái tâm lý lo ngại bị thua thiệt kia càng thêm phổ biến ở nước này.
Cử tri Đan Mạch muốn tránh bị thua thiệt nhưng đất nước này không tránh khỏi bị tai tiếng. Chính trong những hoàn cảnh khó khăn, phải cùng lúc đối mặt với nhiều thách thức như hiện tại, EU lại càng cần đến sự đồng thuận hài hòa trong nội bộ, sự hậu thuẫn mạnh mẽ của tất cả các thành viên cho những dự án hợp tác và liên kết chung, thể hiện thái độ tin tưởng và lạc quan về tương lai của EU.
Vậy mà giống như Anh, Đan Mạch đã không xích lại gần EU thêm mà tiếp tục chủ ý chỉ tận lợi chứ không đóng góp, chỉ tham gia ở mức độ cần thiết tối thiểu chứ không tối đa như có thể.
Khi xưa, nước này đã bị tai tiếng là ích kỷ và vụ lợi trong EU. Bây giờ, cái tai tiếng ấy càng thêm nặng và thêm có cơ sở. Nhưng thật ra EU phải chấp nhận điều này chứ không bị bất ngờ bởi Đan Mạch lâu nay vẫn hành xử theo phương châm thà chịu tai tiếng chứ không chấp nhận bị thua thiệt.
Video đang HOT
La Phù
Theo Thanhnien
Đan Mạch báo động an ninh toàn quốc sau 2 vụ nổ súng liên tiếp
Cảnh sát Đan Mạch đã đặt toàn bộ đất nước trong tình trạng báo động cao, đồng thời mở một cuộc truy lùng quy mô lớn sau khi xảy ra liên tiếp hai vụ xả súng ở thủ đô Copenhagen làm 2 người thiệt mạng và 5 cảnh sát bị thương.
An ninh đã được tăng cường tối đa tại Đan Mạch, đặc biệt ở thủ đô Copenhagen (Ảnh: GFI)
Cảnh sát Đan Mạch đưa ra thông báo trên sáng 15/2 sau khi tại thủ đô Copenhagen liên tiếp xảy ra hai vụ xả súng làm 2 người chết và 5 cảnh sát bị thương.
Vụ xả súng mới nhất xảy ra tại một giáo đường Do Thái ở trung tâm thủ đô khiến một người chết và 2 cảnh sát bị thương. Vụ việc đã khiến sân ga lớn Norreport ở gần đó phải đóng cửa.
Trước đó, một tay súng cũng đã tấn công một quán cà phê ở Copenhagen đúng thời điểm diễn ra cuộc tranh luận về đạo Hồi và tự do ngôn luận.
Cuộc tranh luận mang chủ đề "Nghệ thuật, Lời báng bổ và Tự do ngôn luận", có sự tham dự của Đại sứ Pháp tại Đan Mạch Francois Zimeray và họa sĩ người Thụy Điển Lars Vilk. Các tay súng đã bắn chết một người và làm 3 cảnh sát bị thương trước khi bỏ trốn. Rất may cả Đại sứ Zimeray và họa sĩ Vilks đều thoát nạn.
Năm 2007, họa sĩ Lars Vilks cũng từng trở thành mục tiêu tấn công của những kẻ Hồi giáo cực đoan sau khi ông vẽ tranh biếm họa Nhà tiên tri Mohammad của người Hồi giáo. Cảnh sát Đan Mạch cho rằng vụ tấn công lần này chủ ý nhằm giết họa sĩ này.
"Tất cả mọi việc đều được lên kế hoạch kỹ càng và cách thức diễn ra cho thấy đây là một vụ tấn công khủng bố", thông báo báo chí của cảnh sát Đan Mạch nêu rõ.
Hiện cảnh sát Đan Mạch đang tiến thành cuộc truy lùng quy mô lớn để nhanh chóng tìm ra thủ phạm và hiện chưa có thông tin nào cho thấy hai vụ tấn công có liên quan đến nhau.
Theo các bức ảnh do cảnh sát công bố, thủ phạm tiến hành vụ tấn công ở quán cà phê là một nam thanh niên 25-30 tuổi có ngoại hình giống người Ả rập.
Thủ tướng Đan Mạch gọi các vụ tấn công này là hành động khủng bố và là một âm mưu ám sát mang động cơ chính trị.
"Chúng tôi sẽ làm mọi việc để tìm ra những kẻ liên quan và đưa ra trước vành móng ngựa", Thủ tướng Thorning-Schmidt tuyên bố, đồng thời cho biết vấn đề ưu tiên hiện nay là phải bắt giữ ngay các thủ phạm.
Mỹ, Pháp, Đức và Ủy ban châu Âu (EC) cũng đã kịch liệt lên án các vụ tấn công.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius lên án vụ tấn công bằng ngôn từ mạnh mẽ nhất. Thủ tướng Pháp Francois Hollande cho biết sẽ cử Bộ trưởng Nội vụ Bernard Cazeneuve cấp tốc tới Copenhagen để phối hợp điều tra.
Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier nhấn mạnh: "Cộng đồng quốc tế cũng như các nước sẽ không bao giờ khuất phục trước các hành động khủng bố. Chúng tôi luôn ủng hộ tự do và muốn bảo vệ, duy trì điều này cho người dân đất nước mình".
Người phát ngôn Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ Bernadette Meehan nêu rõ "Mỹ lên án vụ xả súng tồi tệ ở Copenhagen", đồng thời tuyên bố Washington sẵn sàng hộ trợ điều tra và đã liên lạc với giới chức Đan Mạch.
Tuyên bố của EC đăng trên tờ "Tiêu điểm" của Đức ngày 14/2 nêu rõ "châu Âu luôn sát cánh cùng Đan Mạch vì sự tự do ngôn luận cũng như quyền được tự do bày tỏ chính kiến của mình". EC khẳng định "lục địa già" sẽ không bị khuất phục trước các hành động khủng bố và gửi lời chia buồn tới các nạn nhân bị tấn công.
Vũ Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Chọn quốc kỳ mới của New Zealand: Không thành công cũng được danh Ở New Zealand đang diễn ra một sự kiện rất đặc biệt khi cử tri tham gia trưng cầu dân ý lựa chọn quốc kỳ mới. Cờ New Zealand (giữa, hàng thứ hai từ trên xuống) và 5 mẫu gợi ý để người dân lựa chọn Từ hơn 10.000 ý tưởng phác thảo, một ủy ban quốc gia đã lựa chọn ra 5...