Chính trường Mỹ căng thẳng vì cháy rừng
Tổng thống đắc cử Donald Trump và chính quyền bang California tranh cãi gay gắt về đợt cháy rừng gây thiệt hại nhiều nhất trong lịch sử Mỹ.
Tờ The Hill ngày 13.1 dẫn lời Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump ch.ỉ tríc.h giới chức bang California vì chưa thể khống chế hoàn toàn các vụ cháy rừng nghiêm trọng tại bang này, kể từ khi đám cháy đầu tiên bùng lên hôm 7.1.
“Những chính trị gia không có năng lực đã không biết cách dập lửa. Hàng ngàn ngôi nhà nguy nga đã biến mất và nhiều ngôi nhà khác sẽ sớm bị mất. Cái chế.t ở khắp mọi nơi”, ông viết trên mạng Truth Social.
Cháy rừng vẫn hoành hành ở California, nỗ lực dập lửa gặp khó
Thông tin trái chiều
Gọi các đám cháy rừng trên là “một trong những thảm họa tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước”, ông Trump cáo buộc Thống đốc California Gavin Newsom từ chối ký một tuyên bố về khôi phục nguồn nước lẽ ra đã giúp chữa cháy. “Không có nước trong các trụ cứu hỏa, không có tiề.n trong FEMA (Cơ quan Quản lý tình trạng khẩn cấp liên bang). Đây là điều ông Joe Biden để lại cho tôi”, ông Trump viết. Ngoài ông Trump, Phó tổng thống đắc cử JD Vance và các đảng viên Cộng hòa cũng ch.ỉ tríc.h chính quyền bang California và giới chức địa phương.
Ông Newsom thị sát cháy rừng tại khu vực Pacific Palisades hôm 8.1. ẢNH: AFP
“Chúng ta cần làm tốt hơn. Chúng ta cần năng lực, khả năng điều hành tốt. Việc thiếu năng lực là nghiêm trọng ở California và tôi nghĩ rằng đó là một phần nguyên nhân khiến hỏa hoạn tồi tệ đến thế”, tờ Independent dẫn lời ông Vance ch.ỉ tríc.h.
Phản ứng về các cáo buộc trên, văn phòng của ông Newsom cho biết không hề có tài liệu nào về khôi phục nguồn nước như ông Trump đề cập và điều đó “hoàn toàn là hư cấu”.
“Chúng ta không được chính trị hóa bi kịch của mọi người và lan truyền thông tin sai lệch từ bên lề”, ông Newsom phát biểu và mời vị tổng thống đắc cử đến California để hiểu rõ hơn tình hình tại đây. Về việc thiếu áp lực nước trong các trụ chữa cháy, vị thống đốc cho biết ông đã chỉ đạo điều tra độc lập đối với vấn đề này. Về ngân sách của FEMA, Tổng thống Biden hồi tháng 12.2023 ký dự luật bổ sung 29 tỉ USD cho cơ quan này. Đài CNN dẫn thông tin từ FEMA hôm 12.1 cho hay cơ quan này vẫn còn 27 tỉ USD trong Quỹ Cứu trợ thiên tai. Trong một động thái khác, Thống đốc Newsom hôm 11.1 ra mắt phụ trang trên trang web chiến dịch của mình nhằm đối phó thông tin sai lệch về cháy rừng.
Chạy đua chữa cháy
Liên quan diễn biến chữa cháy, lực lượng cứu hỏa đang chạy đua khống chế 2 đám cháy lớn là Palisades và Eaton, trước khi gió mạnh dự báo khiến tình hình thêm phức tạp. Cơ quan Thời tiết quốc gia dự báo khu vực hạt Los Angeles, vốn chưa có trận mưa nào từ tháng 4.2023, sẽ chứng kiến sức gió 80 – 112 km/giờ từ tối 12 – 15.1 (giờ địa phương).
Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California cho hay các đám cháy Palisades, Eaton, Kenneth và Hurst đã thiêu rụi khoảng 163 km2, diện tích lớn hơn TP.San Francisco, và phá hủy hơn 12.300 công trình. Lực lượng cứu hỏa từ 9 tiểu bang khác đã tham gia chữa cháy, sử dụng 1.354 xe cứu hỏa và 84 máy bay. Hơn 14.000 nhân viên cứu hỏa đã được huy động. Bên cạnh lực lượng cứu hỏa trong nước, lính cứu hỏa từ Canada và Mexico đã được điều động đến khu vực Los Angeles để hỗ trợ chữa cháy.
