Chính thức tăng viện phí từ 15/4
Theo thông tư liên bộ Y tế – Tài chính, từ ngày 15/4 mức viện phí mới sẽ được áp dụng tại tất cả các bệnh viện trong cả nước.
Theo đó, sẽ có khoảng 447 dịch vụ y tế tăng giá, mức tăng từ 3-20 lần so với giá hiện hành.
Theo Bộ Y tế, giá được quy định trong Thông tư được coi là mức giá tối đa, các tỉnh sẽ căn cứ vào đó để phê duyệt mức giá sao cho phù hợp với điều kiện riêng của địa phương mình. Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế sẽ do Bộ phê duyệt mức giá căn cứ vào khung giá đã ban hành.
Do đó, bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định giá viện phí mới được áp dụng từ 15/4 nhưng có thể sẽ không tăng đồng loạt ngay bởi có nhiều địa phương sẽ phải tính toán, cân nhắc và còn chờ UBND tỉnh, thành phê duyệt.
Theo tính toán của BHXH Việt Nam, giá viện phí mới có trên 50% dịch vụ chỉ quy định một mức viện phí tối đa nhằm tránh hiện tượng quy định khung viện phí tối thiểu và tối đa nhưng các địa phương chỉ toàn áp dụng mức tối đa, gây thất thoát lớn cho quỹ BHYT. Với các dịch vụ còn quy định viện phí tối thiểu – tối đa thì chênh lệch giữa hai mức chỉ từ 3.000-30.000 đồng.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng cho biết mức viện phí mới sẽ được áp dụng đối với 12% trong tổng số 4.000 dịch vụ y tế đang được cung cấp tại các bệnh viện ở tất cả các tuyến. Giá viện phí mới vẫn được tính theo nguyên tắc thu một phần viện phí (chỉ gồm 3 yếu tố: chi phí thuốc, máu, dịch truyền chi phí điện nước, thông tin liên lạc, xử lý rác thải chi phí duy tu, bảo dưỡng thiết bị y tế). Các chi phí còn lại như lương cán bộ y tế, khấu hao nhà cửa, vv … vẫn do ngân sách Nhà nước chi trả.
Ông Phạm Lương Sơn, trưởng ban thực hiện chính sách BHYT (BHXH VN) khẳng định một khi đã tăng viện phí thì các bệnh viện không được thu thêm bất kỳ khoản nào của người bệnh bởi các yếu tố cấu thành viện phí (không do ngân sách chi trả) đã được cơ quan BHYT thanh toán đủ.
Mức giá viện phí mới của một số dịch vụ, kỹ thuật y tế được áp dụng từ 15/4 (ĐVT: ngàn đồng).
Theo VNN
Video đang HOT
Giảm tải bệnh viện: Cục bộ được ngay, tổng thể phải chờ!
Bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "truy" gắt về lộ trình giải quyết tình trạng quá tải bệnh viện tuyến TƯ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hứa giảm nhiệt những bệnh viện "nóng" nhất trong 2013 nhưng để giải quyết cơ bản quá tải phải ngoài 2015.
"Đẻ thường phải lên viện C"
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) "khơi" đề tài quá tải bệnh viện tuyến TƯ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận. Đại biểu hỏi về giải pháp để hạn chế bệnh nhân lên tuyến trên, Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh phương án xây dựng hệ thống bệnh viện vệ tinh, trước hết tập trung vào nhóm ung bướu, tim mạch, nhi...
Về giải pháp phân tuyến kỹ thuật, nữ bộ trưởng phân tích: Tồn tại hiện nay, do phân cấp bệnh viện từ cấp TƯ, tỉnh, huyện nên cơ sở chữa bệnh dù có tốt đến đâu cũng mang danh "xã huyện". Hiện tượng quá tải hiện tại có nguyên nhân do bệnh nhân có tâm lý không thích bệnh viện huyện mà "lên thẳng TƯ" tạo nên quá tải ảo.
