Chính trường Mỹ lục đục về kết quả đàm phán hạt nhân Iran
Nhà Trắng và phe Cộng hòa đã có những bất đồng sâu sắc trong việc kéo dài thời gian đàm phán với Iran đến tháng 6 sang năm.
Tổng thống Obama bảo vệ quyết định kéo dài đàm phán với Iran.
Trong bài trả lời phỏng vấn trên truyền hình ABC ngay sau khi vòng đàm phán giữa Iran và nhóm P5 1 kết thúc tại Vienna, cả Tổng thống Barack Obama và Ngoại trưởng John Kerry đều khẳng định việc kéo dài đàm phán là cần thiết.
“Nếu chúng ta đạt được một thỏa thuận có thể kiểm chứng bảo đảm rằng Iran không có khả năng phát triển vũ khí hạt nhân thì tôi có thể thuyết phục Quốc hội và dân chúng Mỹ rằng đó là điều nên làm”, Tổng thống Obama nói.
Ông Obama thừa nhận hiện vẫn còn bất đồng giữa Iran với P5 1 (gồm Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh, Pháp và Đức ), nhưng bên cạnh đó cũng có tín hiệu đáng mừng.
“Điều đáng mừng là thỏa thuận tạm thời đạt được với Tehran cách đây một năm đang có tác dụng ngăn chặn sự mở rộng hơn nữa chương trình hạt nhân của nước này”, nhà lãnh đạo Mỹ nói.
Từ Vienna, Ngoại trưởng John Kerry cũng ám chỉ đến những tiến bộ đạt được khi khẳng định P5 1 sẽ không thể chấp nhận kéo dài đàm phán nếu không đạt được tiến triển nhất định. Theo ông, giờ không phải là lúc để từ bỏ dù mọi chuyện không dễ dàng.
Video đang HOT
“Iran và P5 1 đã đạt được những tiến triển hướng tới thỏa thuận cuối cùng nhưng cuộc đàm phán sẽ không trở nên dễ dàng hơn chỉ vì nó được gia hạn”, nhà ngoại giao Mỹ nói.
Sau 5 ngày đàm phán tại thủ đô Vienne của Áo, Iran và nhóm P5 1 đã không thể đi tới thỏa thuận cuối cùng vào thời hạn chót ngày 24/11, mà quyết định kéo dài thời gian đàm phán thêm 7 tháng. Đây là lần thứ hai các bên phải lùi thời hạn chót, sau khi đã lùi một lần hôm 24/7 vừa qua.
Phe Cộng hòa, lực lượng sẽ độc chiếm Quốc hội Mỹ từ ngày 3/1/2015, coi đây là thất bại của các bên và đề nghị đặt thêm các biện pháp trừng phạt mới nhằm gia tăng áp lực lên Tehran.
Các thượng nghị sỹ có ảnh hưởng của đảng này là John McCain, Lindsey Graham và Kelly Ayotte cảnh báo việc nương tay với Iran sẽ làm bùng phát cuộc chạy đua hạt nhân ở Trung Đông.
Thượng nghị sỹ Bob Corker, thành viên cao cấp của đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cho rằng việc tiếp tục gia hạn sẽ làm mất đòn bẩy của Mỹ trong đàm phán với Iran.
Thượng nghị sỹ Mark Kirk khẳng định kéo dài đàm phán sẽ cho phép Iran tiến gần hơn đến mục tiêu chế tạo bom hạt nhân.
Theo kế hoạch đạt được tại Vienna, trong thời gian kéo dài đàm phán từ nay đến ngày 30/6/2015, Mỹ và các nước sẽ nới lỏng thêm các biện pháp trừng phạt để cho Iran được tiếp cận khoảng 700 triệu USD mỗi tháng trong tài khoản của nước này ở các ngân hàng nước ngoài. Thỏa thuận này đạt được sau khi Ngoại trưởng Mỹ Kerry và người đồng cấp Iran Mohammed Javad Zarif có cuộc thảo luận lần cuối kéo dài một giờ đồng hồ sau khi Tehran và P5 1 không đạt được thỏa thuận vào hạn chót đêm 24/11.