Theo ước tính sơ bộ từ cơ quan dự báo thời tiết độc lập AccuWeather (Mỹ), các vụ cháy rừng đợt này tại Los Angeles gây thiệt hại nhiều nhất lịch sử Mỹ, với thiệt hại đến nay ước tính từ 135 – 150 tỉ USD.
Trong ngày 12.1, hơn 100.000 người tại hạt Los Angeles vẫn nằm trong diện sơ tán bắt buộc, giảm so với con số trước đó là 150.000, bên cạnh 87.000 người được khuyến khích sơ tán. “Những cơn gió mạnh kết hợp độ ẩm tương đối thấp sẽ khiến mối đ.e dọ.a hỏa hoạn ở toàn hạt Los Angeles vẫn ở mức rất cao”, theo quan chức Anthony Marrone thuộc Lực lượng Cứu hỏa hạt Los Angeles. Theo ông, các khu vực đã sơ tán có thể sẽ không mở cửa trở lại cho đến khi tình trạng báo động được dỡ bỏ vào ngày 16.1.
Mỹ cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng đến hơn 30 triệu người dân
Ngày 22/7, một số bang miền Tây của Mỹ, trong đó có California và Utah, đang phải vật lộn với cháy rừng, trong khi nhà chức trách một lần nữa ban hành cảnh báo nắng nóng ảnh hưởng đến hàng triệu người dân.
Tr.ẻ e.m giải nhiệt tránh nóng tại một đài phun nước ở Los Angeles, bang California, Mỹ ngày 5/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Chính quyền đã ban hành lệnh sơ tán ở phía Đông Los Angeles - nơi cháy rừng đã thiêu rụi nhiều tòa nhà và hơn 800 ha đất. Trên toàn bang California, lực lượng cứu hỏa đang phải đối phó với 21 đám cháy rừng. Nỗ lực này đang gặp trở ngại khi nắng nóng tấ.n côn.g khu vực miền Tây nước Mỹ hồi cuối tuần qua. Chính quyền các bang California, Arizona, Nevada, Oregon và Washington đã ban hành cảnh báo nắng nóng đối với hơn 30 triệu người dân.
Đầu tháng 7 này, Thống đốc California Gavin Newsom đã cảnh báo nguy cơ cao xảy ra cháy rừng, sau 2 năm giảm nhờ mùa Đông mưa nhiều.
Trên thực tế, các đợt nắng nóng liên tục kể từ đầu tháng 6 đã làm phần lớn thảm thực vật trong bang khô hạn, khiến đám cháy dễ lan rộng hơn.
Lực lượng cứu hỏa nỗ lực dập lửa cháy rừng tại Gorman, California, Mỹ, ngày 16/6/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thống kê cho thấy kể từ tháng 1 vừa qua, các vụ cháy rừng đã thiêu rụi 84.000 ha đất ở California, cao gấp hơn 20 lần so với cùng kỳ năm ngoái và cao gấp 4 lần so với diện tích đất trung bình bị thiêu rụi trong 5 năm.
Tuần trước, giới chức bang California đã cử lính cứu hỏa đến bang láng giềng Oregon để hỗ trợ bang này đối phó với khoảng 20 đám cháy. Thống đốc bang Oregon cũng tuyên bố mùa cháy rừng "khởi đầu rất dữ dội".
Trong khi đó, bang Utah cũng ghi nhận một đám cháy rừng bùng phát ngày 20/7 gần thành phố Salt Lake - thủ phủ bang. Nhà chức trách đã ra lệnh sơ tán đối với 40 hộ dân sinh sống ở vùng đồi phía Bắc thành phố.
Theo các nhà khoa học, các hiện tượng thời tiết cực đoan đang diễn ra nhiều hơn do Trái Đất ấm lên.
Thống đốc bang California đối diện nguy cơ bị bãi nhiệm do thảm họa cháy rừng Thảm họa cháy rừng ở Los Angeles dường như trở thành một cuộc chiến về mặt chính trị đối với 2 thành viên đảng Dân chủ - Thống đốc bang California Gavin Newsom và Thị trưởng Los Angeles Karen Bass khi cả hai đang đối mặt với phản ứng của người dân trong việc xử lý, đối phó với tình trạng hiện nay....