Chịu nhiều sức ép từ làn sóng nhập khẩu, ô tô trong nước vẫn giữ thị phần
Dù ô tô sản xuất trong nước chịu nhiều sức ép từ xe nhập khẩu Thái Lan và Indonesia nhưng đến nay, các mẫu xe nội vẫn giữ được thị phần.
Dù ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước chịu nhiều sức ép từ xe nhập khẩu Thái Lan và Indonesia nhưng đến nay, các mẫu xe nội vẫn giữ được thị phần, thậm chí nhiều mẫu xe nội đang vươn lên dẫn dắt thị trường.
Ford Ranger là mẫu xe mới nhất được chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp tại Việt Nam
Cuộc đua tăng doanh số, giữ thị phần
Trong 9 tháng năm 2021, doanh số ô tô sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam đạt hơn 176 nghìn chiếc, trong khi xe nhập khẩu ở mức 82.982 chiếc. Thực tế, phần lớn ô tô bán chạy nhất thị trường đều là xe sản xuất, lắp ráp trong nước.
Trong Top 10 mẫu xe bán chạy tại thị trường Việt Nam từ đầu năm đến nay đa số là những mẫu xe sản xuất trong nước như: VinFast Fadil, Toyota Vios, Hyundai Accent…
Ngay cả tân binh Kia Seltos dù mới sản xuất và bán tại Việt Nam cũng liên tục lọt Top xe bán chạy nhất thị trường.
Ở chiều ngược lại, rất ít các mẫu xe nhập khẩu lọt vào “bảng vàng” doanh số. Hiếm hoi có một số mẫu xe nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia như: Mitsubishi Xpander (CBU), Toyota Corolla Cross lọt Top xe bán chạy nhưng đa phần có khoảng cách khá xa so với Top đầu là những mẫu xe sản xuất trong nước.
Trong năm 2021, doanh số của một số DN sản xuất ô tô trong nước cũng có mức tăng trưởng tốt hơn so với các doanh nghiệp FDI.
Dù tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hơn năm 2020 nhưng trong 9 tháng đầu năm, VinFast đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng 41% (25.527 xe so với 18.076 xe cùng kỳ năm trước). Thaco – Trường Hải cũng đạt mức tăng 14% (48.362 xe so với 42.126 xe cùng kỳ năm trước)…
Đối với các mẫu xe nhập khẩu, hiện chỉ có Mitsubishi Xpander (bản nhập khẩu) được coi là đối thủ xứng tầm đối với các mẫu xe lắp ráp trong nước.
Video đang HOT
Trong 9 tháng đầu năm, mẫu xe được đưa về từ Indonesia đã bán 8.592 xe, đạt mức tăng trưởng 14% so với cùng kỳ. Mặc dù hiện mẫu xe này đã được chuyển sang lắp ráp trong nước nhưng có vẻ phiên bản nhập khẩu vẫn được khách hàng ưa chuộng.
Từ xu thế trên, hiện nhiều doanh nghiệp FDI đang dần chuyển từ nhập khẩu sang lắp ráp các mẫu xe có doanh số tốt tại Việt Nam.
Như Mitsubishi Xpander đã được lắp ráp tại Việt Nam song song với nhập khẩu từ Indonesia. Hay Ford Việt Nam chuyển sang lắp ráp mẫu xe bán tải Ranger thay vì nhập khẩu từ Thái Lan…
Dù trải qua một năm khó khăn do dịch Covid-19 nhưng ngay sau khi lệnh giãn cách được nới lỏng, các mẫu xe cả nhập khẩu lẫn lắp ráp trong nước lại bắt đầu cuộc đua doanh số với hàng loạt các chương trình giảm giá, ưu đãi hay liên tục ra mắt các mẫu xe mới để thu hút khách hàng.
Như mẫu xe lắp ráp trong nước Toyota Vios hiện đang hỗ trợ lệ phí trước bạ lên tới 30 triệu đồng liên tiếp trong nhiều tháng. Hay Honda CR-V gộp cả chương trình ưu đãi hãng và đại lý đang giảm giá cao nhất tới 152 triệu đồng.
Hyundai Accent, Kia Cerato cũng có giá bán thực tế được xem là thấp nhất kể từ khi bán ra… Các chương trình ưu đãi, hỗ trợ nói trên giúp giá bán của nhiều mẫu xe lắp ráp giảm xuống mức thấp kỷ lục.
