Chip di động thế hệ thứ ba của Apple có thể mở ra một thế giới không còn chịu sự chi phối của Intel
Với sự ra đời của dòng chip A và M-series, Apple đã cho thấy họ không cần bên thứ ba mới có thể đạt được thành công trong lĩnh vực phần cứng.
Nhưng nỗi sợ hãi đó đang lan tràn khắp Thung lũng Silicon và rất có thể chip di động của Apple sẽ sớm làm lu mờ các dòng sản phẩm chip của Intel. Đây chắc chắn sẽ là một cuộc chiến lớn.
Thông tin từ trang The Information đã châm ngòi cho cuộc chiến đó. Apple đang nghiên cứu hai thế hệ chip tiếp theo cho máy Mac. Thông tin khẳng định, chip thế hệ thứ hai sẽ sử dụng quy trình 5nm, mặc dù chúng sẽ chỉ mang lại hiệu suất tăng nhẹ. So với thế hệ chip hiện tại M1, M1 Pro và M1 Max, lô chip M-series tiếp theo sẽ chứa hai khuôn thay vì một.
Bộ vi xử lý M-series thế hệ thứ ba đang được chú ý đặc biệt vì chúng có thể giúp mở ra một kỷ nguyên mới trong lĩnh vực sản xuất chip của Apple. Bộ vi xử lý Mac thế hệ thứ ba của Apple có thể sẽ mang tên M2, M2 Pro và M2 Max và tên mã Ibiza, Lobos và Palma. Chúng có thể là những con chip nhỏ nhất chạy trên quy trình 3nm nhưng chúng sẽ có bốn khuôn.
Bộ vi xử lý M nhanh nhất hiện tại của Apple có 10 lõi xử lý trên một khuôn. Bây giờ hãy tưởng tượng việc nhồi nhét bốn trong số đó vào một mạch in 3nm. Con số sẽ là 40 lõi xử lý trong một bảng mạch tương đối nhỏ. Apple dự kiến sẽ tiếp tục hợp tác với TSMC để phát triển chip.
Aakash Jani, nhà phân tích cấp cao tại công ty nghiên cứu chip The Linley Group chia sẻ với The Information: “Với việc nâng cấp tốc độ xử lý và số lượng lõi tăng lên, Apple đang nắm trong tay cơ hội tốt để vượt qua Intel trong lĩnh vực PC”.
Thật vậy, Intel đang run rẩy trước sự vượt mặt của nhiều đối thủ. CEO của Intel, Pat Gelsinger đã thông báo hồi tháng trước rằng, công ty sẽ nỗ lực đưa Apple trở lại vị thế dẫn đầu trên thị trường chip.
Video đang HOT
Nhưng dựa trên kế hoạch hiện tại của Apple, có lẽ Intel đang lo sợ hơn bao giờ hết. Nếu hiệu suất của những con chip thuộc dòng M-series của Apple tiếp tục được cải tiến và ghi điểm trong mắt người dùng, mối quan hệ đối tác kéo dài hàng thập kỷ giữa Apple và Intel có thể sẽ đi tới hồi kết, thậm chí hai bên sẽ trở thành địch thủ của nhau.
Có một lý do mà các công ty cần đẩy mạnh phát triển chip phục vụ cho phần cứng của họ. Samsung là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Apple trong lĩnh vực di động và đang tự sản xuất chip Exynos cho các thiết bị bán ở thị trường nước ngoài.
Google cũng đang sản xuất chip Tensor cho dòng Pixel 6 và giờ đây Google cũng đang điều hành cả mảng kinh doanh chất bán dẫn giống như Samsung. Mặc dù đó là các thiết bị di động nhưng kết quả hầu hết vẫn giống nhau vì việc tự thiết kế chip giúp quản lý hiệu suất phần cứng dễ dàng hơn và duy trì chu kỳ cập nhật phần mềm lâu dài hơn.
Phiên bản có hiệu năng thấp nhất trong dòng chip xử lý thế hệ thứ ba của Apple có tên mã Ibiza vẫn sẽ đủ khả năng gánh vác cho dòng iPad và MacBook Air trong tương lai. Lobos và Palma dự kiến sẽ được tích hợp trên MacBook Pro và các dòng máy tính Mac khác vào năm 2023.
Nếu bạn đang chờ xem liệu Apple có quay trở lại với Intel hay không, hãy tiếp tục chờ đợi. Apple đang cho thấy hãng đang đi đúng hướng với việc tự nghiên cứu và sản xuất chip di động. Vậy tại sao Apple lại phải đi chệch hướng đi này hoặc quay lại trong lúc này?
Liệu chip Intel thế hệ thứ 12 có thể đối đầu với chip của AMD và Apple?
Thế hệ chip Intel thế hệ thứ 12 liệu rằng có đủ năng lực vượt qua các đối thủ hàng đầu như AMD hay Apple trong thời gian tới.
Intel đã công bố dòng chip xử lý máy tính mới vào hôm 27/10. Dòng chip thấp nhất là Core i5-12600K 10 lõi, 16 luồng và cao nhất là Core i9-12900K 16 lõi, 24 luồng có thể đạt tốc độ lên đến 5.2 GHz.
Nhưng trong khi người ta chỉ tập trung vào thông số kỹ thuật, giá cả thì vẫn còn đó những câu hỏi: Liệu dòng chip xử lý mới của Intel có đáng chờ đợi và là bước nhảy vọt ấn tượng? Các chuyên gia trong ngành đã có câu trả lời cho vấn đề này.