Vũ Anh
Theo DANTRI/ABC
Ngoại trưởng Mỹ tới Jordan thảo luận vấn đề nóng của Trung Đông
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 12/11 tới thủ đô Amman của Jordan để thảo luận với các nhà lãnh đạo khu vực về các điểm nóng của Trung Đông, trong đó có tình hình căng thẳng giữa Israel và Palestine, cuộc chiến chống nhóm vũ trang Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry. (Nguồn: AP)
Thông báo của một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết trong thời gian ở Amman, Ngoại trưởng John Kerry sẽ hội kiến với Quốc vương nước chủ nhà Abdullah và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas.
Chủ đề trọng tâm của các cuộc hội đàm này là tình hình căng thẳng và đụng độ gia tăng tại khu vực Đông Jerusalem trong vài tuần qua giữa cảnh sát Israel và người Palestine xung quanh nhà thờ al-Aqsa mà cả người Hồi giáo và người Do Thái đều coi là vùng đất thánh linh thiêng nhất của họ.
Theo lời quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Kerry không có kế hoạch gặp Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu trong chuyến công du lần này vì "ông Kerry đã có các cuộc đàm thoại với ông Netanyahu trong các ngày 6/11 và 10/11 vừa qua." Để góp phần làm dịu tình hình căng thẳng giữa Israel và Palestine, ông Kerry đã phải hủy chuyến thăm tới Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) dự diễn đàn hàng năm của các nhà lãnh đạo thế giới về an ninh toàn cầu.
Cũng trong ngày 12/11, phát biểu trong buổi lễ tưởng niệm 10 năm nhà lãnh đạo Palestine Yassser Arafat qua đời, Tổng thống Mahmoud Abbas cảnh báo nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh tôn giáo toàn cầu nếu chính phủ Israel thay đổi nguyên trạng, theo đó cho phép các tín đồ Do Thái được cầu kinh trong nhà thờ al-Aqsa ở Jerusalem.
Mốc thời gian chính trong cuộc đời ông Arafat
Ông Abbas khẳng định người biểu tình Palestine có quyền tự vệ chính đáng để bảo vệ khu thánh địa linh thiêng này và rằng người Hồi giáo và Cơ đốc giáo sẽ "không bao giờ thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel."
Các cuộc biểu tình và đụng độ đã liên tục xảy ra xung quanh khu nhà thờ này kể từ hồi tháng trước khi Israel ra lệnh đóng cửa một ngày khu thánh địa do người Hồi giáo quản lý này. Ngày 5/11 vừa qua, Jorrdan cũng đã triệu hồi Đại sứ về nước, phản đối điều mà Amman gọi là "xâm phạm" khu thánh địa al-Aqsa.
Ngoài tình hình căng thẳng tại Đông Jerusalem, Ngoại trưởng John Kerry cũng sẽ thảo luận với các nhà lãnh đạo về cuộc chiến chống IS tại Iraq và Syria. Một thách thức đối với Ngoại trưởng John Kerry là ngày 12/11, đúng ngày ông Kerry có mặt tại Jordan, Israel thông báo kế hoạch xây dựng thêm 174 ngôi nhà cho người Do Thái ở khu vực Đông Jerusalem.
Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức lên tiếng cảnh báo kế hoạch vừa được thông qua này của Israel không chỉ làm cho tình hình Jerusalem căng thẳng hơn mà nó còn gây tổn thương tới tiến trình hòa bình mà Mỹ đã thúc đẩy trong hơn một năm qua./.
Theo Vietnam
Mỹ ký thỏa thuận tăng gấp đôi quân đồn trú ở Australia Mỹ và Australia ngày 12/8 ký kết thỏa thuận quốc phòng lâu dài cho phép quân đội hai nước hợp tác sâu rộng hơn. "Thỏa thuận lâu dài này sẽ mở rộng và làm sâu sắc thêm sự đóng góp của hai nước đối với an ninh khu vực", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel phát biểu trước báo giới ngày 12/8....