Chính trị gia Indonesia đột tử giữa chuyến bay
Helmud Hontong, phó huyện trưởng một huyện đảo tỉnh Bắc Sulawesi, bị chảy máu mũi, miệng và tử vong sau chưa đầy một giờ lên máy bay.
Helmud Hontong, 58 tuổi, phó huyện trưởng quần đảo Sangihe xa xôi ở tỉnh Bắc Sulawesi, tuần trước đáp chuyến bay từ thành phố Denpasar, tỉnh Bali đến thành phố Makassar, tỉnh Nam Sulawesi để họp với huyện trưởng các địa phương khác. Trạng thái tinh thần của ông khi đó rất tốt.
Sau cuộc họp, ông lên chuyến bay kéo dài 90 phút của Lion Air để về nhà. Tuy nhiên, chưa một giờ sau khi lên máy bay, ông cảm thấy mệt mỏi, sau đó ho dữ dội, máu bắt đầu chảy ra từ miệng và mũi. Ông được tuyên bố đã tử vong khi máy bay hạ cánh xuống Makassar.
Helmud Hontong, phó huyện trưởng huyện đảo Sangihe, tỉnh Bắc Sulawesi, Indonesia. Ảnh: SCMP.
Sự việc châm ngòi cơn thịnh nộ ở Indonesia, với các nhóm môi trường và ủy ban nhân quyền kêu gọi điều tra cái chết bí ẩn không đúng lúc của Helmud. Trên truyền thông, một số nhà quan sát suy đoán ông có thể là mục tiêu của một âm mưu, vì những gì họ mô tả là mô hình bạo lực quen thuộc đối với những người bảo vệ môi trường ở Indonesia.
Usman Hamid, giám đốc Tổ chức Ân xá Indonesia, cho biết ông đã huy động các nhà hoạt động cấp cao thúc đẩy các cuộc khám nghiệm tử thi và pháp y đầy đủ.
Video đang HOT
“Trong những năm gần đây, mối đe dọa ngày càng tăng đối với người làm việc về các vấn đề môi trường và quyền đất đai. Cái chết của ông ấy khiến tôi nhớ đến Munir, nhà hoạt động nhân quyền bị đầu độc trên máy bay”, Usman nói.
Munir Said Thalib, một trong những nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng nhất Indonesia, bị đầu độc bằng thạch tín và chết trên chuyến bay của Garuda Indonesia từ Jakarta đến Amsterdam năm 2004.
Helmud đã phản đối việc nhượng quyền khai thác 42.000 mỏ vàng do chính phủ cấp cho công ty Indonesia PT Tambang Mas Sangihe, có 70% cổ phần của công ty Canada Baru Gold.
Ngày 28/4, Helmud gửi thư đến Bộ Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản yêu cầu thu hồi giấy phép hoạt động của PT Tambang Mas Sangihe do nguy cơ hủy hoại môi trường. Huyện đảo Sangihe, ở phía bắc Indonesia, với dân số khoảng 140.000, có đất đai đặc biệt màu mỡ và ngành đánh bắt cá phát triển mạnh.
Khai thác khoáng sản và than cũng là những ngành quan trọng ở Indonesia và theo Cục Thống kê Quốc gia Indonesia, đã đóng góp hơn 16 tỷ rupiah (1,1 triệu USD) cho nền kinh tế năm 2017, dẫn đến xung đột trong chương trình nghị sự những năm gần đây giữa khai thác tài nguyên thiên nhiên và rủi ro đối với người dân, môi trường.
Cảnh sát Bắc Sulawesi cho biết dựa trên kết quả xét nghiệm ban đầu, nguyên nhân tử vong của Helmud không phải do chất độc như một số người suy đoán mà do biến chứng của bệnh mạn tính. Kết quả khám nghiệm tử thi đầy đủ sẽ được công bố sau.
Merah Johansyah, điều phối viên quốc gia của Mạng lưới Vận động Khai thác (Jatam) cho biết không thể đưa ra bất kỳ kết luận nào trước khi có kết quả khám nghiệm tử thi đầy đủ, “nhưng công chúng đang hỏi liệu có mối liên hệ nào giữa cái chết của Helmud và việc ông phản đối khai thác mỏ vàng”.
Ariefsyah Nasution, nhà vận động tại tổ chức phi chính phủ Greenpeace Indonesia, nói “không thể phủ nhận những nỗ lực nhằm bịt miệng, đe dọa và hình sự hóa người dân cũng như nhà hoạt động chống các hoạt động của ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên là phổ biến và ngày càng được thực hiện bởi các tập đoàn và những người ủng hộ họ”.
Ariefsyah dẫn trường hợp nhà hoạt động chống khai thác mỏ Salim Kancil bị đánh chết ở Đông Java năm 2015, chỉ ra rằng những vụ tấn công kiểu này thường do các bên thứ ba không xác định thực hiện, khiến các mối liên kết có thể chứng minh được với ngành khai thác trở nên khó khăn.
Luật sư môi trường Indonesia Golfrid Siregar, người làm việc cho Diễn đàn Indonesia về Môi trường (WALHI), chết bí ẩn cách đây hai năm tại Bắc Sumatra. Cùng năm đó, ngôi nhà của Murdani, nhà hoạt động WALHI, bị thiêu rụi cùng với gia đình ông bên trong, song họ may mắn thoát nạn.
Nếu không bị đe dọa về thể chất, nhà hoạt động môi trường có thể phải đối mặt với các hình thức đe dọa khác, gồm cả hành động pháp lý ở Indonesia.
