Chính trường Thổ Nhĩ Kỳ sắp bất ổn
Đảng Công lý và Phát triển (AK) cầm quyền của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bầu chọn lãnh đạo mới thay Thủ tướng Ahmet Davutoglu tại đại hội dự kiến diễn ra trong vài tuần tới.
Bước đi trên, nếu diễn ra, báo hiệu nhiệm kỳ thủ tướng của ông Davutoglu đến hồi kết, đẩy nước này vào bất ổn chính trị.
Quyết định được đưa ra sau cuộc họp kéo dài 1 tiếng rưỡi giữa ông Davutoglu và Tổng thống Recep Tayyip Erdogan
hôm 4-5. Cuộc họp diễn ra giữa lúc xuất hiện đồn đoán về quan hệ rạn nứtgiữa hai người đàn ông quyền lực nhất Thổ Nhĩ Kỳ này.
Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho biết ông Davutoglu sẽ tổ chức họp báo trong ngày 5-5 (giờ địa phương) sau cuộc họp của ban lãnh đạo đảng AK.
Video đang HOT
Tổng thống Tayyip Erdogan (trái) và Thủ tướng Davutoglu trong cuộc họp riêng. Ảnh: AP
Theo hãng tin Reuters, ông Erdogan có kế hoạch thay thế hệ thống nghị viện hiện nay nhưng Thủ tướng Davutoglu lại không mấy mặn mà với ý định này. Vì thế, sự ra đi của ông Davutoglu dường như mở đường cho tham vọng thay đổi hiến pháp và củng cố vị thế tổng thống của ông Erdogan.
Một quan chức cho biết: “Tổng thống và Thủ tướng đã đạt được thỏa thuận về đại hội… Tôi không nghĩ rằng ông Davutoglu sẽ ra ứng cử lần nữa”.
Ông Wolfango Piccoli, người đứng đầu Công ty tư vấn Teneo Intelligence (Mỹ), nhìn nhận: “Sự ra đi sớm của ông Davutoglu khỏi vị trí lãnh đạo đảng AK kiêm thủ tướng cho thấy sự thống trị của Tổng thống Erdogan trong đảng AK và chưa ai có thể thách thức quyền lực của ông này. Một lãnh đạo đảng mới được bầu chọn và nỗ lực sửa đổi hiến pháp có thể xảy ra sau đó”.
Các quan chức đảng AK cho biết đại hội sẽ được tổ chức sớm nhất là vào ngày 21-5 và trễ nhất là ngày 6-6. Ba nguồn tin thân cận với tổng thống cho biết trong số các ứng viên tiềm năng thay ông Davutoglu có phát ngôn viên chính phủ Numan Kurtulmus, Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag, Bộ trưởng Giao thông Binali Yildirim và Bộ trưởng Năng lượng Berat Albayrak, con rể của ông Erdogan.
Xuân Mai (Theo BBC, Reuters)
Theo_Người lao động
Thổ Nhĩ Kỳ: Tổng thống và Thủ tướng rạn nứt quan hệ
Căng thẳng trong quan hệ giữa Tổng thống Tayyip Erdogan và Thủ tướng Ahmet Davutoglu leo thang, Thổ Nhĩ Kỳ sắp thay thủ tướng mới, theo Reuters ngày 5.5.
Quan hệ giữa Tổng thống Tayyip Erdogan (trái) và Thủ tướng Ahmet Davutoglu (phải) xấu điReuters
Reuters dẫn lời các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ ngày 4.5 cho biết đảng Công lý và phát triển (AK) cầm quyền ở nước này có thể sẽ thay chiếc ghế thủ tướng của ông Ahmet Davutoglu trong một cuộc họp quốc hội bất thường diễn ra vào vài tuần tới.
Năm quan chức thuộc đảng AK xác nhận với Reuters rằng quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp kéo dài hơn 1 tiếng rưỡi giữa Tổng thống Tayyip Erdogan và Thủ tướng Ahmet Davutoglu. Quyết định này theo sau những rạn nứt công khai trong mối quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo này trong những tuần gần đây.
Một số chuyên gia nhận định ông Davutoglu sẽ sớm phải rời ghế lãnh đạo đảng AK cũng như chức thủ tướng. Cuộc họp bất thường của quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ có thể diễn ra trong khoảng thời gian từ 21.5 đến 6.6 tới đây.
Ba nguồn tin thân cận với Tổng thống Erdogan cho biết một số cái tên đã được đưa ra để cân nhắc cho vị trí kế nhiệm của ông Davutoglu, trong đó có Phát ngôn viên chính phủ Numan Kurtulmus, Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozdag, Bộ trưởng Vận tải Binali Yildirim và Bộ trưởng Năng lượng Berat Albayrak. Ông Berat Albayrak cũng là con rể Tổng thống Erdogan.
Ông Erdogan muốn tăng cường quyền lực của mình Reuters
Theo Reuters, ông Erdogan muốn thâu tóm quyền lực bằng chế độ tổng thống điều hành thay cho hệ thống nghị viện như hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc làm vơi đi quyền lực của thủ tướng, ông Davutoglu chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Chính bởi vậy, ông Erdogan nhiều khả năng sẽ mở đường cho một người kế nhiệm ghế thủ tướng mà người đó sẵn sàng ủng hộ tham vọng của ông Erdogan nhằm thay đổi thể chế và tăng quyền lực của tổng thống.
Sự bất đồng của hai nhà lãnh đạo này cũng thể hiện trong nhiều vấn đề từ quan hệ với châu Âu cho đến các quyết định tạm giam những người chỉ trích chính phủ. Một ví dụ cụ thể thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) để ngăn dòng người nhập cư bất hợp pháp từ phía Thổ Nhĩ Kỳ sang các đảo ở Hy Lạp, đổi lại Ankara được đẩy nhanh tiến độ đàm phán gia nhập EU cũng như được viện trợ tài chính và tự do hóa thị thực. Thỏa thuận này là đề xuất của ông Davutoglu chứ không phải ý của ông Erdogan.
Reuters cho rằng căng thẳng giữa hai nhà lãnh đạo này còn xuất phát từ cá tính và quan điểm chính trị của họ. Ông Erdogan thiên về cứng rắn và tham vọng còn ông Davutoglu thiên về ngoại giao và hòa nhã.
Ngọc Mai
Theo Thanhnien
Nhật Bản cảnh cáo hành động của Triều Tiên Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani cho biết, ông không loại trừ khả năng xảy ra các hành động gây hấn của Triều Tiên trước ngày nước này tổ chức Đại hội Đảng. Ông cũng nói thêm rằng, Nhật Bản vẫn luôn ở trong trạng thái cảnh giác cao độ. Hôm nay, tại Bộ Quốc phòng, ông Nakatani trả lời các...