Chính thức xếp hạng di tích thắng cảnh đối với Khu bảo tồn biển Hòn Cau
Ngày 7-11, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định xếp hạng di tích thắng cảnh cấp tỉnh đối với thắng cảnh Hòn Cau thuộc xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, Bình Thuận.
Một góc Hòn Cau.
Với quyết định này, Khu bảo tồn biển Hòn Cau sẽ được bảo vệ tốt hơn. Căn cứ vào Luật Di sản văn hóa, Hòn Cau hội đủ các yếu tố, giá trị khoa học về lịch sử, văn hóa, địa chất, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng sinh vật…
Sau khi xếp hạng di tích thắng cảnh cấp tỉnh sẽ được bảo tồn và phát huy giá trị Khu bảo tồn biển Hòn Cau phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau được thành lập ngày 15-11-2010 với tổng diện tích 12.500 ha, bao gồm vùng biển (12.360ha) và đảo Hòn Cau (140 ha), cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km.
Tàu thuyền san sát cạnh Hòn Cau.
Đây là khu bảo tồn biển có tính đa dạng sinh học cao, hội tụ nhiều loài hải đặc sản qúy hiếm (34 loài động thực vật qúy hiếm như trai tai tượng, tôm hùm, hải sâm… phân bố khắp khu vực này) và các rạn san hô có độ bao phủ cao, đa sắc màu và hình dáng phong phú.
Video đang HOT
Nơi đây cũng sở hữu rạn san hô nguyên thủy với nhiều chủng loại khác nhau (hơn 234 loài san hô đa sắc màu), trong đó nhiều loài chỉ có ở vùng biển Hòn Cau.
Ngoài ra, trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau còn có Đảo Hòn Cau (hay còn gọi là Cù Lao Câu) với cảnh quan thiên nhiên vô cùng độc đáo và hấp dẫn.
Đảo Hòn Cau với hệ sinh thái đa dạng.
Đảo Hòn Cau là một hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 1,4 km2, cách bờ 9 km, nổi lên giữa biển, vùng nước xung quanh khu vực có sự hiện diện sinh thái biển nhiệt đới điển hình, được bao quanh bởi hàng vạn khối đá nhiều màu sắc và hình thù khác nhau, nằm thành cụm, thành nhóm hoặc riêng lẻ như có sự sắp đặt của bàn tay con người, đẹp tựa như bức tranh thủy mặc.
Đảo Hòn Cau nhìn từ trên cao.
Ngoài ra, nơi đây còn có nhiều bãi biển đẹp, cát trắng tinh, nước biển trong xanh, được bao phủ bởi những vách đá, cùng với các rạn san hô, các rạn đá ngầm trải dài.
Đây được xem là khu bảo tồn loài, sinh cảnh thủy sinh, đáp ứng các tiêu chí là khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh trưởng và phát triển của các loại động thực vật biển qúy hiếm, có giá trị kinh tế và khoa học cao.
Đặc biệt, đảo Hòn Cau là 1 trong 3 địa điểm trong cả nước có rùa biển, loài động vật nguy cấp, qúy hiếm đang sinh sống và lên bờ sinh sản thường xuyên hàng năm.
Đây là một trong những nét độc đáo và có ý nghĩa về bảo tồn tại Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Bên cạnh đó, trên đảo Hòn Cau còn giữ lại một số di tích như Giếng Tiên (hay giếng Gia Long) mà theo truyền thuyết đó là nơi vua Gia Long từng ghé lại uống nước; Đền thờ thần Nam Hải (Đền thờ cá Ông) là nơi ngư dân tại các xã ven biển của địa phương tổ chức Lễ hội Cầu Ngư hàng năm (rằm tháng 4 âm lịch);… cùng rất nhiều địa danh nổi bật khác mà du khách không thể bỏ qua khi có dịp đặt chân đến đây.
Hòn Cau là nơi rùa biển chọn làm nơi sinh sản.
Với sự đa dạng, phong phú về tài nguyên sinh vật biển cùng cảnh quan thiên nhiên độc đáo, nét văn hóa đặc thù của địa phương và vẻ đẹp hoang sơ của đảo Hòn Cau, trong những năm gần đây Khu bảo tồn biển Hòn Cau đã thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan mỗi năm.
Từ tháng 11-2016, khi hồ sơ dự án nhận chìm gần 1 triệu m3 bùn, cát nạo vét xuống vùng biển cạnh Khu bảo tồn Hòn Cau được trình lên Bộ TN&MT xin giấy phép, dư luận, người dân địa phương vô cùng bàng hoàng khi biết vị trí nhận chìm nằm rất gần vành đai bảo vệ Khu bảo tồn biển Hòn Cau.
