Chính trường Mỹ: Sóng gió mới chỉ bắt đầu
Bão táp đã tạm ngưng, khi cuối cùng, ngay trước thời hạn chót, một dự luật ngân sách tạm thời được gấp rút thông qua và được ký ban hành, để tránh nguy cơ Chính phủ Mỹ buộc phải đóng cửa một hoặc nhiều phần do thiếu kinh phí hoạt động.
Tuy nhiên, đối với giới quan sát quốc tế, những cơn phong ba đích thực trên chính trường nước Mỹ mới chỉ vừa dấy lên khi cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ tới (cuối năm 2024) đã đến trước mắt.
Cơn thịnh nộ từ cánh hữu
“Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đã đạt được một thỏa thuận với những người bảo thủ ( conservative, nghĩa là những nghị sĩ thuộc phe thủ cựu, đa số thuộc đảng Cộng hòa) trong Hạ viện vào tháng 1, và kể từ đó, ông ấy đã vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn nhiều lần thỏa thuận này. Thỏa thuận mà ông ấy vừa ký với các đảng viên đảng Dân chủ đã thực sự vượt qua rất nhiều rào cản chi tiêu mà chúng tôi thiết lập. Đấy là giọt nước làm tràn ly. Tôi có ý định đệ đơn yêu cầu bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện McCarthy trong tuần này. Tôi nghĩ chúng ta cần tiếp tục với một nhà lãnh đạo mới đáng tin cậy” – nghị sĩ Matt Gaetz, thành viên đảng Cộng hòa đại diện bang Florida tại Hạ viện Mỹ nói.
Bão tố đang chờ đợi đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Điều ông Matt Gaetz đề cập, không gì khác, chính là cách Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (một nghị sĩ thuộc đảng Cộng hòa) mở cho đương kim Tổng thống Mỹ Joe Biden một con đường thoát hiểm, thông qua việc đề xuất dự luật ngân sách tạm thời, nhằm cấp ngân sách cho chính phủ trong vòng 45 ngày (nhưng không bao gồm khoản viện trợ bổ sung cho Ukraine).
Đây là nỗ lực phút chót, nhằm tránh nguy cơ Chính phủ Mỹ phải đóng cửa, với tất cả những hệ lụy khó lường mà các nhà phân tích quốc tế (cũng như chính ANTG, trong số báo trước) đã chỉ ra. Theo đó, đông đảo nhân viên liên bang sẽ phải nghỉ phép không lương, trong khi hơn 2 triệu quân nhân tại ngũ và quân dự bị sẽ phải làm việc không lương. Ngoài ra, nhiều chương trình và dịch vụ của chính phủ cũng bị gián đoạn. Đó là một kịch bản mang màu sắc hỗn loạn và tiềm ẩn đầy nguy cơ, đối với tất cả mọi người, tất cả các phía.
Chính vì thế, dự luật ngân sách tạm thời đã được Hạ viện Mỹ thông qua với 335 phiếu thuận và 91 phiếu chống. Trong số 335 phiếu thuận, có 209 phiếu của các nghị sĩ Dân chủ và 126 phiếu của các nghị sĩ Cộng hòa. Đây là kết quả của việc Chủ tịch Hạ viện McCarthy thể hiện quan điểm rõ ràng, để làm việc và đạt thỏa thuận với các đảng viên đảng Dân chủ, bất chấp xung đột quyền lợi chính trị giữa hai đảng. Sau đó, dự luật được Thượng viện Mỹ (do đảng Dân chủ kiểm soát) chấp thuận, để ông chủ Nhà Trắng Joe Biden có thể ký ban hành chính thức, mang lại cho dự luật hiệu lực để trở thành luật, chỉ vài giờ đồng hồ trước thời hạn cuối là nửa đêm 30/9 (theo giờ Mỹ).
Một cửa hàng bị cướp phá tại Philadelphia, ngày 26/9.
Video đang HOT
Nếu nỗ lực này không thành công, một số hoạt động thường nhật của Chính phủ Mỹ sẽ buộc phải đình chỉ, cho đến khi hai đảng trong Quốc hội thỏa hiệp được với nhau về gói ngân sách mới. Các cơ quan liên bang thậm chí đã vạch ra kế hoạch chi tiết, trong đó nêu rõ những hoạt động cấp liên bang nào sẽ tiếp tục được tiến hành hoặc dừng lại.