“Ngành công nghiệp khai thác ở Indonesia khét tiếng với tham nhũng và hành hung”, Merah nói. “Thông thường ngành khai thác sẽ đi theo một trong hai lộ trình nếu bị thách thức, hoặc sử dụng các thủ đoạn bẩn thỉu như làm giả tài liệu, thao túng quy định, hoặc truy lùng bất cứ ai chống lại họ. Họ sẽ sử dụng bất cứ cách nào, như xâm nhập tài khoản mạng xã hội để cố hủy hoại danh tiếng của ai đó, cho đến đe dọa bạo lực và tấn công thân thể”.
Theo Merah, dù có thể phải mất một thời gian trước khi cảnh sát hoàn tất cuộc điều tra đầy đủ về cái chết của Helmud, cư dân quần đảo Sangihe vẫn quyết tâm tôn vinh ông.
“Người dân Sangihe đang vô cùng thương tiếc và đã treo cờ rủ trên khắp các hòn đảo. Họ coi phó huyện trưởng là người hùng vì đã đứng lên phản đối khai thác mỏ vàng”, ông nói.
Cảnh báo kiểu khủng bố 'cả gia đình' ở Indonesia
Tại Indonesia, quốc gia có đông người theo đạo Hồi nhất thế giới, các nhóm khủng bố có liên hệ với tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng vẫn là mối đe dọa bất chấp chúng đã bị đánh bại ở Iraq và Syria và việc các thành viên trong gia đình cùng thực hiện hành vi khủng bố đang là xu hướng mới đáng quan ngại ở Indonesia và khu vực Đông Nam Á.
Lực lượng an ninh gác tại cổng vào trụ sở cơ quan Cảnh sát quốc gia Indonesia ở thủ đô Jakarta ngày 31/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Bằng chứng mới nhất là câu chuyện về một cặp vợ chồng thực hiện vụ tấn công khủng bố tại nhà thờ Công giáo tại Makassar, thuộc tỉnh Nam Sulawesi, miền Trung Indonesia, khiến 20 người bị thương. Hai đối tượng này vừa làm đám cưới vào tháng 8/2020 tại nhà của Rizaldi, người đứng đầu một nhóm tín đồ Hồi giáo ở Sulawesi. Vụ tấn công xảy ra sau khi Rizaldi bị các lực lượng chống khủng bố tiêu diệt hồi tháng 1/2021. Hai thủ phạm đều thiệt mạng trong vụ tấn công và vụ việc cho thấy IS đang thúc đẩy mô hình "gia đình khủng bố".
Vụ đánh bom nhà thờ ở Makassar là vụ tấn công thứ 3 do một cặp vợ chồng đánh bom liều chết tiến hành từ Indonesia những năm gần đây. Trước đó, tháng 5/2018, một gia đình người Indonesia gồm hai vợ chồng và 4 người con đã thực hiện đánh bom tại một loạt nhà thờ ở thành phố Javanese (Surabya) làm 28 người thiệt mạng. Gần một năm sau đó, Ulfa Handayani Saleh và chồng là Rullie Rian Zeke, đều là người Indonesia, đã đánh bom một nhà thờ ở Jolo, miền Nam Philippines, làm 23 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương. Ulffa là em gái của Rizaldi.
Học giả tại Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, ông Noor Huda Ismail thừa nhận?; "Rất nhiều người Indonesia đã gia nhập IS theo nhóm thành viên trong cùng gia đình".
Theo bà Sidney Jones, Giám đốc Viện Phân tích chính sách xung đột (IPAC, có trụ sở tại Jakarta), hơn 1.000 người Indonesia đã rời bỏ đất nước để gia nhập IS, đôi khi là cả gia đình, bao gồm cả trẻ em còn rất nhỏ. Một phần họ bị ảnh hưởng của những lời tuyên truyền rất hiệu quả của IS về việc lý tưởng hóa khái niệm nuôi dạy con trong một nhà nước Hồi giáo thuần túy. Hàng trăm người đã bị trục xuất và trở lại Indonesia sau khi IS bị đánh bại năm 2019.
Ông Taufik Andrie, giám đốc tổ chức hỗ trợ các tay súng từ bỏ chủ nghĩa cực đoan và hòa nhập cộng đồng ở Indonesia, cho rằng việc sử dụng trẻ em trong các cuộc tấn công là hành động khủng khiếp. "Điều này cho thấy hệ tư tưởng cực đoan có thể lôi kéo trẻ em. Trẻ em không có sự lựa chọn và không thể hiểu được các hành động liên quan đến khủng bố" - ông Andrie nhận định.
Chuyên gia phân tích khủng bố Indonesia Stanislaus Riyanta cho rằng việc sử dụng một gia đình đi khủng bố nhằm tránh sự chú ý của cảnh sát.
Là đất nước có số dân theo đạo Hồi đông nhất thế giới, Indonesia nằm trong số các quốc gia Đông Nam Á hứng chịu nhiều vụ tấn công do các nhóm liên hệ với IS thực hiện trong những năm gần đây. IS đã đẩy mạnh truyền bá ở Đông Nam Á sau vụ tấn công thủ đô Jakarta năm 2016.
Indonesia tăng cường an ninh sau các vụ tấn công Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đã huy động hàng chục nghìn cảnh sát và binh sĩ bảo vệ an ninh các cơ sở tôn giáo trên khắp cả nước trong suốt các ngày lễ quan trọng của người Công giáo bắt đầu từ ngày 1/4. Cảnh sát gác gần hiện trường vụ tấn công bên ngoài nhà thờ ở Makassar, Nam...