VinFast Fadil được coi là hình mẫu thành công trong việc sử dụng các chương trình ưu đãi mạnh tay để đạt mục tiêu doanh số. Nhờ hàng loạt các chương trình ưu đãi như: Hỗ trợ 100% phí trước bạ; Tặng voucher; Hỗ trợ lãi suất… đã khiến doanh số của mẫu xe này tăng vọt và liên tiếp trong nhiều tháng giữ “ngôi vương” doanh số thị trường.
Không chỉ giảm giá xe, các hãng cũng tung ra các mẫu xe mới, phiên bản nâng cấp như: Kia Sonet, Carnival, K3, Peugeot 2008, 3008, 5008… với chương trình ưu đãi cho khách hàng đặt xe sớm.
Đối với ô tô nhập khẩu, để cạnh tranh với xe lắp ráp, từ đầu năm, nhiều mẫu mới đã được giới thiệu tới khách hàng Việt Nam với giá bán thấp đáng ngạc nhiên, như: MG ZS nhập khẩu Thái Lan, Mazda CX-3, CX-30…
Mới đây nhất, một mẫu SUV cỡ nhỏ là Toyota Raize nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng nhờ được trang bị khá đầy đủ nhưng giá bán được cho là không tưởng, chỉ 527 triệu đồng. Giá bán này thậm chí còn thấp hơn các mẫu sedan hạng B đang bán tại Việt Nam…
Xe nội – xe nhập, lợi thế ra sao?
Toyota Raize là mẫu xe nhập khẩu mới nhất vừa ra mắt tại Việt Nam, có giá bán chỉ 527 triệu đồng
So sánh tương quan giữa hai dòng xe nhập khẩu và lắp ráp trong nước, nhiều nhiều chuyên gia cho rằng, lợi thế của xe nhập khẩu tại Việt Nam hiện nay chủ yếu dựa vào tâm lý “sính ngoại” của khách hàng khi cho rằng hàng nhập luôn tốt hơn hàng lắp ráp trong nước.
Tuy nhiên, trao đổi với PV Báo Giao thông, giám đốc một đại lý ô tô tại Hà Nội cho biết, điều này dường như không đúng bởi xe lắp ráp hiện nay dù ở Việt Nam hay bất kỳ nước nào đều phải tuân thủ, đạt tiêu chuẩn của nhà sản xuất mới được bán ra thị trường.
Do yêu cầu này nên chất lượng có thể xem là tương đương. Thậm chí, xe lắp ráp còn có thể nhỉnh hơn bởi mỗi hãng đều có bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm để phù hợp với thị hiếu, môi trường Việt Nam nên xe lắp ráp sẽ có phần phù hợp hơn khi sử dụng.
Trên thực tế, nhiều mẫu xe nhập khẩu khi bán tại Việt Nam đã gặp phải lỗi, trục trặc do không phù hợp với điều kiện khí hậu, giao thông…
“Về thị hiếu, xe lắp ráp có thể dễ dàng đa dạng các phiên bản, trang bị, giá bán để phục vụ nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau của khách hàng trong khi xe nhập khẩu khó làm được”, vị giám đốc chia sẻ thêm.
Theo một vị chuyên gia phân tích thị trường, một lợi thế của ô tô sản xuất lắp ráp trong nước là dễ dàng điều chỉnh giá bán hơn bởi giá thành lắp ráp xe tại Việt Nam hiện nay nhờ các chính sách ưu đãi đã rất tốt.
Còn với ô tô nhập khẩu, giá xe, các chi phí… gộp chung lại là giá thành gần như đều cố định nên giá bán rất khó có thể du di.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, từ trước đến nay, nhìn vào doanh số thị trường ô tô, xe nhập khẩu chưa bao giờ vượt qua được xe lắp ráp về lượng tiêu thụ.
Một phần cũng vì khi lắp ráp, các hãng đã chọn mẫu xe nào có dung lượng thị trường lớn để lắp ráp thì giá thành mới tốt để cạnh tranh. Bên cạnh đó, xe nhập khẩu còn phải phụ thuộc vào nguồn cung chứ không thể chủ động.
Tuy nhiên, theo một số ý kiến, xe nhập khẩu từ các nước ASEAN vẫn có những lợi thế nhất định so với xe sản xuất lắp ráp trong nước như: Được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu; Chi phí sản xuất thấp; Không phải chịu chi phí đầu tư, khấu hao thấp… nên vẫn là một đối thủ cạnh tranh với các mẫu xe nội địa trong thời gian tới.