Tuy nhiên, như cách Hạ nghị sĩ Matt Gaetz đặt vấn đề và lên tiếng, bất cứ ai cũng có thể nhận thấy: Nỗ lực dàn xếp và đề xuất giải pháp cho ngân sách tạm thời của Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy, dù có lý do chính đáng và đạt được sự đồng thuận lớn, vẫn vấp phải những lực phản chấn từ cánh hữu – những người đặt nguyên tắc chi tiêu của chính quyền liên bang vào “tầm ngắm” chủ đạo.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin Mccarthy.
Như CNN (một trong những kênh thông tấn mang tính chất cơ quan ngôn luận quan trọng của đảng Dân chủ) bình luận: Phát ngôn của nghị sĩ Gaetz đánh dấu sự leo thang trong cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa Chủ tịch Hạ viện McCarthy và cánh hữu trong Hạ viện, điều từng khiến ông phải trải qua 15 vòng bỏ phiếu vào tháng 1 năm nay để giành được vị trí chủ tịch. Trong quá trình ấy, ông McCarthy đã đưa ra một thỏa thuận, theo đó cho phép khả năng: Chỉ cần một thành viên đưa ra kiến nghị đối với chủ tịch, Hạ viện sẽ phải tổ chức bỏ phiếu. Thỏa thuận này đã khiến ông McCarthy chật vật cả năm, khi ông vừa phải tìm cách xoa dịu cánh hữu trong tổ chức của mình (tức là đảng Cộng hòa), vừa phải cố gắng thực hiện công việc điều hành cơ bản (ở Hạ viện).
Nhưng, thực ra, ngài Chủ tịch Hạ viện cũng vẫn tỏ ra bình thản: “Điều này chẳng có gì mới mẻ. Tôi sẽ tiếp tục tại vị. Đây là chuyện cá nhân của ông Matt. Nếu muốn, ông ta có thể cứ làm như vậy”.
Nhưng, như vậy, vào lúc này, mặc dù trên danh nghĩa là đang nắm quyền kiểm soát Hạ viện, đảng Cộng hòa vẫn đang khiêu vũ theo nhịp điệu mà đảng Dân chủ lĩnh xướng.
Bão tố phía chân trời
Đó chính là điều khiến các thành viên cánh hữu trung kiên như Hạ nghị sĩ Matt Gaetz cảm thấy tức giận, bởi mới ngày 29/9, với 232 phiếu chống và 198 phiếu thuận, Hạ viện Mỹ đã bác bỏ dự luật do Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đề xuất. Đề xuất này lúc đầu bao gồm các yêu cầu cắt giảm chi tiêu và hạn chế người nhập cư, nhằm gia hạn cấp ngân sách cho chính phủ thêm 30 ngày, giúp các cơ quan liên bang tránh được kịch bản phải đóng cửa khi bắt đầu tài khóa mới (từ ngày 1/10/2023 đến 30/9/2024). Nhưng, rút cục, ngài Chủ tịch Hạ viện vẫn còn đủ thời gian để xoay chuyển tình thế.
Dù vậy, thắng lợi hôm nay của đảng Dân chủ không đồng nghĩa với việc quãng thời gian còn lại của nhiệm kỳ tổng thống này sẽ chắc chắn “xuôi chèo mát mái”, bởi những sự ngáng trở (thường được gọi là “vách đá tài chính”) vẫn luôn là một thứ vũ khí hữu hiệu mà mọi phe đối lập đều sẵn sàng sử dụng tại Đồi Capitol (nơi đặt tòa nhà Quốc hội Mỹ).
Đơn cử, ngày 15/3/2019, ngay sau cuộc bầu cử giữa kỳ, cựu Tổng thống Mỹ (thuộc đảng Cộng hòa) Donald Trump đã phải dùng đến quyền phủ quyết tối cao của mình, để bác bỏ một dự luật mà Hạ viện do đảng Dân chủ khi ấy kiểm soát khởi xướng (nhằm chấm dứt tình trạng khẩn cấp ở biên giới phía Nam mà ông Donald Trump tuyên bố trước đó, với mục đích tìm kiếm kinh phí xây bức tường ngăn Mỹ và Mexico, nhằm chặn đứng những dòng người nhập cư bất hợp pháp).
