Chippy Polla sẽ lại được làm đại sứ game Việt?
Phải chăng trong thời gian tới, chúng ta có thể được thấy sự xuất hiện của Chippy Polla trong vai trò “đại sứ” của một tựa game online nào đó, cũng giống như Quân Kun hay Bà Tưng?
Trong thời gian gần đây, trên facebook xuất hiện khá nhiều hình ảnh của cô gái với tên gọi ăn theo một cô gái người Thái (Happy Polla) là Chippy Polla. Điều khá kì lạ là cô gái này liên tục đăng tải những hình ảnh khá khó coi nếu không muốn nói là xấu xí của mình lên facebook.
Ấy vậy mà từ một cô gái bình thường, không có nhiều nổi trội mà chỉ sau một tuần, lượng follower trang cá nhân của Chippy Polla đã lên tới 70.000, điều mà ngay nhiều hot girl xinh xắn cũng khó có thể làm được.
Từ trước đến nay, chúng ta vốn đã quá quen với việc post hình xinh đẹp của các hot girl hàng ngày thì một điều khá ngược đời khi Chippy Polla lại cố ý đăng tải những hình ảnh xấu xí của mình. Không chỉ có vậy, sau khi đăng tải những bức ảnh của mình, Chippy Polla bắt đầu đăng những status với thông điệp có ý như “xấu không phải là cái tội”, “em xấu nhưng em vẫn có quyền yêu” hay “mình xấu nhưng tâm hồn mình đẹp”…
Video đang HOT
Chippy Polla liên tục đăng tải những hình ảnh xấu xí của mình.
Có vẻ như với thông điệp rõ ràng, Chippy Polla lên tiếng muốn “bảo vệ quyền lợi cho những người xấu” và tỏ ý tưởng động viên, cho rằng những cô gái xấu vẫn cần được yêu và phải biết tự tin, không mặc cảm về hình thức của mình.
Điều khá ngạc nhiên là trên thực tế, cô nàng này không quá xấu xí như vậy bởi sau đó, Chippy Polla tiếp tục đăng tải những hình ảnh có phần “dễ nhìn” của mình lên facebook.
Ngay lập tức, rất nhiều người đã bày tỏ thái độ chỉ trích, cho rằng cô gái này cố ý làm trò hề để được nổi tiếng. Thậm chí, có người còn cho rằng hành động của Chippy Polla là không hề tôn trọng những cô gái xấu, lấy họ ra làm trò đùa để được nổi tiếng bởi thật ra… cô này đâu có xấu.
Một cư dân mạng đã bình luận: “Giả tạo quá, tất cả chỉ muốn câu like câu sub, bao người muốn làm người nổi tiếng thì làm cái khác đi, đừng khiến mình xấu rồi 1 cách bất ngờ khiến người ta thấy mình xinh đẹp như 1 lọ lem lột xác. Bạn phải tôn trọng những người xấu, họ xấu mà họ không làm màu như bạn. Bạn làm vậy khiến những người xấu tự ti. Vì họ không bao giờ lột xác nhanh được như bạn, giả tạo được như bạn. Muốn nổi tiếng thì khoe hàng đi, đừng lôi người khác đừng lấy lí do vì mà làm xàm”.
Có thể thấy, đến lúc này thì chiêu trò tìm kiếm sự nổi tiếng ảo của cô gái này bắt đầu được hé lộ. Có thể thấy, trong thời gian gần đây, chúng ta liên tục được thấy những “người nổi tiếng” xuất hiện với các chiêu bài đăng ảnh, đăng video khá độc về bản thân của giới trẻ.
Và phải chăng trong thời gian tới, chúng ta có thể được thấy sự xuất hiện của Chippy Polla trong vai trò “đại sứ” của một tựa game online nào đó, cũng giống như Quân Kun hay Bà Tưng?
Một số hình ảnh xấu mà Chippy Polla đăng tải:
Theo GameK
Trung Quốc: Bố thuê sát thủ "giết" con trong game
Một người đàn ông ở Trung Quốc đã thuê "sát thủ ảo" để săn lùng và giết chết nhân vật trong game trực tuyến của con trai để ngăn cản cậu ta chơi game quá đà.
Game trực tuyến được chơi tại một cuộc triển lãm ở Trung Quốc. Ảnh: THX
Người đàn ông họ Feng nói trên rất lo lắng khi chứng khiến cậu con trai 23 tuổi đang thất nghiệp nhưng lại lãng phí quá nhiều thời gian vào việc chơi game trên mạng. Vì thế, ông hy vọng hành động của mình sẽ khiến con trai không còn thích chơi game nữa để tập trung tìm việc làm.
Sau khi biết chuyện, con trai ông Feng biện hộ: "Cha tôi đã hiểu sai về tôi. Tôi không muốn làm một công việc mà tôi không có hứng thú và tôi cần thêm thời gian để tìm kiếm một việc làm thực sự phù hợp với bản thân. Việc chơi game chỉ là để giải trí trong thời gian này". Anh ta từng làm cho một công ty phần mềm 3 tháng nhưng nghỉ việc vì không thích công việc này.
"Hành động trên không giúp được gì cho mối quan hệ gia đình" - Giáo sư Mark Griffiths, chuyên gia nghiên cứu về vấn đề cờ bạc và nghiện ngập tại Đại học Nottingham Trent (Anh), cho biết.
Ông nói thêm: " Tôi chưa bao giờ nghe về cách thức ngăn con chơi game trực tuyến như thế trước đây. Tôi đã dành 25 năm nghiên cứu rất nhiều về việc chơi game và gặp rất nhiều người chơi game từ 10 đến 14 tiếng mỗi ngày. Tuy nhiên, điều này không gây ra vấn đề gì nếu họ không có việc làm, không bận rộn với các mối quan hệ hay không có gia đình con cái. Vấn đề không nằm ở thời gian bỏ ra để chơi game mà là tác động của việc chơi game đối với cuộc sống của họ".
Ông Feng và con trai đã giảng hòa sau vụ việc nói trên nhưng cô Olivia Grace, chuyên gia về game trực tuyến, cho rằng hành động của người cha khó có thể được xem là một yếu tố răn đe vì việc bị ai đó "giết" là chuyện thường xuyên xảy ra trong game.
Theo xahoi