Một bãi đá tại Hòn Cau
Là một trong 16 khu bảo tồn biển của quốc gia, một trong 18 vùng nước trồi tốt nhất thế giới ngoài vẻ đẹp đến kinh ngạc, còn là nơi có quần thể san hô cùng những sinh vật biển qúy hiếm, nơi lưu giữ những giá trị sinh thái độc đáo và khác biệt của đại dương.
Trước việc giữ vững môi trường sinh thái của Khu bảo tồn biển Hòn Cau và giúp cho sinh kế của hàng vạn ngư dân hoạt động trên vùng biển này, nhiều nhà khoa học, báo chí đã lên tiếng trong đó có PLO. Cuối cùng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TN&MT thu hồi giấy phép, chọn phương án khác và Hòn Cau được “giải cứu” an toàn đến nay.
Hòn Cau - Thắng cảnh độc đáo, hấp dẫn của Bình Thuận
Thắng cảnh Hòn Cau thuộc địa giới hành chính huyện Tuy Phong cách thành phố Phan Thiết khoảng 110 km. Nơi đây có Khu bảo tồn biển có tính đa dạng sinh học cao, hội tụ nhiều loài hải sản qúy hiếm như trai tai tượng, tôm hùm, hải sâm...
và các rạn san hô có độ bao phủ cao, đa sắc màu, hình dáng phong phú; sở hữu rạn san hô nguyên thủy với nhiều chủng loại khác nhau.
Ngoài ra, trong Khu bảo tồn biển Hòn Cau còn có Đảo Hòn Cau (hay còn gọi là cù Lao Câu) với cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hấp dẫn. Hòn Cau là hòn đảo nhỏ với diện tích khoảng 1,4 km2, cách bờ 9 km; được bao quanh bởi hàng vạn khối đá có nhiều màu sắc và hình thù khác nhau nằm thành cụm, nhóm hoặc riêng lẻ như có sự sắp đặt của bàn tay con người, đẹp như bức tranh.
Khu bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận. Ảnh: baobinhthuan.com.vn
Đặc biệt, đảo Hòn Cau là một trong ba địa điểm trên cả nước có rùa biển - loài động vật nguy cấp, qúy hiếm đang sinh sống và lên bờ sinh sản thường xuyên hàng năm. Bên cạnh đó, trên đảo còn giữ lại một số di tích như: Giếng Tiên (hay giếng Gia Long) theo truyền thuyết là nơi vua Gia Long từng ghé lại uống nước; đền thờ thần Nam Hải (Đền thờ cá Ông) là nơi ngư dân tại các xã ven biển của địa phương tổ chức Lễ hội Cầu Ngư hàng năm...
Năm 2019, Khu bảo tồn biển Hòn Cau được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án phát triển du lịch sinh thái bền vững có sự tham gia của cộng đồng. Mục tiêu của đề án là phát huy lợi thê của khu bảo tôn biên, phát triên các loại hình du lịch, dịch vụ phù hợp có sự tham gia của cọng đông; từ đó tạo sinh kê cho người dân và nguôn tài chính phục vụ quản lý, bảo tôn biên, bảo vẹ và phát triên nguôn lợi hải sản; đông thời, góp phần quản lý chạt, đảm bảo hài hòa giữa phát triên du lịch, bảo tôn biên và tạo thêm điêm đên đọc đáo cho du khách trong chuôi các điêm đên hâp dân của địa phương để phát triên du lịch huyện Tuy Phong nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung.
Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận ngày cho biết, Uỷ ban nhân dân tỉnh vừa có quyết định xếp hạng Di tích cấp tỉnh đối với Thắng Cảnh Hòn Cau tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban nhân dân huyện Tuy Phong thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với Thắng cảnh Hòn Cau theo quy định của pháp luật về Di sản văn hóa. Đây là cơ sở trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị thắng cảnh trong thời gian tới.
Trước đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Uỷ ban nhân dân huyện Tuy Phong xây dựng hồ sơ khoa học Thắng cảnh Hòn Cau tại xã Phước Thể, huyện Tuy Phong. Các thành phần hồ sơ khoa học đã được thiết lập hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bao gồm: Tập lý lịch khoa học và ảnh khảo sát tả thắng cảnh; biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ thắng cảnh; bản đồ vị trí và chỉ dẫn đường đi đến thắng cảnh.
Ngẩn ngơ trước vẻ đẹp hoang sơ của Cù Lao Lâu (Bình Thuận) Khi Khánh Hòa ngừng hoạt động du lịch tại hai hòn đảo Bình Ba và Bình Hưng khiến nhiều người tiếc nuối. Tuy nhiên, nỗi tiếc nuối này nhanh chóng bị khoả lấp vì ngay lập tức cộng đồng đam mê du lịch biển đã phát hiện ra hòn đảo cực kỳ hoang sơ, nước trong xanh như hồ bơi, chính là Cù...