Chip khai thác Bitcoin của Intel thách thức các đối thủ Trung Quốc
Intel mới đây công bố chip BonanzaMine thế hệ đầu tiên và sáng kiến khai thác tiền điện tử, tăng mạnh khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh sinh nhiều lợi nhuận.
Sáng kiến này có thể làm suy yếu khả năng cạnh tranh của nhà sản xuất Trung Quốc Bitmain và MicroBT, hai công ty thống trị thị trường phần cứng khai thác Bitcoin trong nhiều năm. Theo Bloomberg, công ty thanh toán kỹ thuật số Block Inc của Jack Dorsey, cùng hai công ty khai thác Griid Infrastructure và Argo Blockchain sẽ nhận được lô chip khai thác Bitcoin đầu tiên của Intel vào cuối năm nay.
Bitmain và MicroBT chuyên thiết kế các chip mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng khai thác Bitcoin. Cả hai có thị phần lớn trên thị trường phần cứng khai thác tiền điện tử nhờ vào công nghệ độc quyền mà họ sử dụng để tạo ra các chip hiệu suất cao. Cho đến thời điểm hiện tại, dường như rất ít đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra loại chip có thể sánh được với hai hãng này.
Sự gia nhập của Intel có thể làm suy yếu sức mạnh định giá của các nhà sản xuất công cụ khai thác Bitcoin của Trung Quốc và cung cấp dịch vụ bảo trì tốt hơn
Sự gia nhập của Intel có thể làm suy yếu sức mạnh định giá của các nhà sản xuất Trung Quốc và cung cấp dịch vụ bảo trì tốt hơn vì gần gũi với các công ty khai thác ở Bắc Mỹ, khu vực đã soán ngôi Trung Quốc với tư cách là trung tâm khai thác Bitcoin của thế giới sau khi Bắc Kinh cấm khai thác tiền điện tử vào tháng 5.2021.
Lý do chính để các công ty khai thác chào đón đối thủ cạnh tranh như Intel là mô hình định giá và điều khoản mua hàng hiện tại do các nhà sản xuất hàng đầu đặt ra đã tạo gánh nặng cho người mua với các rủi ro tài chính, cùng chi phí hoạt động khác nhau. Mức giá cố định được Intel đưa ra sẽ mang lại nhiều khả năng dự đoán hơn.
Theo ông Nick Hansen, Giám đốc điều hành một công ty môi giới phần cứng và nhóm khai thác có trụ sở tại Seattle (Mỹ), thông thường bên nhà sản xuất sẽ nhận đơn đặt hàng trước (pre-order) các mẫu mới nhất của họ trước khi thực sự có hàng trong kho. Tuy nhiên, người mua sẽ không biết chính xác giá thực tế cho đến khi các nhà sản xuất giao sản phẩm.
Video đang HOT
Mô hình định giá nội bộ có thể làm căng thẳng dòng tiền của những người khai thác Bitcoin, thậm chí còn gây ra nhiều rủi ro khi những người khai thác phải đối mặt với “đợt rung lắc tiềm tàng” trong thị trường gấu (bear market), thuật ngữ mô tả thị trường trải qua sự sụt giảm kéo dài, vì các mô hình định giá có trọng lượng lớn đối với giá Bitcoin.
Một nguyên nhân khác khiến các nhà sản xuất Trung Quốc không bán sản phẩm với giá cố định là vì họ không có nhiều quyền kiểm soát đối với giá của các nhà cung cấp, theo ông Tong Lai, người đứng đầu bộ phận cho vay tại Babel Finance Singapore, nhà cung cấp dịch vụ cho vay dành cho các thợ đào Bitcoin.
Khác với Bitmain và MicroBT, Intel có nhiều quyền kiểm soát hơn đối với giá của các nhà cung cấp do tầm ảnh hưởng và quy mô của công ty trong ngành bán dẫn. Một số thợ đào ở Bắc Mỹ cũng mong đợi về sự tham gia của nhà cung cấp công cụ khai thác từ Mỹ có dịch vụ bảo trì tốt hơn.
