Chính thức thông qua dự thảo luật cho phép việc mang thai hộ
Ngày 19/6, Quốc hội chính thức thông qua dự thảo luật Hôn nhân & gia đình về việc cho phép việc mang thai hộ, sau khi số phiếu ủng hộ dự thảo luật này đạt được quá bán khi các Quốc hội họp biểu quyết thông qua.
Tại kỳ họp Quốc hội ngày 19/6, Chủ nhiệm UB Các vấn đề Xã hội Trương Thị Mai được dành thời gian trình bày bản giải trình, tiếp thu, chỉnh lý lần cuối dự thảo luật. Bà Mai cho biết, do vấn đề cho phép mang thai hộ vẫn nhận nhiều ý kiến trái chiều nên UB Thường vụ Quốc hội đã tổ chức xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng phiếu, trước khi các đại biểu đưa ra biểu quyết về việc cho mang thai hộ.
Sau khi xin ý kiến về dự thảo luật được đưa ra Quốc hội biểu quyết, kết quả cho thấy đã có 59,1% đại biểu tán thành việc cho phép mang thai hộ. Căn cứ trên đa số ý kiến đại biểu, đại diện cơ quan thẩm tra luật cho biết, UB Thường vụ Quốc hội quyết định đưa nội dung này vào dự thảo luật.
Video đang HOT
Tại cuộc họp, bà Mai nhấn mạnh, việc cho phép mang thai hộ là biện pháp nhân đạo giúp cho những cặp vợ chồng mà người vợ không thể mang thai, sinh con được ngay cả khi đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản có cơ hội làm cha mẹ. Các quy định để đảm bảo việc mang thai hộ đúng với mục đích nhân đạo, không bị thương mại hoá, quy định về hợp đồng, về xử lý các tranh chấp phát sinh… được giao cho Chính phủ quy định chi tiết.
Quốc hội cũng biểu quyết riêng về Điều 95 – Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo (gồm 5 khoản), trước khi đề xuất thông qua dự luật này. Kết quả, có 298/431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 59,64% tổng số đại biểu). Điều luật này như vậy đạt đủ điều kiện để được thông qua. Việc không cấm hôn nhân đồng giới, báo cáo giải trình tiếp thu nêu nhận định, việc chung sống giữa 2 người cùng giới tính không gọi là hôn nhân đã thu hút được nhiều tranh luận của các đại biểu. Vì vậy, UB Thường vụ Quốc hội cho rằng việc này không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự án luật.
Kết quả biểu quyết về 2 điều luật liên quan vấn đề này là Điều 2 – Những nguyên tắc về chế độ hôn nhân gia đình (gồm 5 khoản) và Điều 8 – Điều kiện kết hôn (gồm 2 khoản) đều nhận được số phiếu tán thành cao, chiếm trên 80% tổng số đại biểu. Toàn văn dự thảo luật gồm 10 chương, 133 Điều được biểu quyết sau đó cho kết quả, 396/437 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (tương đương 79,52%). Còn 30 đại biểu không tán thành và 11 đại biểu không biểu quyết. Quốc hội chính thức thông qua luật Hôn nhân & gia đình sửa đổi.
Theo PNTD
Không cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính
Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi) không có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính và cũng quy định Nhà nước cũng không thừa nhận việc này.
Ngày 19/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi). Đạo luật vừa được thông qua không có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, và trong luật cũng quy định rõ Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Bà Trần Thị Khá (ủy viên thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội) giải thích, nếu như trước đây luật có quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thì nay đã bãi bỏ.
"Luật không cấm, nhưng có thừa nhận hay không là việc khác" - bà Khá nói.
Đôi "uyên ương" Đào Lê Đức Nghị và Nguyễn Công Luận làm đám cưới vào cuối tháng 4/2014. Ảnh: Người lao động.
Đối với quy định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, do còn ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã gửi phiếu xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội về nội dung này. Kết quả có 59,1% (237/401) đại biểu tán thành với việc quy định vấn đề mang thai hộ vì mục đích nhân đạo trong dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi), 39,9% (160/401) đại biểu không tán thành bổ sung quy định này.
Luật này có hiệu lực thi hành kể từ 2015.
Theo Tuổi trẻ
Giàn khoan thứ 2 của Trung Quốc đang tiến gần Việt Nam hơn Trung Quốc hôm qua (19/6) cho biết, nước này đang di chuyển một giàn khoan thứ hai đến gần bờ biển của Việt Nam hơn. Đây dường như là động thái thể hiện quyết tâm của Bắc Kinh trong việc lấn tới tranh giành chủ quyền ở Biển Đông và tiến nhanh hơn tới mục tiêu thực hiện tham vọng độc chiếm khu...