Chính trị gia Mỹ: Kích động chống Nga sẽ dẫn đến thảm họa
Một chính trị gia Mỹ ngày 24/1 cảnh báo rằng việc kích động “chiến tranh công khai” với Nga sẽ dẫn tới hậu quả thảm khốc cho thế giới. Lời cảnh báo được đưa ra giữa lúc quan hệ phương Tây-Nga tiếp tục xấu đi sau vụ tấn công ở thành phố chiến lược Mariupol, miền đông Ukraine.
Các phương tiện bị thiêu rụi trong vụ tấn công mới nhất ở Mariupol, miền đông Ukraine. Ảnh: AFP)
Trong buổi trả lời phỏng vấn kênh Press TV, chính trị gia Eric Draytser của Mỹ cho rằng việc Washington triển khai binh sĩ tới Ukraine “với ý đồ không lành mạnh” sẽ làm theo thang xung đột với Nga.
“Đây không phải là lần đầu tiên hay lần cuối cùng trong lịch sử Mỹ hành xử như vậy. Nhưng trong thời điểm quan hệ Mỹ – Nga gia tăng căng thẳng hiện nay, sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ ở Ukraine chỉ làm leo thang xung đột”, ông Eric Draytser cảnh báo.
Ông Eric Draytser là người sáng lập cổng thông tin StopImperialism.com(chặn đứng chủ nghĩa đế quốc).
Theo ông, Mỹ đang cố tình kích động xung đột bằng việc triển khai binh sĩ tới Ukraine, dù với mục tiêu (được nói ra) là huấn luyện Lực lượng Vệ binh Quốc gia của nước này.
“Đó là động thái nguy hiểm nhất trong tất cả các chiến thuật tiềm tàng mà Mỹ có thể theo đuổi”, chuyên gia Eric Draytser nói thêm.
Video đang HOT
Lời cảnh báo trên được đưa trong bối cảnh quan hệ Nga – phương Tây tiếp tục có những diễn biến căng thẳng mới sau vụ tấn công bằng rocket ngày 24/1 tại thành phố cảng chiến lược Mariupol, miền đông Ukraine, làm ít nhất 30 người thiệt mạng.
Phe ly khai ở miền đông Ukraine và lực lượng chính phủ Ukraine đã cáo buộc nhau đứng sau các vụ tấn công ở Mariupol. Liên minh châu Âu (EU) đã lên án gay gắt vụ tấn công này.
“Hành động thái leo thang này chắc chắn sẽ khiến mối quan hệ giữa EU và Nga tiếp tục xấu đi nghiêm trọng”, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini khẳng định.
“Đây là vụ tấn công liều lĩnh và đáng hổ thẹn nhằm vào Mariupol”, tuyên bố của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu ( OSCE) viết.
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko thì khẳng định sẽ đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm mang lại một “thắng lợi hoàn toàn” trước lực lượng ly khai thân Nga. “Chúng ta ủng hộ hòa bình nhưng cũng sẽ đương đầu với thách thức từ kẻ thù. Chúng ta sẽ bảo vệ tổ quốc… cho đến thắng lợi cuối cùng”, ông nói.
Vũ Anh
Theo Dantri/AFP
Thua trận, tổng thống Poroshenko đòi tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn
Kiev "không thấy có sự thay thế nào tốt hơn" cho các thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk, Tổng thống Petro Poroshenko nói. Tuy nhiên, quân đội Ukraine đang tập trung quân đội ở miền Đông là để tiến hành "một sự phản ứng thích hợp" với sự trỗi dậy của dân quân ly khai, theo Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết.
Tổng thống Poroshenko luôn đòi ngừng bắn mỗi khi thua trận
Cuộc chiến ở miền Đông Ukraine đã leo thang gần đây sau khi các thỏa thuận ngừng bắn được ký ở Minsk năm ngoái đã bị phá vỡ.