Chưa kịp trình làng Toyota Raize tại Việt Nam đã khan hàng
Gia nhập thị trường trong giai đoạn cuối năm, sức mua tăng... khiến mẫu SUV đô thị Toyota Raize đang trong tình trạng khan hàng dù Toyota Việt Nam vẫn chưa chính thức trình làng, niêm yết giá bán.
Sau thị trường Indonesia, mẫu SUV cỡ nhỏ hạng A - Toyota Raize đang rục rịch gia nhập thị trường Việt Nam. Theo kế hoạch, Toyota Việt Nam trình làng mẫu xe này vào ngày mai (4.11) đồng thời niêm yết giá bán cho Toyota Raize.
Toyota Raize trình làng vào ngày mai (4.11)
Tuy nhiên, thực tế từ giữa tháng 10.2021 đến nay, một số thông tin hình ảnh về Toyota Raize đã được hé lộ, bên cạnh đó nhiều đại lý ủy quyền của Toyota Việt Nam cũng đã nhận đặt cọc từ những khách hàng muốn mua mẫu xe này.
Vốn đã có bước khởi đầu khá thành công tại một số thị trường trong khu vực Đông Nam Á lại gia nhập thị trường ô tô Việt Nam trong những tháng cuối năm - thời điểm sức mua có xu hướng gia tăng, đồng thời gán mác xe SUV giá rẻ nhất của Toyota... Không quá bất ngờ khi một mẫu xe mới như Toyota Raize ngay lập tức tạo được sức hút.
Khách đặt mua Toyota Raize thời điểm hiện tại có thể phải chờ đến tháng 1 - 2.2022 mới nhận được xe
Theo khảo sát của PV Thanh Niên, ở thời điểm hiện tại khách hàng đặt mua Toyota Raize tại Việt Nam khó có thể nhận được xe trong tháng 11 này. Các đại lý Toyota ở khu vực TP.HCM đều cho biết, lô xe Toyota Raize đầu tiên về Việt Nam hầu hết đã có chủ. Trong số này, phần lớn là những khách hàng đã đặt cọc mua xe từ những trước và đại lý sẽ giao xe trong tháng 11.2021. Trong khi đó, những khách hàng đặt mua Toyota Raize thời điểm hiện tại có thể phải chờ đến tháng 1 - 2.2022 mới nhận được xe.
Nhân viên bán hàng của đại lý Toyota khu vực quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết: "Lô xe đầu tiên nhập về Việt Nam mỗi đại lý chỉ nhận được chưa tới 20 xe. Hiện tại, đại lý đang nhận đặt cọc của những khách hàng mua Toyota Raize và sẽ giao xe sớm nhất trong tháng 1.2022".
Toyota Raize gia nhập thị trường Việt Nam theo diện xe nhập nguyên chiếc từ Indonesia
Trong khi đó ở các tỉnh phía Bắc, một số nhân viên bán hàng của các đại lý Toyota đã đưa ra "gợi ý" cho khách muốn mua Toyota Raize cần chi trả thêm khoảng 30 triệu đồng phụ kiện và bảo hiểm để nhận xe sớm. Trong đó, bao gồm 20 triệu đồng cho gói phụ kiện và gần 10 triệu đồng để mua bảo hiểm thân vỏ.
Đây thực chất là "bổn cũ" được các đại lý Toyota tại Việt Nam "soạn lại" mỗi khi hãng xe này tung ra một mẫu mã mới ở những thời điểm sức mua ô tô tại Việt Nam gia tăng. Trước đó, một số mẫu mã như Toyota Corolla Cross hay Toyota Land Cruiser thế hệ mới cũng từng có thời điểm bị đại lý đẩy giá lên tới hàng chục triệu đồng tiền phụ kiện, bảo hiểm kèm theo xe.
Toyota Raize gia nhập thị trường Việt Nam theo diện ô tô nhập khẩu nguyên chiếc từ Indonesia. Mẫu xe này được định vị thuộc phân khúc SUV cỡ nhỏ hạng A, cạnh tranh với KIA Sonet vừa được THACO AUTO mở bán từ tháng 10.2021.
Giá lăn bánh những mẫu SUV mới ra mắt tại Việt Nam Những tháng đầu năm, thị trường ôtô Việt Nam đón nhận một số mẫu xe mới ở nhóm SUV đô thị như Peugeot 2008, MG ZS 2021, Mazda CX-3 và Mazda CX-30. Giai đoạn đầu năm 2021, nhiều mẫu SUV được ra mắt thị trường Việt Nam ở cả phân khúc phổ thông và hạng sang. Đa phần trong đó là những mẫu...