"Trước đây, người dân đều đẻ thường ở nhà hộ sinh nhưng giờ có điều kiện là người ta chạy thẳng lên viện C và viện Từ Dũ, chỉ vì... để cho chắc. Tâm lý muốn đi xa, chịu đựng sự chật chội, khốn khổ ở bệnh viện TƯ không thể xóa bỏ ngay mà cần cả một quá trình" - Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trần tình.
Tới đây, quy chế mới, bệnh viện huyện làm tốt có thể được nâng cấp lên cấp tỉnh, bệnh viện tỉnh có thể thăng cấp đặc biệt.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: "Bệnh viện cơ sở tốt đến đâu vẫn mang danh... xã huyện".
Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) lật lại vấn đề: "Tại sao phần lớn bệnh nhân đều muốn được chuyển lên tuyến trên điều trị, có phải do năng lực khám chữa bệnh của tuyến dưới quá kém?".
Bộ trưởng Y tế phân trần, nguyên nhân quá tải cơ bản nhất là do điều kiện giáo dục, xã hội nên mới có tâm lý "lên TƯ" vì coi chỉ có ở đó mới có bác sỹ giỏi, đầy đủ thiết bị, khả năng khám chữa bệnh mà không chấp nhận các bệnh thông thường bệnh viện cấp dưới cũng làm tốt được như vậy. Ngoài ra, một số bệnh viện để xảy ra tai biến nghề nghiệp, mang "tai tiếng", bệnh nhân sau đó không muốn vào nữa. Cũng có thực tế cơ sở vật chất, con người ở bệnh viện tuyến dưới chưa đảm bảo.
Ngoài ra người đứng đầu ngành y tế cũng dẫn chuyện nhiều chỉ tiêu, điều kiện như đảm bảo 3 điều dưỡng/10 bệnh nhân nhưng các bệnh viện tuyến dưới đều không muốn tuyển vì không trả được lương. Hiện cả nước thừa đến vài nghìn chỉ tiêu cán bộ điều dưỡng. Vấn đề này sẽ khắc phục được khi cơ chế tự chủ tài chính được áp dụng đầy đủ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tiếp tục truy: "Khi bắt đầu làm bộ trưởng, vấn đề bộ trưởng đang giải đáp như ùn ứ tại bệnh viện, bệnh nhân dồn lên tuyến trên, tệ nạn trong ngành y... đến năm 2013, 2015 có chuyển biến, chuyển biến đến mức nào, Bộ trưởng Y tế có làm được việc đó?".
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: "Năm 2013, 2015 quá tải bệnh viện có cải thiện?".
Bộ trưởng Tiến khẳng định, từ khi nhậm chức nên nay đã làm được 2 việc trong nội dung cải cách tài chính như điều chỉnh giá viện phí, năm 2014 sẽ tăng gấp đôi giá dịch vụ y tế. Dự án nâng cao năng lực y tế cơ sở cũng đang xây dựng.
Trước mắt, Bộ đang "thúc" bệnh viện K phấn đấu cuối 2012, đầu 2013 di dời 200-300 giường bệnh. Bệnh viện Bạch Mai cũng sẽ phải hoàn thành 2 tòa nhà khoa ung bướu và khoa hô hấp trong năm 2013. Bệnh viện ung bướu TPHCM đang rất khó khăn về vấn đề mặt bằng để di chuyển, Bộ sẽ cố gắng giải quyết bằng tất cả nguồn lực của ngành.
"Như vậy, năm 2013, những bệnh viện "nóng bỏng" nhất sẽ giảm nhiệt. Hi vọng năm 2015, khi xây dựng được hệ thống bệnh viện vệ tinh với quân số Bạch Mai "kèm" 7 viện, Việt Đức 8, K 10, việc giảm tải sẽ có bước tiến rõ rệt. Khó khăn là đất cho các bệnh viện xây dựng cơ sở 2. Như vậy, muốn giải quyết một cách cơ bản quá tải phải ngoài 2015 " - nữ Bộ trưởng hứa.
