Chính trị gia hàng chục nước rủ nhau uống vang Úc, phản đối Trung Quốc bắt chẹt
Phản ứng trước việc vang Úc bị Trung Quốc áp thuế 212%, một nhóm nghị sĩ đa quốc gia đã tuyên bố sẽ uống vang Úc để thể hiện tình đoàn kết với xứ sở chuột túi. Họ nhấn mạnh các nền dân chủ sẽ không dễ bị Trung Quốc bắt nạt.
Nữ nghị sĩ Elisabet Lann của Thụy Điển kêu gọi uống vang Úc để thể hiện thái độ không khuất phục trước Trung Quốc – Ảnh chụp màn hình
Hôm 27-11, Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế chống bán phá giá 212% lên rượu vang Úc – một động thái bị giới quan sát cho là có động cơ chính trị đằng sau. Trong nỗ lực giảm thiểu thiệt hại cho ngành rượu vang Úc, Mỹ và vùng lãnh thổ Đài Loan đã lên tiếng cam kết sẽ “giải cứu” vang Úc.
Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tuyên bố vang Úc sẽ được phục vụ trong các tiệc chiêu đãi tại Nhà Trắng. Trong một dòng tweet trên tài khoản chính thức, cơ quan này còn hóm hỉnh “chọc quê” những người thích vang Úc ở Trung Quốc.
“Thật tiếc cho những người thích vang Úc ở Trung Quốc, vì mức thuế mang tính cưỡng ép của Bắc Kinh mà bỏ lỡ thứ ngon này”. Dòng tweet kết thúc bằng hashtag #AussieAussieAussieOiOiOi, vốn được sử dụng trong các sự kiện thể thao để động viên đội tuyển Úc cố lên và giành chiến thắng.
Video đang HOT
Tại Đài Bắc, cơ quan ngoại giao Đài Loan tuyên bố “sát cánh cùng Canberra” bằng việc mua và sử dụng vang Úc.
Mối quan hệ giữa Úc và Trung Quốc, vốn đã căng thẳng, trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Canberra mở các chiến dịch triệt tiêu ảnh hưởng của Trung Quốc ở nước này và kêu gọi điều tra về nguồn gốc của COVID-19. Bắc Kinh đã đáp trả lại bằng việc tăng thuế hoặc gây khó dễ hải quan một loạt mặt hàng Úc chủ yếu xuất sang Trung Quốc.
Liên minh liên nghị viện về Trung Quốc, một tổ chức gồm hơn 200 nhà lập pháp từ 19 quốc gia, cho biết họ sẽ hỗ trợ nước Úc. Một mặt, họ kêu gọi “giải cứu rượu vang Úc”, mặt khác thể hiện thái độ không khoan nhượng với các hành vi mà nhóm này cho là “bắt nạt” của Trung Quốc.
Trong video được phát trên Twitter ngày 2-12, nhiều nghị sĩ đã cam kết sẽ chuyển từ các đồ uống có cồn truyền thống nước mình sang uống vang Úc. “Bắt đầu từ tháng tới, chúng tôi sẽ thay đổi thói quen uống rượu của mình một chút. Bởi vì người bạn Úc của chúng tôi đang cần giúp đỡ”, Hạ nghị sĩ Ted Yoho của Mỹ chia sẻ.
Các nghị sĩ khác cũng hưởng ứng trong đoạn video, nghị sĩ đến từ New Zealand thì tuyên bố sẽ tạm thời bỏ rượu pinot noir, nghị sĩ Na Uy thì ngừng uống rượu aquavit, nghị sĩ Nhật cũng thể hiện sử ủng hộ vang Úc nhưng khẳng định sake vẫn là số 1.
“Bằng cách uống một hoặc hai chai rượu vang Úc, chúng ta sẽ cho Trung Quốc thấy các nền dân chủ không dễ bị bắt nạt”, nữ nghị sĩ Elisabet Lann của Thụy Điển nhấn mạnh trong lúc giơ cao ly rượu Úc.
Bà Harris: Mỹ thua trong chiến tranh thương mại với Trung Quốc
Phó Tổng thống Mike Pence cho rằng thương chiến với Trung Quốc là một thành tựu nhưng ứng viên Kamala Harris khẳng định Mỹ đã thua trong cuộc chiến này.
Giống như cuộc tranh luận Tổng thống Mỹ tuần trước, chủ đề Trung Quốc tiếp tục được thảo luận trong cuộc đối đầu giữa 2 ứng viên Phó tổng thống.
"Phó Tổng thống Pence trước đó đã đề cập một phần của những gì ông ấy nghĩ là một thành tựu - cuộc chiến thương mại của Tổng thống với Trung Quốc. Nhưng các ông đã thua trong cuộc chiến thương mại đó. Các ông đã thua", bà Harris nhấn mạnh.
Ứng viên đảng Dân chủ cho biết 300.000 việc làm trong lĩnh vực sản xuất đã mất do cuộc chiến thương mại của ông Trump với Trung Quốc. Nông dân phải chịu thiệt hại nặng nề trong những năm gần đây và công việc sản xuất giảm dần.
"Quan điểm và cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với Trung Quốc đã dẫn đến thiệt hại về tính mạng, việc làm của người Mỹ và vị thế của nước Mỹ", nữ chính trị gia cho hay.
Ứng viên Kamala Harris. (Ảnh: CNN)
"Thất bại trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc? Joe Biden thậm chí còn chưa bao giờ chiến đấu", Pence đáp trả.
Phó Tổng thống Mỹ khẳng định ông Biden là người cổ vũ cho Trung Quốc trong vài thập kỷ qua.
Theo Guardian, các số liệu mà bà Harris đưa ra gây hiểu nhầm bởi thực tế số việc làm trong ngành sản xuất tại Mỹ tăng lên dưới thời chính quyền Trump trước khi bị sụt giảm nghiêm trọng vì đại dịch COVID-19.
Tháng 7/2018, Tổng thống Trump "khai hỏa" chiến tranh thương mại với Trung Quốc bằng việc áp thuế quan với 25% đối với 818 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trung Quốc cũng lập tức đáp trả bằng cách áp thuế 25% lên 545 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Kể từ đó tới nay, 2 bên tiếp tục áp thuế qua lại lẫn nhau.
Tới tháng 1, Washington và Bắc Kinh đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 để hạ nhiệt cuộc chiến thương mại.
Theo đó, Mỹ ngừng kế hoạch đán.h thuế lên 155 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc và giảm thuế suất đối với 120 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ 15% xuống còn 7,5%. Đổi lại, Trung Quốc cam kết mua thêm ít nhất 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong 2 năm.
Tuy nhiên, Trung Quốc cho tới nay vẫn còn cách rất xa mục tiêu này.
Bốn năm Trump kéo các công ty Mỹ khỏi Trung Quốc Khi Trump đắc cử năm 2016, gần 100% đồ nội thất khách sạn của M Group đều được sản xuất ở Trung Quốc, nhưng sau 4 năm chỉ còn một nửa. Sau 4 năm chịu tác động của thuế chống bán phá giá, các mức thuế quan và căng thẳng chính trị Mỹ - Trung dưới thời chính quyền Donald Trump, khoảng 50%...