Bằng cách công bố tình trạng khẩn cấp, ông Donald Trump hy vọng sẽ điều động được 8 tỷ USD cho việc xây tường biên giới trong 2019, trong đó có cả khoản 1,3 tỷ USD mà Quốc hội cấp để xây hàng rào biên giới. Và, trong suốt nửa sau nhiệm kỳ tổng thống của mình, vị Tổng thống Mỹ thứ 45 ấy đã liên tục sa lầy trong những cuộc tranh luận, cũng như những biểu quyết phản đối, những cuộc chiến pháp lý… với các nghị sĩ đảng Dân chủ.
Đến tận tháng 1/2021, nghĩa là khi đương kim Tổng thống Joe Biden đã được tuyên bố đắc cử, Quốc hội Mỹ cũng vẫn còn phủ quyết một phủ quyết khác từ ông Donald Trump, đối với dự luật ngân sách quốc phòng (mang tên chính thức là Đạo luật Cấp thẩm quyền quốc phòng quốc gia 2021/NDAA), có trị giá 740 tỷ USD.
Trước ông Donald Trump, một cựu Tổng thống Mỹ thuộc đảng Dân chủ là Barack Obama cũng liên tục vấp phải những “vách đá tài chính” từ đảng Cộng hòa, trong chặng sau của nhiệm kỳ. Nói cách khác, đây là một “đặc sản”của chính trường cũng như hệ thống bầu cử Mỹ và nó càng ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến mọi quyết sách mang tầm quốc gia của cường quốc số 1 thế giới.
Chính quyền đương kim Tổng thống Joe Biden cũng hoàn toàn có nguy cơ sẽ phải đối diện với những lực cản cực lớn đó, mà lần suýt phải đóng cửa này mới chỉ là tín hiệu cảnh báo khởi đầu.
Hãy tạm gác việc ngay sau khi nắm được “chiếc phao cứu sinh”, ông chủ Nhà Trắng đã lại khẳng định rằng sẽ tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine, đồng thời kêu gọi đảng Cộng hòa “dừng trò chơi này lại”. Hiện trạng xã hội Mỹ cũng đang đặt ra nhiều thách thức, mà căn cứ vào đó, những đòi hỏi về chuyện siết chặt chi tiêu công (căn cứ để đảng Cộng hòa công kích cách điều hành đất nước của đảng Dân chủ, nhằm tạo ưu thế cho cuộc bầu cử sắp tới) là không thể tránh khỏi.
Ở tầm vĩ mô, theo dự đoán của nhiều chuyên gia tài chính, Cục Dự trữ Liên bang (FED) nhiều khả năng vẫn sẽ không hạ lãi suất trong kỳ họp tới (vào cuối tháng 10, đầu tháng 11), nhằm tiếp tục kiềm chế lạm phát. Trong khi đó, theo đà diễn biến các sự kiện quốc tế, giá nhiên liệu vẫn đang có xu hướng tăng. Đồng thời, tháng 9 vừa qua, tổng nợ công quốc gia của Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 33.000 tỷ USD.
Đoàn người di cư tập kết tại biên giới phía nam nước Mỹ.
Ở biên giới phía Nam giáp Mexico, câu chuyện người nhập cư cũng đang nóng lên từng ngày. Những ngày cuối tháng 8, có tới gần 2.000 người di cư từ Mỹ Latin mắc kẹt ở khu vực này, tạo sức ép lớn lên cả Mexico và Mỹ (nhất là khi dự án hoàn tất những bức tường ngăn đã bị đình chỉ kể từ đầu năm 2021).
Ở nội địa, Liên đoàn Bán lẻ quốc gia Mỹ (NRF) đã cảnh báo về sự gia tăng của tội phạm có tổ chức nhằm vào các cửa hàng. Họ báo cáo rằng, tổn thất tài chính liên quan đến trộm cướp trong năm 2022 lên tới 112 tỷ USD, mức cao kỷ lục. Đây là một chỉ dấu rõ nét về sự bất ổn trong xã hội, được tạo nên từ không chỉ một nguyên nhân.
Và, hơn hết, nước Mỹ vẫn còn đang phải cố gắng bảo toàn trật tự thế giới mà trong đó họ là cực duy nhất, bằng mọi cách. Quá nhiều nan đề, song có lẽ, điểm mấu chốt lại là sự đồng thuận giữa hai đảng – điều không phải lúc nào cũng có thể xuất hiện, như trong lần giữ cho chính phủ không bị đóng cửa vừa xảy ra này..