Ukraine tuần trước đã cố gắng khởi động một hoạt động quân sự chống lại các vị trí của lực lượng dân quân ly khai, nhưng đã kết thúc trong thất bại ê chề. Sau khi thất bại trong tấn công giờ đây Ukraine còn phải chịu thêm tổn thất khi lực lượng dân quân ly khai có ý định tấn công Mariupol.
Giữa sự thất bại rõ ràng của quân đội Ukraine, Tổng thống Ukraine Poroshenko lại kêu gọi tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn ở Minsk.
"Thực hiện các thỏa thuận ở Minsk là ưu tiên của chúng tôi, tôi không thấy bất cứ thứ gì có thể thay thế cho nó. Chúng tôi sẽ không để thỏa thuận mất giá trị. Tất cả mọi thứ đều phụ thuộc vào sự tuân thủ thỏa thuận. Bây giờ chúng ta phải thực hiện nó một cách toàn diện và chính xác", tổng thống Ukraine cho biết.
Thỏa thuận ngừng bắn giữa Kiev và dân quân ly khai được Nga và OSCE bảo trợ, chưa bao giờ được tuân thủ đầy đủ. Nó giúp hạ bớt cảnh bạo lực ở miền Đông, nhưng OSCE vẫn thường xuyên cho biết cả hai bên đều có vi phạm nhất định.
Trong khi xung đột leo thang, Kiev muốn chuyển đổi từ các hiệp ước hòa bình ở Minsk sang định dạng đàm phán hòa bình khác gọi là "định dạng Normandy" mà không có sự tham gia đàm phán của dân quân ly khai.
Nỗ lực về cuộc đàm phán gần như không thể đạt được khi không thể đồng ý chương trình nghị sự giữa các bên tham gia.
Trong khi Poroshenko chứng tỏ ông sẵn sàng để nói chuyện trực tiếp với dân quân ly khai, thì quân đội của ông đang tập trung về miền Đông của Ukraine.
"Để đáp ứng đầy đủ các hành động của các nhóm "khủng bố", chúng tôi đang tiến hành cũng cố vững chắc lực lượng ở những nơi đang có chiến sự", Bộ trưởng Quốc phòng Stepan Poltorak nói vào ngày 25.1.
Lực lượng dân quân ly khai cho biết hiện tại họ không tin ông Poroshenko nữa và họ sẽ không ngừng bắn.
"Lời nói của Poroshenko không thể tin được. Đối với chúng tôi thỏa thuận Minsk là một tia hy vọng cho cuộc sống của người dân của chúng tôi. Còn đối với Kiev đó là kịch bản để dưỡng quân (chuẩn bị cho cuộc tấn công mới)", ông Denis Pushilin đại diện của lực lượng dân quân tại hội nghị Minsk nói.
"Tại sao Mỹ và châu Âu giả vờ không thấy chính sách hung hăng của Kiev? Đó là cuộc làm ăn của họ ở Washington và chúng tôi đang bị giết ở đây", ông nói thêm.
Serbia là chủ tịch hiện tại của OSCE đã thông báo triệu tập một cuộc họp hội đồng thường trực OSCE vào ngày 26.1 để thảo luận về tình hình Ukraine.
Cuộc chiến tại miền Đông Ukraine đã giết chết hơn 5.000 dân thường, theo con số mới nhất của Liên Hiệp Quốc và khoảng 1,5 triệu người tị nạn đến Nga hoặc một số vùng khác của Ukraine.
Theo Thiên Hà/RT
Một thế giới
Nguy cơ giao tranh tổng lực tại Đông Ukraine Chỉ hơn một tháng sau khi ký thỏa thuận hòa bình, miền Đông Ukraine lại đứng trước nguy cơ một cuộc giao tranh tổng lực mới... ... Sau khi Cố vấn Tổng thống Ukraine, ông Yuri Biryukov công bố trên trang Facebook rằng sáng 18/1, binh sĩ quân đội Ukraine đã nhận được lệnh nổ súng tổng lực vào các vị trí của...