Chính trị gia đối lập Navalny hầu tòa, Nga tố ‘phương Tây can thiệp’
Ngày 2-2, Tòa án quận Simonovsky tại thủ đô Matxcơva của Nga bắt đầu xét xử nhà hoạt động đối lập Navalny, với cân nhắc về việc thay thế án tù treo 3,5 năm thành án tù giam.
Nhà hoạt động đối lập Alexei Navalny trong phiên tòa tại Matxcơva ngày 2-2 – Ảnh: REUTERS
Navalny từng bị tuyên mức án 3,5 năm tù treo cùng 5 năm bị quản chế do có dính líu đến một vụ án gian lận thương mại vào năm 2014. Navalny có nghĩa vụ xuất hiện tại văn phòng cơ quan thi hành án 2 lần/tháng theo yêu cầu, nhưng đã 6 lần không ra trình diện đúng hạn trong năm 2020.
Cơ quan thi hành án Nga đã đệ đơn tới tòa và đề nghị chuyển án phạt tù treo của Navalny thành án tù giam.
Video đang HOT
Ông Navalny lắng nghe phiên xử tại Matxcơva từ bên trong lồng kính trong phòng xử án. Trước khi thủ tục tố tụng bắt đầu, ông ca ngợi vợ mình là Yulia, người đã tham gia một cuộc biểu tình đòi trả tự do cho chồng.
Phiên tòa có sự hiện diện của một số đại diện ngoại giao của các nước phương Tây. Do vậy trên Facebook, bà Maria Zakharova – người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga – viết rằng sự hiện diện của các đại diện ngoại giao phương Tây là bằng chứng cho thấy sự can thiệp của nước ngoài vào chuyện nội bộ của Nga.
Phát biểu tại phiên tòa ở Matxcơva ngày 2-2, ông Navalny nói rằng việc xét xử ông là để dọa những người phản đối tổng thống Vladimir Putin. “Vấn đề chính trong quá trình này là để dọa một số lớn người khác. Họ đưa một người vào tù để dọa hàng triệu người”, hãng tin AFP dẫn lời ông Navalny.
Tại tòa, nhà chính trị này cũng nhắc lại cáo buộc chính quyền Nga đã cố đầu độc ông bằng chất độc thần kinh Novichok vào giữa năm ngoái.
Phía bên ngoài nơi xử án, theo phóng viên Hãng tin Reuters, cảnh sát chống bạo động siết chặt an ninh, bắt hơn 100 người ủng hộ ông Navalny.
Những người ủng hộ ông Navalny đã tổ chức biểu tình trong 2 ngày cuối tuần liên tiếp, yêu cầu trả tự do cho nhà hoạt động này.
Cảnh sát bắt giữ người biểu tình gần phiên tòa ở Matxcơva – Ảnh: REUTERS
Navalny là một trong những nhà hoạt động đối lập nổi bật nhất tại Nga gần đây. Ông bị bắt tại biên giới Nga ngày 17-1 sau khi trở về từ Đức, nơi ông phục hồi sau vụ việc được gọi là “đầu độc bằng chất độc thần kinh”.
Ông cáo buộc Tổng thống Putin muốn ám sát mình trong khi Điện Kremlin phủ nhận cáo buộc này. Ngược lại, Điện Kremlin cáo buộc Navalny làm việc cho Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Navalny cũng bác bỏ cáo buộc này.
Cơ quan công tố Nga đề nghị án tù giam đối với ông Alexei Navalny
Ngày 1/2, Văn phòng Công tố Nga đã ủng hộ đề nghị của giới chức trại giam nước này về việc thay đổi án tù treo dành cho nhân vật đối lập nhiều tai tiếng Alexei Navalny thành án tù giam.
Ông Alexei Navalny tại một phiên tòa ở Moskva. Ảnh tư liệu: REUTERS/TTXVN
Ông Navalny đã bị bắt giữ sau khi từ Đức trở về Nga với cáo buộc vi phạm các quy định trong thời gian hưởng án treo.
Theo giới chức Nga, ông Navalny bị bắt vì trốn tránh sự giám sát liên quan đến một bản án mà ông bị tuyên phạt cách đây 7 năm. Năm 2014, ông Navalny bị tuyên mức án 3 năm rưới tù án treo cùng 5 năm bị quản chế do có dính líu đến một vụ án gian lận thương mại. Như vậy, ông này vẫn đang trong thời gian bị quản chế.
Cảnh sát Nga ngày 31/1 cũng đã bắt giữ hàng nghìn đối tượng biểu tình trái phép trên khắp nước Nga đòi thả tự do cho ông Navalny.
Ngoại trưởng Mỹ chỉ trích Nga, dọa cấm vận Triều Tiên Ngoại trưởng Blinken chỉ trích vụ Nga bắt lãnh đạo đối lập Navalny, đồng thời cảnh báo có thể áp thêm cấm vận để phi hạt nhân hóa Triều Tiên. "Tôi thấy lo lắng sâu sắc với hành động trấn áp bạo lực nhằm vào người biểu tình Nga", Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói trên truyền hình hôm 1/2, đề cập vụ...