Chính trị khiến nhà giàu Nga dè dặt với đồ hiệu
Đồng ruble rớt giá, căng thẳng chính trị và các lệnh trừng phạt ảnh hưởng tới chi tiêu của người giàu Nga, khiến họ “không có dũng khí để mua sắm”.
Những thương hiệu xa xỉ, gồm Gucci và Burberry, năm nay kiểm soát trực tiếp trên hầu hết các cửa hàng của mình ở Nga, đang bỏ đi mô hình nhượng quyền thương mại trước đó của mình. Ảnh: aj gazmen / Flickr.
Mikhail Kusnirovich, ông chủ của trung tâm thương mại GUM ở Moscow, là một trong số những người có tiếng trong ngành thời trang dự tiệc khai trương hai đại lý Gucci mới tại thủ đô của Nga hồi tháng này.
Đây là lần đầu tiên nhiều giám đốc điều hành của Gucci đến từ London, Anh, và Milan, Italy, có mặt tại buổi tiệc tại Moscow. Họ cùng nâng cốc chúc mừng, gạt bỏ những phiền muộn về tình hình kinh tế ảm đạm và sự cô lập ngày càng tăng của quốc tế đối với Nga và coi đó chỉ là những khó khăn tạm thời.
Nhưng với Kusnirovich, ông lại thận trọng hơn. The Moscow Times dẫn lời ông cho biết: “Mọi người không có dũng khí để mua sắm”.
Những lo lắng về viễn cảnh của thị trường hàng xa xỉ ở Nga đang tăng lên trong năm nay khi nền kinh tế của quốc gia này bấp bênh trên bờ vực của sự suy thoái, với đồng ruble rớt giá trong bối cảnh Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) áp các lệnh trừng phạt với Nga vì cho rằng Moscow hỗ trợ cho lực lượng ly khai ở Ukraine.
Thị trường hàng xa xỉ ở Nga có thể giảm 18% trong năm nay, theo báo cáo tháng 10 của công ty tư vấn Bain & Co. Năm ngoái, lĩnh vực này tăng khoảng 5%.
Những căng thẳng chính trị gia tăng về vấn đề Ukranie và sự mất giá thảm hại của đồng tiền Nga là hai lý do quan trọng nhất đứng sau vấn đề này, các chuyên gia nhận định.
Tất cả các mặt hàng xa xỉ đều được nhập khẩu và các kênh bán lẻ lại đang phải trải qua giai đoạn đồng ruble yếu. Đồng tiền của Nga giảm hơn 30% so với đôla Mỹ trong năm nay.
Video đang HOT
“Một số nhà bán lẻ hàng xa xỉ cho biết doanh thu của họ giảm 30-40% so với cùng kỳ năm 2013″, The Moscow Times trích bình luận của Anna Lebsak-Kleimans, giám đốc tập đoàn Tư vấn Thời trang ở Moscow. “Thương hiệu xa xỉ thường ít bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm kinh tế. Tuy nhiên năm nay các nhà bán lẻ đã ghi nhận sự suy giảm trong doanh số bán hàng”.
Căng thẳng về chính trị đã “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến nhu cầu hàng xa xỉ yếu đi.
“Chi tiêu của người Nga thực sự giảm vì những dự đoán gây lo lắng”, Kira Balashova, người đứng đầu Jamilco, kênh phân phối các thương hiệu cao cấp ở Nga, nói với tờ nhật báo Vedomosti tháng trước.
Đồng ruble yếu đi, người Nga giờ ít đi du lịch nước ngoài và dè dặt hơn mỗi lần móc hầu bao. Ảnh minh họa: Itar-Tass.
Trì hoãn tạm thời
Đồng ruble rớt giá so với đồng đôla nhưng nhiều công ty vẫn chưa thay đổi giá niêm yết trên sản phẩm.
Một vài mặt hàng đắt tiền của Gucci được bán tại các chi nhánh Moscow rẻ hơn (xét về tỷ giá đồng đôla) so với sản phẩm cùng loại ở những thành phố như Milan và Florence của Italy.
“Thời điểm hiện tại, chúng tôi đang giữ mức giá giống nhau”, ông Kusnirovich, sở hữu tập đoàn Bosco di Ciliegi gồm nhiều công ty, chuyên phân phối thương hiệu xa xỉ như Armani và D&G, cho hay.
Tuy nhiên, các giám đốc điều hành thừa nhận rằng tình hình đó không thể kéo dài và dự đoán giá sẽ tăng khi nhà bán lẻ đặt sản phẩm mới cho năm sau.