"Tăng viện phí cũng để giảm tải"
Đối với vấn đề thời sự xung quanh việc tăng giá viện phí, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Liên (Sóc Trăng) trình bày băn khoăn về quy định bệnh nhân phải nằm ghép 2 người/giường chỉ được thu 50% giá viện phí, ghép 3 chỉ thu 30%. Cách tính này theo đại biểu không hợp lý vì bệnh viện phải bù chi cho các bệnh nhân nằm ghép trong khi mức chi phí cho đầu bệnh nhân không giảm. Việc này dẫn đến tiêu cực như nhiều bệnh viện không chịu nhận khiến bệnh nhân phải "chạy" trái tuyến, thêm tốn kém.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến "bật" ngay, quy định này do Bộ chủ động yêu cầu đưa vào vì đó là cách giải pháp chống quá tải. Hiện tại, 90% nguồn thu của y tế tuyến huyện thu từ bảo hiểm y tế, ngay những bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy cũng tới 40-50% thu từ bảo hiểm. Nguồn thu không đủ đủ chi phí trả lương cán bộ nên áp quy định này để các giám đốc bệnh viện cố gắng xây dựng bệnh viện vệ tinh, đầu tư cho tuyến dưới và không nhận bệnh nhân mà tuyến dưới có thể chữa trị được để chống quá tải ảo. Đó là cách để giảm tải bệnh viện tuyến trên.
Phiên chất vấn trực tuyến bộ trưởng Y tế tại UB Thường vụ QH.
Về vấn đề giá thuốc, đại biểu Trương Thị huệ (Thái Nguyên) chất vấn, thông tư mới về quản lý giá thuốc, nhà thuốc bệnh viện đã thể hiện tác dụng gì để lập lại trật tự trong lĩnh vực này?
Người đứng đầu ngành y tế khẳng định, quy định thu lời tối đa 5-10% đã phát huy tác dụng. Vừa qua, Bộ tổ chức kiểm tra, lấy ngẫu nhiên 30 loại thuốc bán ở bệnh viện Bạch Mai, hầu hết đều thấp hơn giá thuốc bán bên ngoài, chỉ 6 loại giá nhỉnh hơn đôi chút (khoảng 7%) nhưng vẫn nằm trong khung tỷ lệ lợi nhuận cho phép.
Mới đây, Bộ Y tế cũng được Chính phủ đồng ý cho áp dụng phương thức quản lý giá thuốc theo thặng số tối đa toàn chặng để tránh chi phí trung gian. Hiện đã có 2 đoàn cán bộ đi Trung Quốc, Thái Lan để học cách quản lý này.
Vẫn chưa chịu, đại biểu Lê Nam (Thanh Hóa) xoay qua việc hiện vẫn còn nhiều sơ sở bán thuốc nằm ngoài kiểm soát, không thiếu những mẹt thuốc bán ở chợ quê, vấn có nhà thuốc mượn danh dược sỹ để hành nghề. Vẫn chưa có "biệt dược" để trị người bán thuốc tư nhân?
Bộ trưởng Y tế đáp gọn, trong tương lai, Bộ Y tế đã trình đề nghị điều chỉnh luật dược, việc thuê bằng dược sỹ, an toàn thuốc, ghi toa sẽ đảm bảo. Mọi việc phải... dần dần.
P.Thảo
Theo Dân trí
Hỗ trợ viện phí cho người mắc bệnh hiểm nghèo không có khả năng chi trả Từ ngày 15/4/2012, bệnh nhân ung thư, chạy thận nhân tạo, mổ tim hoặc các bệnh khác đang gặp khó khăn do chi phí cao mà không đủ chi trả sẽ được hỗ trợ về khám chữa bệnh. Ngoài ra nhiều bệnh nhân cũng được hỗ trợ cả tiền ăn, tiền đi lại khám bệnh... Đó là một phần những nội dung sửa...