Chip Intel thế hệ thứ 12 sẽ thách thức chip của Apple và AMD
Như nhiều suy đoán, các chuyên gia không quan tâm đến giả định chip Intel có tác động gì tới Apple, bất kể liệu dòng chip mới của Intel có thể đánh bại được Apple M1 Max hay không. Tuy nhiên đa số đều nhất trí rằng, động thái mới của Intel sẽ tác động không nhỏ tới AMD.
Anshel Sag, phó chủ tịch hãng nghiên cứu thị trường Moor Insights & Strategy cho biết: "Tôi nghĩ rằng các sản phẩm thế hệ thứ 12 của Intel là một thách thức có ý nghĩa đối với AMD. Bởi vì tại thời điểm này, Apple đang tích hợp những con chip 'nhà làm' lên dòng sản phẩm PC của hãng. Apple muốn kiểm soát hoàn toàn và Intel không thể can thiệp được vào điều đó".
Alan Priestley, phó chủ tịch hãng nghiên cứu Gartner cũng có suy nghĩ tương tự. Trong khi Intel và AMD đang đối đầu với nhau thì ông không chắc Apple có đang cảm thấy bất kỳ sức nóng nào hay không.
Priestley chia sẻ: "Thế hệ chip thứ 12 của Intel có vẻ sẽ cạnh tranh tốt với các sản phẩm hiện tại của AMD. Ngoài ra, nền tảng Intel Evo kết hợp với Windows 11 sẽ mang lại trải nghiệm người dùng nâng cao. Không rõ chip Intel thế hệ thứ 12 có ảnh hưởng đến việc Apple dần ứng dụng con chip Apple M1 trên các sản phẩm và hệ sinh thái của Apple hay không nhưng sự kết hợp giữa chip Intel thế hệ thứ 12, chứng nhận Intel Evo và Windows 11 có thể giữ người dùng Windows hiện tại và hạn chế sự tăng trưởng thị phần của Apple. Tôi không thấy thị phần của Apple có thể bị giảm do sự xuất hiện của chip Intel thế hệ thứ 12".
Intel thế hệ thứ 12 đang thiếu gì?
Với hầu hết phần cứng hoặc phần mềm mới, thường có một góc độ lợi ích mà người tiêu dùng bình thường có thể không chú ý đến.
Sag cho biết: "Alder Lake thể hiện cam kết của Intel trong việc thay đổi cách kiến trúc x86 hoạt động trên PC và sử dụng lõi lai hoặc lõi lớn và nhỏ, tương tự như những gì chúng ta đã thấy trên ARM trong nhiều năm nhằm tối đa hóa hiệu suất và hiệu quả của con chip. Intel cũng đang nghiêm túc hóa vấn đề này với các công nghệ như Thread Director được thiết kế giúp quá trình chuyển đổi sang kiến trúc lớn và nhỏ trên PC mượt mà hơn nhiều".
Priestley cũng tập trung vào các yếu tố tương tự và nhấn mạnh rằng Thread Director có thể là thứ Intel muốn nhắm tới trong tương lai. Ông cũng nhấn mạnh yếu tố chính là Windows 11.
Priestley chia sẻ: "Kiến trúc lõi hỗn hợp của chip Intel thế hệ thứ 12 và Thread Director rất thú vị. Nó sẽ mang lại hiệu suất và khả năng sử dụng pin tốt hơn. Ngoài ra, nền tảng Evo kết hợp với chip Intel hệ thứ 12 hứa hẹn sẽ mang lại trải nghiệm người dùng tốt hơn so với các dòng máy PC Windows thế hệ mới. Rất nhiều lợi ích của chip thế hệ thứ 12 sẽ có thể đạt được nhờ sự kết hợp của Win 11 & Evo. Nhưng sự kết hợp của cả ba (Chip thế hệ thứ 12, Evo và Windows 11) sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng".
Chờ đợi điều gì ở chip Intel thế hệ thứ 12?
Chip Intel thế hệ thứ 12 là một bước nhảy vọt so với thế hệ trước đó. Nhưng thế hệ thứ 12 không phải là không có những thay đổi và đặc quyền, chẳng hạn như tối ưu hóa Windows 11 và sở hữu kiến trúc mới.
Chưa rõ những điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người dùng nhưng chúng ta có thể biết được khá nhiều điều từ thông tin trên.
Người dùng Windows 11 có thể mong đợi những trải nghiệm tốt hơn trên các thiết bị dùng chip Intel. Ngoài ra Apple có thể tiếp tục nghiên cứu chip của riêng mình và AMD sẽ phải tiếp tục nâng cao hiệu suất của những con chip để cạnh tranh với đối thủ Intel. Nhưng để biết ai mới là người chiến thắng, có lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được.
Hậu ra mắt chip M1, Apple bắt đầu "hắt hủi" máy Mac chip Intel Hàng loạt tính năng trên macOS Monterey sẽ bị cắt giảm trên những máy Mac chạy chip Intel. Tại sự kiện WWDC dành cho lập trình viên hồi tháng 6 năm ngoái, Apple đã công bố dòng sản phẩm máy tính Mac của hãng sẽ chuyển dịch từ chip của Intel sang chip riêng của hãng, hay còn được gọi là Apple Silicon....