Chịu phạt để được… ngoại tình?
Hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng có thể xảy ra những hậu quả đau lòng nhưng mức phạt mà dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực tư pháp đưa ra chắc hẳn sẽ khiến nhiều người chấp nhận chịu phạt để được “sống ngoài luồng”.
Bên cạnh đó, mức tiền phạt cũng có khoảng cách khá lớn, tạo điều kiện cho người có thẩm quyền muốn phạt cách nào là tùy vào… mối quan hệ với người vi phạm.
Tăng mức phạt gấp đôi
Dự thảo Nghị định này sẽ thay thế cho Nghị định 87/2001/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình và một số Nghị định có liên quan trong lĩnh vực tư pháp và phá sản.
Riêng trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, tại dự thảo lần này, hình phạt chính vẫn giữ nguyên như hiện hành (phạt cảnh cáo và phạt tiền). Tuy nhiên, hầu hết các mức phạt tiền đối với các hành vi được quy định trong dự thảo đều được tăng lên.
Cụ thể, đối với người đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Tương tự, những người chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng; hành vi kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn giữa những người cùng giới tính… cũng được áp dụng theo khung phạt này.
Nếu so với mức chế tài tại Nghị định 87/2001/NĐ-CP thì mức phạt tại dự thảo đã được Bộ Tư pháp đề xuẩt tăng lên gấp đôi (mức phạt hiện hành của các hành vi trên là từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng). Đây có lẽ là động thái để răn đe bất kỳ ai đang có tư tưởng “cải thiện” mối quan hệ ngoài chồng, ngoài vợ.
Nhưng trên thực tế, hành vi ngoại tình ngày càng phổ biến, nhất là trong giới công sở, tuy nhiên rất ít khi những vi phạm này bị các cơ quan chức năng xử lý đến nơi đến chốn, mặc dù hậu quả của hành vi này đã khiến nhiều gia đình tan nát, nhiều trẻ nhỏ bơ vơ vì mất cha, mất mẹ.
Lý do của thực trạng này là do chế tài còn nhẹ và một phần cũng do người trong cuộc (phía bị phản bội) ngại nói ra những bi kịch của gia đình cho người ngoài biết. Họ chấp nhận hy sinh hạnh phúc bản thân để giữ mái ấm gia đình cho con cái. Nắm được tâm lý này, nhiều ông chồng/bà vợ đã mặc nhiên coi mối quan hệ ngoài hôn nhân này như là “quyền nhân thân” bất khả xâm phạm.
Vì hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn làm xói mòn đạo đức, niềm tin trong mối quan hệ vợ chồng, cha (mẹ)/con. Bởi vậy, để hạn chế những vi phạm có thể xảy ra, nên chăng dự thảo cần tăng mức phạt cao hơn nữa. Bên cạnh hình phạt bổ sung là buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm cũng cần thiết có những hình thức phạt bổ sung khác như thông báo về cơ quan, đơn vị hoặc tổ dân phố nơi người vi phạm công tác và sinh sống.
Video đang HOT
Hình thức phạt này vừa nhằm phối hợp với các cơ quan, đơn vị … tác động, khuyên bảo hoặc xử lý người vi phạm; đồng thời tâm lý của người vi phạm nếu biết mối quan hệ bất chính của mình sẽ bị công khai rộng rãi thì sẽ suy nghĩ và hành động chín chắn hơn để tránh cái nhìn xoi mói từ dư luận…
Bên cạnh quan điểm trên, một số ý kiến cũng cho rằng dự thảo không nên đưa ra khoảng cách quá lớn cho khung hình phạt này. Vì cùng là hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng và chưa gây hậu quả nghiêm trọng (nếu gây hậu quả nghiêm trọng, theo Bộ luật hình sự, hành vi này có thể phạt tới 3 năm tù giam) mà khung hình phạt có mức từ 200.000 đồng – 1 triệu đồng là không hợp lý, bởi điều này sẽ dễ phát sinh những tiêu cực trong quá trình xử phạt.
Người vi phạm dễ “nhờn luật”
Ngoài các hình phạt trên, dự thảo còn đề xuất phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi môi giới kết hôn bất hợp pháp; thực hiện kết hôn giả nhằm mục đích xuất cảnh; hoặc lợi dụng việc đăng ký kết hôn nhằm mục đích trục lợi, xâm phạm tình dục, bóc lột sức lao động.
Bộ Tư pháp cũng đề xuất phạt tiền từ 1 – 5 triệu đồng đối với một trong các hành vi: khai báo gian dối để đăng ký việc cho, nhận con nuôi; lợi dụng việc cho, nhận con nuôi để không vi phạm chính sách dân số; lợi dụng việc làm con nuôi của người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước…
Đối với hành vi dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu nhận trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích vụ lợi… dự thảo đề xuất mức phạt từ 3 – 10 triệu đồng.
Cũng theo dự thảo, nếu có hành vi tổ chức việc kết hôn cho người chưa đến tuổi kết hôn; hoặc cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Toà án buộc chấm dứt quan hệ đó có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 400.000 đồng. Đây được coi là mức phạt khá nhẹ, dễ khiến đối tượng vi phạm “nhờn luật”, bởi hiện nay hành vi này cũng đang diễn ra khá phổ biến, không chỉ ở nông thôn mà ngay giữa những đô thị lớn.
Theo Dantri
Người đấu tranh 23 năm để được giải oan
Đang đương chức Phó phòng Nông nghiệp huyện, ông Nguyễn Thành Trung bỗng nhiên bị bắt tạm giam với những tội danh không có thực. 23 năm vật lộn, nay ông đã được giải oan nhưng bản án vẫn chưa được thi hành.