Nhiều kênh phân phối quần áo nổi tiếng, gồm Esprit, New Look và River Island, tuyên bố kế hoạch đóng cửa các cửa hàng của mình ở Nga hơn hai tháng trước. Những thương hiệu như Gucci và Burberry năm nay nắm quyền kiểm soát trực tiếp hầu hết các cửa hàng của mình ở Nga, bỏ đi mô hình nhượng quyền thương mại trước đó.
Giới phân tích cho rằng việc giám sát ở cấp độ rộng hơn sẽ mang tới cho các thương hiệu xa xỉ sự linh động và cơ hội tốt để vượt qua ảnh hưởng của lệnh trừng phạt và suy giảm kinh tế .
Đồng ruble yếu đi, người Nga giờ ít đi du lịch nước ngoài và dè dặt hơn mỗi lần ra nước ngoài. Một vài chuyên gia tin rằng điều này thậm chí có thể thúc đẩy nhu cầu nội địa hóa, miễn là tình trạng tăng giá không quá đột ngột.
“Các doanh nghiệp xác nhận rằng việc chi tiêu của du khách Nga đang biến mất nhanh chóng. Bởi vậy, phục vụ khách hàng Nga tại đất nước của họ dường như hợp lý hơn” , Luca Solca, chuyên gia phân tích hàng xa xỉ ở công ty Exane BNP Paribas, bình luận.
Bình Minh
Theo The Moscow Times
Nhà giàu Trung Quốc đua nhau di cư
Khoảng 10 triệu người giàu tại Trung Quốc đang có ý định di dân đến Australia để hưởng môi trường trong lành và nền giáo dục tốt.
Theo ChinaNews, môi trường trong lành và điều kiện giáo dục tốt là hai nguyên nhân chủ yếu khiến giới nhà giàu Trung Quốc đổ tiền mua bất động sản tại ngoại ô Melbourne, Australia.
"Tối qua tụ tập bạn bè mới biết, trừ tôi ra, mười mấy người đều đang hoặc đã làm xong thủ tục di dân. Việc này khiến tôi sốc vô vùng", đạo diễn nổi tiếng Cổ Chương Kha tiết lộ trên blog.
"Ông di dân chưa?", không biết từ bao giờ, đây là câu hỏi thường trực trên bàn nhậu của người Trung Quốc. Cứ 10 người giàu tại Đại Liên, thành phố đông bắc Trung Quốc, thì 3 người đã di dân, 3 người đang làm thủ tục di cư, và 3 người có ý định di cư, đây là câu cửa miệng của người dân địa phương.
Theo thống kê của Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, nước này hiện có hơn 45 triệu kiều dân, là nước có số lượng di dân lớn nhất thế giới.
Điều này khiến dư luận Trung Quốc đặt ra câu hỏi, tại sao mảnh đất nuôi dưỡng những con người trở thành triệu phú lại khiến họ phải ra đi.
"Để con cái có môi trường giáo dục tốt hơn", hơn 58% người di dân bày tỏ. Phụ huynh cho rằng, nhà trường và giáo viên chỉ biết có dạy học chứ không dạy làm người. Giáo viên mở lớp dạy ngoài giờ, dạy trước kiến thức, làm thui chột tính sáng tạo của học sinh.
Học sinh Trung Quốc phải chịu áp lực thi cử rất lớn. Ảnh: Chinatest
Trong khi đó, ở phương Tây, giáo dục bậc mầm non và tiểu học rất chú trọng đến phát triển nhân sinh quan và giá trị quan của trẻ em, giúp các em có được tuổi thơ đúng nghĩa.
Tình tạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường nặng nề khiến giới nhàu giàu lo ngại. Hàng loạt vụ bê bối thực phẩm liên tiếp xảy ra như: sữa nhiễm melanime, dầu bẩn... khiến người dân mất lòng tin vào thực phẩm trong nước. Chính vì thế, họ chọn nước ngoài, nơi thực phẩm an toàn và hệ thống y tế tiên tiến làm mảnh đất "an dưỡng" cho gia đình.
Ngoài ra, môi trường đầu tư tại nước ngoài rõ ràng minh bạch, thuế suất thấp, thủ tục nhanh, tính an toàn cao... cũng là lý do khiến người giàu Trung Quốc quyết định di dân.
Hồng Hạnh
Theo VNE
"Choáng" với những kỷ lục xa xỉ tại "xứ sở nhà giàu" Dubai Dubai là xứ sở của những tòa nhà chọc trời. Thành phố này còn được biết đến với rất nhiều kỷ lục xa xỉ. Dubai là nơi có tòa nhà cao nhất thế giới mang tên Burj Khalifa, cao hơn 800m Kỉ lục thứ hai là khách sạn Al Arab 7 sao, cao 321m. Đây là một công trình được xây giữa biển...