Chịu áp lực nhiều, người Nhật Bản thay tên đổi họ, ‘bốc hơi’ khỏi cuộc sống cũ
Từ bỏ thân phận, trốn chạy khỏi xã hội và sống ẩn dật – đó là cách mà một số người Nhật Bản đã lựa chọn khi phải đối mặt với nợ nần, áp lực công việc hoặc hôn nhân tan vỡ. Họ được gọi là những người “bốc hơi”.
Theo trang Oddity Central (Anh), trong xã hội Nhật Bản, người “bốc hơi” phổ biến đến mức quốc gia này đã sử dụng một thuật ngữ dành riêng cho hiện tượng này – đó là “ johatsu”. Các johatsu không biến mất khỏi thế giới này mà chỉ đổi tên họ, nơi sinh sống và công việc. Họ gần như xoá bỏ toàn bộ những gì đã tạo ra trước đó.
Lý do phổ biến nhất khiến một số người muốn biến mất khỏi cuộc sống hiện tại là vì họ muốn thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực. Tuy nhiên, có một số yếu tố văn hoá nhất định đã khiến hiện tượng này trở nên phổ biến ở Nhật Bản hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Đó chính là nỗi xấu hổ khi phải đối mặt với những khoản nợ của gia đình, những cuộc hôn nhân tan vỡ hay áp lực trước văn hoá làm việc nổi tiếng khắc nghiệt của nước này. Nhiều người Nhật coi đó là những điều không thể chấp nhận được.
Những áp lực trong cuộc sống khiến họ có rất ít lựa chọn, như tự tước đoạt mạng sống của mình, làm việc không ngừng nghỉ cho đến chết thay vì sống mất thể diện. Nhiều người khác buộc phải trở thành johatsu.
Video đang HOT
Nhà xã hội học Nhật Bản Hiroki Nakamori đã nghiên cứu hiện tượng johatsu ở Nhật Bản trong nhiều năm. Ông cho biết thuật ngữ người “bốc hơi” bắt đầu được sử dụng ở quốc gia Đông Bắc Á này từ những năm 60, khi mọi người nhận ra rằng biến mất khỏi cuộc sống là điều dễ tốt nhất cả cho bản thân và gia đình của họ trước những áp lực tưởng chừng không thể vượt qua trong cuộc sống.
“Ở Nhật Bản, điều này tương đối dễ dàng. Cảnh sát sẽ không can thiệp vào cuộc sống riêng tư của công dân, trừ khi có lý do đặc biệt, như phạm tội hoặc tai nạn. Thậm chí, các thành viên trong gia đình cũng không thể can thiệp tìm kiếm hay xem thông tin tài chính của người thân. Những gì họ có thể làm là thuê một thám tử tư hoặc chờ đợi”, ông Nakamori nói.
Quyền riêng tư là một vấn đề lớn ở Nhật Bản, vì vậy những người quyết định trở thành johatsu hầu như có thể biến mất khỏi cuộc sống mà không lo bị phát hiện. Họ không cần bận tâm về việc bị phát hiện qua camera giám sát hoặc ai đó sử dụng thẻ tín dụng của mình tại các máy ATM.
Trong những năm gần đây, hiện tượng johatsu đang ngày phổ biến ở Nhật Bản, đến mức nhiều công ty đã mở dịch vụ chuyên giúp người “bốc hơi”, được gọi là dịch vụ “vận chuyển ban đêm”. Theo đó, các công ty này sẽ hỗ trợ các johatsu lập kế hoạch biến mất và cung cấp chỗ ở tạm thời tại các địa điểm bí mật cho họ.
Chủ một dịch vụ “vận chuyển ban đêm” nói với Tạp chí TIME rằng tùy thuộc vào số lượng tài sản khi khách hàng muốn bỏ trốn, khoảng cách họ muốn cất giấu và thời điểm “bốc hơi”, giá của dịch vụ này dao động trong khoảng 450 USD đến 2.600 USD. Dẫn theo trẻ em hoặc những người trốn nợ có thể phải trả phí cao hơn nữa. Một chủ sở hữu công ty cung cấp dịch vụ này cho biết họ đã giúp khoảng 100-150 người trở thành johatsu mỗi năm.
Đối với những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ hỗ trợ “bốc hơi” hoặc chỉ muốn làm mọi việc một mình, họ có thể tìm kiếm các hướng dẫn về cách “bốc hơi hoàn hảo” được đăng công khai trên mạng xã họi.
Danh sách những thành phố đáng sống bị xáo trộn lớn do dịch Covid-19
Nhiều thành phố ở châu Á - Thái Bình Dương vươn lên ngoạn mục, thế chỗ các thành phố châu Á trong danh sách những thành phố đáng sống.
Một góc thành phố Auckland, New Zealand AFP
Bảng xếp hạng thường niên về các thành phố đáng sống nhất thế giới được thực hiện bởi tờ The Economist năm 2021 đã có xáo trộn lớn do đại dịch Covid-19, với các đô thị ở Úc, Nhật Bản và New Zealand vượt lên so với các thành phố ở châu Âu.
Thành phố Auckland (New Zealand) đứng đầu trong khảo sát, tiếp theo lần lượt là Osaka và Tokyo (Nhật Bản), Adelaide (Úc) và Wellington (New Zealand), tất cả đều đã có phản ứng nhanh với đại dịch Covid-19.
"Auckland vươn lên vị trí dẫn đầu nhờ thành công trong cách đối phó Covid-19, cho phép xã hội vẫn mở cửa và thành phố ghi điểm mạnh mẽ", theo AFP ngày 9.6 dẫn nhận định trong khảo sát.
Trái lại, các thành phố châu Âu ghi điểm kém trong năm nay. Vienna, thành phố của Áo luôn giữ vị trí đầu bảng từ năm 2018-2020, rơi xuống vị trí thứ 12. Có đến 8 trong số 10 vị trí dẫn đầu bị rớt hạng là các thành phố châu Âu.
Tính chung, giảm mạnh nhất là Hamburg (Đức) từ vị trí thứ 34 xuống vị trí thứ 47. Xu hướng này là do ảnh hưởng từ tiêu chí "áp lực lên nguồn lực y tế", bên cạnh tác động dây chuyền đến văn hóa và tổng thể các tiêu chí, do giới hạn đi lại.
Sự tăng hạng đáng chú ý nhất trong các thành phố đáng sống là Honolulu (Hawaii, Mỹ) vươn lên vị trí 14 so với vị trí 46 vào năm ngoái, nhờ kiểm soát dịch và chương trình tiêm chủng nhanh chóng. Damascus (Syria) tiếp tục là thành phố có cuộc sống khó khăn nhất do nội chiến.
Thợ xăm toàn thân huyền thoại tại Nhật Bản Yoshihito Nakano là nghệ nhân xăm hình nổi tiếng ở xứ hoa anh đào. Ngày nay, các họa tiết toàn thân với kỹ thuật cổ xưa của ông được xem như "hàng hiếm".