Chính trị gia Italy “ủng hộ” kẻ thảm sát tại Na Uy
Một thành viên Nghị viện châu Âu người Italy đã mô tả những ý tưởng của kẻ giết người hàng loạt Na Uy Anders Behring Breivik là “tốt” và trong một số trường hợp là “tuyệt vời.”
Liên đoàn miền Bắc là chính đảng ở Italy công khai chống lại vấn đề nhập cư (Ảnh: BBC)
Mario Borghezio, thuộc đảng Liên đoàn miền Bắc – một đối tác trong chính phủ của Thủ tướng Silvio Berlusconi, lên án hành động bạo lực của Breivik nhưng lại ủng hộ lập trường của sát thủ này đối với đạo Hồi.
Hãng tin BBC cho biết phát biểu của ông Borghezio khi trả lời phỏng vấn trên đài phát thanh đã gây ra sự phẫn nộ và phe đối lập thậm chí đã kêu gọi vị đại biểu Nghị viện châu Âu này phải từ chức.
Video đang HOT
Breivik biện minh cho việc giết hại 76 người là vì hắn muốn gây thiệt hại tối đa cho Công đảng cầm quyền ở Na Uy do đảng này không ngăn chặn được vấn đề nhập cư.
“Một số ý tưởng mà anh ta bày tỏ là tốt, trừ việc gây ra bạo lực. Một số ý tưởng thật tuyệt vời,” Mario Borghezio nói trên đài Il Sole-24 Ore.
Ông này đồng ý với việc Breivik “phản đối Hội giáo và thẳng thắn cáo buộc châu Âu đã đầu hàng trước khi mở cuộc chiến đấu chống lại sự truyền bá của đạo Hồi.”
Liên đoàn miền Bắc là chính đảng ở Italy công khai chống lại vấn đề nhập cư và nổi tiếng với những lời tuyên bố mạnh mẽ phản đối người nhập cư và người Hồi giáo./.
Theo TTXVN
Na Uy công bố tên nạn nhân khủng bố
Cảnh sát Na Uy vừa công bố tên của bốn trong số 76 nạn nhân sau vụ thảm sát tuần trước tại nước này.
Gunnar Linaker là một trong bốn nạn nhân được cảnh sát công bố hôm qua. Ảnh: BBC.
Trong số những nạn nhân được nêu tên, 3 người thiệt mạng sau vụ đánh bom tại Oslo và một người chết khi Anders Behring Breivik xả súng điên loạn trên đảo Utoeya. Bốn nạn nhân là Gunnar Linaker, 23 tuổi; Tove Ashill Knutsen, 56 tuổi; Hanna M Orvik Endresen, 61 tuổi và Kai Hauge, 32 tuổi. Nơi họ ở cũng được đăng trên trang web của cảnh sát, BBC đưa tin.
Cha của Gunna Linaker, sống ở Bardu miền bắc Na Uy, cho hay ông đang nói chuyện với con trai thì vụ bắn giết diễn ra. "Nó nói với tôi: "Cha ơi, ai đó đang nổ súng", và sau đó ngắt máy", Roald Linaker nói.
Cảnh sát sẽ tiếp tục công bố tên của các nạn nhân vào 18h mỗi ngày cho tới khi xác định được danh tính và thông báo cho gia đình họ. Em của công nương Mette-Merit, Trond Berntsen, một cảnh sát, cũng được cho là nằm trong số người bị giết ở trại hè.
Trong khi đó, giới cảnh sát cũng bảo vệ phản ứng của họ sau vụ tấn công. Một tiếng rưỡi sau khi tên Breivik xả súng trên đảo Utoeya, một đơn vị vũ trang của cảnh sát mới tới nơi. "Tôi không nghĩ chúng tôi có thể phản ứng nhanh hơn thế", người đứng đầu ngành cảnh sát Johan Fredriksen nói.
Ông cũng bác bỏ chỉ trích rằng người lái trực thăng của cảnh sát đi nghỉ đúng ngày diễn ra vụ tấn công. Fredriksen cho hay trực thăng của cảnh sát chỉ có nhiệm vụ giám sát. Trước đó, Bộ trưởng Tư pháp Na Uy Knut Storberget gọi phản ứng của cảnh sát là "tuyệt vời".
Hôm 22/7, Breivik thực hiện một vụ nổ ở trung tâm Oslo khiến một số tòa nhà chính phủ bị hư hại. Sau đó, y xả súng vào một trại hè trên đảo Utoeya cách thủ đô chừng 40 km. Trại hè này do Công đảng cầm quyền ở Na Uy tổ chức.
Breivik đang đối mặt với các cáo buộc khủng bố. Cảnh sát cũng đang cân nhắc truy tố y tội chống lại loài người, với mức án có thể lên tới 30 năm. Y đang bị tạm giam trong 8 tuần. Bốn tuần đầu, hắn bị giam cách ly hoàn toàn và được giám sát phòng tự sát. Luật sư của y tin rằng hắn phát điên song còn quá sớm để quyết định bào chữa cho y theo hướng nào.
Hôm 25/7, 250.000 người đổ ra đường phố thủ đô để tưởng nhớ 8 người chết trong vụ nổ ở Oslo và 68 người thiệt mạng tại trại hè trên đảo Utoeya. Tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua bất ngờ tới dinh thự của đại sứ Na Uy để chia buồn.
Theo VNExpress
Nhà tù... 3 sao Mỗi phòng giam của nhà tù Halden ở Na Uy có một tivi màn hình phẳng, một tủ lạnh nhỏ và một phòng vệ sinh, phòng tắm riêng Nhà tù Halden ở Na Uy có thể là nơi giam giữ Anders Behring Breivik, kẻ bị buộc tội khủng bố và có hành động khủng bố sau vụ tấn công kép hôm 22-7, trông...