Chủ tịch Hạ viện Mỹ đối mặt với rủi ro mất chức
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc bỏ phiếu bãi nhiệm trong tuần này sau khi ông làm việc với đảng Dân chủ để chính phủ Mỹ tránh rơi vào tình cảnh đóng cửa.
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy trong cuộc họp báo về dự luật ngân sách tạm thời tại Washington DC., ngày 30/9/2023. Ảnh: THX/TTXVN
Chia sẻ với đài truyền hình CNN, nghị sĩ Matt Gaetz - thành viên Cộng hòa đại diện bang Florida cho biết, ông dự định trình kiến nghị bãi nhiệm trong tuần này và điều này sẽ buộc Hạ viện tổ chức một cuộc bỏ phiếu về việc liệu ông McCarthy có tiếp tục giữ chức vụ hay không.
"Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã đạt được một thỏa thuận với những người bảo thủ trong Hạ viện vào tháng 1 và kể từ đó, ông ấy đã vi phạm nghiêm trọng và trắng trợn nhiều lần thỏa thuận đó. Thỏa thuận mà ông ấy đã ký với các đảng viên đảng Dân chủ đã thực sự vượt qua rất nhiều rào cản chi tiêu mà chúng tôi thiết lập. Đấy là giọt nước làm tràn ly. Tôi có ý định đệ đơn yêu cầu bãi nhiệm Chủ tịch Hạ viện McCarthy trong tuần này. Tôi nghĩ chúng ta cần tiếp tục với một nhà lãnh đạo mới đáng tin cậy", hạ nghị sĩ Gaetz nhấn mạnh.
Phát ngôn của nghị sĩ Gaetz đánh dấu sự leo thang trong cuộc đối đầu kéo dài hàng tháng giữa Chủ tịch Hạ viện McCarthy và cánh hữu trong hạ viện, khiến ông phải trải qua 15 vòng bỏ phiếu vào tháng 1 để giành được vị trí chủ tịch. Trong quá trình để giành được vị trí cao nhất trong Hạ viện, ông McCarthy đã đưa ra một thỏa thuận cho phép chỉ cần một thành viên đưa ra kiến nghị đối với chủ tịch, Hạ viện sẽ phải tổ chức bỏ phiếu. Thỏa thuận này đã khiến ông McCarthy chật vật cả năm khi ông tìm cách xoa dịu phe cánh hữu trong tổ chức đồng thời cố gắng thực hiện công việc điều hành cơ bản.
Phản ứng trước lời đe doạ từ nghị sĩ Gaetz, Chủ tịch Hạ viện McCarthy cho biết: "Điều đó không có gì mới mẻ cả. Tôi sẽ sống sót qua vụ này. Đây là chuyện cá nhân của ông Matt. Nếu muốn, cứ làm như vậy đi".
Ngày 30/9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký dự luật duy trì mở cửa chính phủ cho đến giữa tháng 11, chỉ vài phút trước khi hạn chót kết thúc vào nửa đêm. Trong ngày hôm đó, Chủ tịch Hạ viện McCarthy đã thể hiện quan điểm rõ ràng và làm việc với các đảng viên đảng Dân chủ để thông qua một nghị quyết nhằm tránh việc đóng cửa. Trong nỗ lực phút chót nhằm tránh viễn cảnh Chính phủ phải đóng cửa một phần, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật ngân sách tạm thời với 335 phiếu thuận và 91 phiếu chống. Dự luật do Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy đề xuất nhằm cấp ngân sách cho Chính phủ trong vòng 45 ngày, nhưng không bao gồm khoản hỗ trợ bổ sung cho Ukraine. Thượng viện cũng đã thông qua dự luật trên cơ sở lưỡng đảng sau đó.
Mỹ chật vật ngăn chính phủ đóng cửa Hạ viện Mỹ đã không thể thông qua dự luật do Chủ tịch Kevin McCarthy đề xuất, khiến chính phủ không có được nguồn tài trợ tạm thời và đối mặt nguy cơ đóng cửa vào ngày 1.10. Chạy đua gỡ thế bế tắc Đề xuất của ông McCarthy nhằm tìm kiếm một nguồn tài trợ để đảm bảo chính phủ duy trì...