Câu chuyện về ông Nguyễn Thành Trung (SN 1952, trú tại khu vực 2, P.1, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) bị cơ quan Viện kiểm sát huyện Vị Thanh (cũ) truy tố, bắt tạm giam từ năm 1988 đến năm 2011 mới có quyết định giải oan, đang trở thành chủ đề nóng của dư luận TP Vị Thanh.
Ông Trung bị truy tố trước hành vi không có thực: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".
Bắt người 4 ngày mới đọc lệnh
Những ngày cuối tháng 2/2013, chúng tôi tìm đến nhà ông Trung. Ở cái tuổi 62, ông Trung không còn nhạy bén như thuở nào.
Ông bước đi khó nhọc, tay chống gậy, chân khập khiễng lết từng đoạn vì bệnh tật. Thân hình gầy rộc xạm đen, yếu ớt.
Ông cất tiếng thở dài, nhớ về quãng thời gian cay đắng, tủi nhục, mất hết mọi thứ trong xã hội, cuộc sống.
"Chuyện của đời tôi dài lắm, như một cuốn phim buồn" - ông nói.
Tuy nhiên, khi bị oan, ông vẫn mang trong mình một niềm tin mãnh liệt, rằng có ngày mình sẽ được... giải oan.
"Tôi bị bệnh viêm tủy lồng ngực, ảnh hưởng đến cả chân tay. Ngày xưa khi là thanh niên du kích Hỏa Lộ, huyện Long Mỹ, Cần Thơ (cũ), tôi vào sinh ra tử không sợ chết. Hòa bình, tôi trở về quê với chế độ thương binh 35%. Tôi như chết dần chết mòn và tất cả đều suy sụp sau 23 năm là bị oan..."- ông Trung tâm sự buốt lòng.
Cũng theo ông Trung, từ ngày 28/4/1988, ông bị bắt tạm giam và đến 2/5/1988 ông mới nghe đọc quyết định này. Khi ông bị bắt, họ chỉ nói với ông bằng miệng.
Ông Trung đau đớn lật lại hồ sơ 23 năm oan trái của mình.
Ông bị bắt với 2 nội dung cáo buộc: "Là chủ mưu khiếu nại, đòi bồi thường của 16 căn hộ đòi bồi thường giải tỏa và một số sai phạm kinh tế khác".
Ông bị tạm giam 3 tháng, sau đó được tạm tha và vụ án rơi vào im lặng đến 2011 mới được giải oan.
Quyết định vội vàng, mất cả sự nghiệp
Viện kiểm sát Hậu Giang kết luận, khoảng 3/1983, ông Nguyễn Thành Trung làm Chủ nhiệm HTX Vị Thắng. Trước khi hỗ trợ cho Công ty ôtô Hậu Giang cũ (là đơn vị kết nghĩa), ông Trung đã thông qua với Ban chủ nhiệm và Ban kiểm soát.
Thời điểm này, ông Trung đã duyệt cho Nông trường Công ty ôtô Hậu Giang vay vật tư nông nghiệp để sản xuất, giá trị tương đương 4.382kg lúa. Khoản nợ này đã được thông qua trước xã viên.
Đến 8/1985, ông Trung bàn giao chức vụ Chủ nhiệm HTX để nhận nhiệm vụ Phó phòng Nông nghiệp huyện Vị Thanh. Khi bàn giao, có cấp ủy, ủy ban tới dự và ghi số nợ này vào biên bản bàn giao.
Quyết định tạm tha
Tiếp đến, ngày 30/3/1987, ông Trung đề nghị Công ty vật tư NN huyện Vị Thanh xin mua một số vật tư cho gia đình sử dụng và được ông Trần Văn Rạng - GĐ doanh nghiệp này bán ghi nợ trả sau có 3 hóa đơn kèm theo.
Theo ông Rạng, thời điểm này có nhiều cán bộ huyện được ưu đãi, mua ghi nợ kiểu như ông Trung.
Ngày 19/9/1988, ông Trung đã mang tiền đến chi trả, nhiều hơn số tiền ghi nợ là 96.783 đồng (do tính giá hiện hành).
"Không thể cho rằng ông Nguyễn Thành Trung đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để "mượn" rồi chiếm đoạt tài sản của Nhà nước như kết luận của Viện kiểm sản nhân dân huyện Vị Thanh (nay là TP. Vị Thanh)" - kết luận giải oan khẳng định.
Ngoài ra, kết luận còn cho thấy, việc Viện kiểm sát huyện Vị Thanh khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thành Trung từ ngày 2/5/1988 đến 24/7/1988, về tội danh: "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" là không đúng với quy định của pháp luật.
" Tôi mất hết sự nghiệp, thanh danh, tủi nhục quá lâu. Đời người sống được bao năm đâu, mà 23 năm bị đưa đẩy, chìm trong vòng lao lý oan ức. Không chỉ bản thân tôi, mà hệ lụy cả gia đình, người thân là không giá nào trả hết được" - ông Nguyễn Thành Trung tâm sự.
Theo ông Trung, ông đã đấu tranh suốt 23 năm qua. Các cơ quan chức năng cứ 'xô qua và đẩy lại'.
"Viện kiểm sát TP Vị Thanh chưa có một lời xin lỗi, nói chi chuyện bồi thường? Không biết họ định kéo dài đến bao giờ?" - ông Trung tâm sự.
Theo 24h
"Nhiệt tình" với DN, 1 cán bộ bị khởi tố Công ty TNHH Du lịch Hawaii đem giấy tờ thế chấp tại Ngân hàng NN-PTNT (Chi nhánh TPHCM) thì bị phát hiện (ảnh minh họa) Dù doanh nghiệp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính nhưng ông Lê Duy Khiêm, nguyên cán bộ của Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở TN-MT Bình Thuận vẫn giao sổ đỏ để đơn vị này...