Hiện thông tin chi tiết về chip thế hệ thứ hai của Intel, đặc biệt về hiệu suất năng lượng và giá cả, vẫn chưa có, nên một số thợ khai thác Bitcoin nghi ngờ về tầm quan trọng của việc Intel gia nhập ngành. Intel tiết lộ chip thế hệ đầu tiên có hiệu suất năng lượng là 55 joules/terahash (J/TH), vẫn còn kém khá xa so với mẫu mới nhất của Bitmain.
Khai thác Bitcoin đã trở thành ngành kinh doanh béo bở khi giá Bitcoin tăng vọt trong những năm gần đây, làm giàu cho các nhà sản xuất công cụ khai thác. Ngành công nghiệp khai thác Bitcoin đạt doanh thu 15 tỉ USD vào năm 2021, tăng hơn gấp đôi so với năm trước đó.
Khai thác Bitcoin hồi sinh thần kỳ sau cuộc "trấn áp" khốc liệt của Trung Quốc
Khai thác Bitcoin đã hoàn toàn hồi phục sau cuộc trấn áp tiền điện tử của Trung Quốc, khi các công ty khai thác tiền điện tử chuyến đến các "thánh địa" mới.
Sự phục hồi được đánh giá thông qua tỷ lệ băm (hashrate), một thuật ngữ dùng để đo lường khả năng giải thuật toán của các thiết bị khai thác tiền điện tử. Trung Quốc từ lâu đã là trung tâm của ngành công nghiệp này. Ước tính có đến 65-75% hoạt động khai thác Bitcoin trên thế giới diễn ra tại Trung Quốc.
Nhưng sau khi Bắc Kinh cấm các hoạt động sử dụng nhiều điện và gây tác động tiêu cực đến môi trường, các thợ đào coin đã chuyển đến các khu vực mới kể từ tháng 5. Hơn 50% hashrate của Bitcoin đã giảm trên mạng lưới toàn cầu.
Tính đến ngày 10/12, dữ liệu từ Blockchain.com cho thấy mạng lưới này đã hoàn toàn hồi phục từ sự sụt giảm đó. Hashrate của mạng lưới tăng khoảng 113% trong 5 tháng.
Những thợ đào Bitcoin đóng vai trò quan trọng trong thị trường tiền điện tử vì họ khai thác các đồng tiền mới và đảm bảo tính bảo mật. Hashrate cao cho thấy mạng lưới tiền điện tử sẽ khó bị gián đoạn hơn.
Đà tăng của hashrate có thể là tín hiệu tốt dự báo giá của loại tiền điện tử phổ biến nhất thế giới, vốn đã giảm 30% trong tháng trước. Theo kỹ sư khai thác Bitcoin Brandon Arvanaghi, lệnh cấm của Trung Quốc là một tín hiệu "mua" rõ ràng.
Sự phục hồi nhanh chóng của Bitcoin
Khi một nửa mạng lưới Bitcoin "chìm trong bóng tối" vào đầu năm 2021, nhiều chuyên gia nói rằng các thợ đào sẽ trở lại Bắc Mỹ. Rất nhiều dự đoán về thời điểm khôi phục mạng lưới được đưa ra, nhưng không ai nghĩ rằng mạng lưới có thể phục hồi trong cuối năm nay.
Kỹ sư và thợ đào Bitcoin ở Texas Marshall Long, người đứng đầu bộ phận kiến trúc tại Rhodium Enterprises, bày tỏ sự ngạc nhiên trước tốc độ hồi phục này. Ông cho rằng thời gian phục hồi có thể vào đầu tháng 2, trong khi người khác cho rằng phải mất thêm 6 đến 12 tháng nữa.
Theo Kevin Zhang thuộc công ty tiền điện tử Foundry, sự phục hồi nhanh chóng của mạng lưới Bitcoin là vì Mỹ đã đặt nền móng để trở thành "thánh địa" mới để khai thác. Theo dữ liệu từ Trung tâm Cambridge về Tài chính Thay thế, Mỹ hiện là quốc gia lớn nhất thế giới về máy tính chuyên dụng để đào tiền điện tử.
Các công ty ở Mỹ trong nhiều năm đã âm thầm tăng cường khả năng cung cấp thiết bị và dịch vụ máy tính của họ. Họ cược rằng nếu có cơ sở hạ tầng đầy đủ, các thợ đào sẽ bắt đầu công việc ở Mỹ trong thời điểm thích hợp.
Khi Bitcoin sụp đổ vào cuối năm 2017 và thị trường tiền điện tử rộng lớn hơn bước vào "mùa đông" kéo dài, không có nhiều nhu cầu đối với các "trang trại" Bitcoin lớn. Các nhà khai thác của Mỹ đã nhìn thấy tiềm năng và nắm bắt cơ hội để xây dựng hệ sinh thái khai thác ở Mỹ.
Mike Colyer, Giám đốc điều hành của Foundry cho biết: "Các công ty khai thác lớn được giao dịch công khai đã có thể huy động vốn để thực hiện các giao dịch mua bán lớn". Người sáng lập Core Scientific, Darin Feinstein đồng ý rằng cơ sở hạ tầng khai thác ở Mỹ đang tăng trưởng đáng kể.
Alex Brammer của Luxor Mining, một hội thợ đào tiền điện tử, chỉ ra rằng các thị trường vốn và các công cụ tài chính đang phát triển xung quanh ngành khai thác cũng đóng một vai trò lớn trong sự tăng trưởng nhanh chóng của ngành ở Mỹ.
Covid-19 cũng đóng một vai trò nhất định
Mặc dù, đại dịch toàn cầu đã khiến một loạt nền kinh tế đóng cửa, tiền kích thích kinh tế của chính phủ Mỹ đã chứng tỏ lợi ích đối với các công ty khai thác coin ở Mỹ.
Arvanaghi cho biết mọi người đang tìm kiếm nơi để gửi gắm tiền mặt của họ. Nhu cầu đầu tư quy mô lớn chưa bao giờ nhiều đến như thế. Nhiều người trong số đó đã tìm thấy tiềm năng của hoạt động khai thác Bitcoin bên ngoài Trung Quốc.
Và canh bạc đó đã được đền đáp. Dữ liệu từ Đại học Cambridge cho thấy Mỹ hiện là điểm đến số một cho các thợ đào Bitcoin, lần đầu tiên vượt qua Trung Quốc.
Theo nhiều nguồn tin, các thợ mỏ không đủ nguồn lực di dời đã ở lại Trung Quốc. Họ chuyển hoạt động xuống lòng đất. Một số thợ đào khác lấy điện trực tiếp từ các nguồn như đập thủy điện ở tỉnh Tứ Xuyên, miền nam Trung Quốc. Những thợ đào coin khác chia nhỏ hoạt động thành nhiều nơi trên khắp đất nước để tránh sự chú ý của các nhà chức trách.
Dù nguyên nhân đằng sau sự phục hồi nhanh chóng của Bitcoin là gì, thợ đào Bitcoin Alejandro de la Torre, người đã dành nhiều năm khai thác tiền điện tử trên khắp thế giới, bao gồm cả ở Trung Quốc và Mỹ, nói với CNBC rằng bài học lớn hơn ở đây là khả năng phục hồi của ngành công nghiệp khai thác tiền điện tử toàn cầu. Ông tin rằng bất kỳ sự kiện thiên nga đen nào xảy ra với hoạt động khai thác Bitcoin trong tương lai sẽ không còn là vấn đề.
Làn sóng thợ đào Bitcoin từ Trung Quốc đẩy Kazakhstan đến năng lượng hạt nhân Gia tăng khai thác tiền điện tử đang gây ra tình trạng thiếu điện ở Kazakhstan, khiến đất nước giàu năng lượng này phải cân nhắc đến năng lượng hạt nhân. Theo Nikkei, kể từ khi Trung Quốc ra lệnh cấm khai thác Bitcoin hồi tháng 5.2021, làn sóng người khai thác tiền điện tử đã di cư đến Kazakhstan, đưa quốc gia...