Chính thức sử dụng nền tảng Công dân số – My Portal phục vụ dịch vụ công trực tuyến ở Đà Nẵng
Với việc đưa nền tảng Công dân số Đà Nẵng- My Portal phục vụ dịch vụ công trực tuyến, người dân chỉ cần cập nhật sữ liệu lên hệ thống 1 lần, không phải khai báo lại và sử dụng dữ liệu đã có cho các lần sử dụng sau
Đà Nẵng sử dụng nền tảng Công dân số – My Portal phục vụ dịch vụ công trực tuyến
Mỗi người dân sẽ có 1 mã QR theo chuẩn quốc gia
Sau thời khiển khai thí điểm nền tảng Công dân số – My Portal, ngày 12/9, Đà Nẵng chính thức đưa vào sử dụng tại địa chỉ: https://congdanso.danang.gov.vn/; https://myportal.danang.gov.vn và tích hợp trên ứng dụng DaNang Smart City sử dụng cho di động vào phục vụ dịch vụ công trực tuyến.
Nền tảng Công dân số sẽ là nơi thu nhận, lưu trữ, cung cấp hồ sơ công dân số (thông tin hành chính, giấy tờ/dữ liệu số, lịch sử các giao dịch gắn với định danh duy nhất) và tích hợp các dịch vụ số từ chính quyền, doanh nghiệp để người dân sử dụng dịch vụ công dễ dàng, thuận lợi (thông qua việc kế thừa lại thông tin/dữ liệu trước đó, sử dụng dịch vụ qua mạng hoàn toàn theo hướng cá nhân hóa), đồng thời, người dân cũng được tự quản lý các thông tin, dữ liệu số của mình.
Theo Sở TT&TT TP Đà Nẵng, nền tảng Công dân số Đà Nẵng đang cung cấp một số tính năng cho người dân như: Đăng ký tài khoản công dân số; dịch vụ, tiện ích của các cơ quan chính quyền (thực hiện dịch vụ công trực tuyến; khảo sát/đánh giá mức độ hài lòng; góp ý/phản ánh; đăng ký lịch, hẹn giờ khám chữa bệnh/giao dịch hồ sơ hành chính;…); dịch vụ, tiện ích từ doanh nghiệp (gồm: tra cứu thông tin điện, nước; thông tin xe lịch trình xe buýt;…); tra cứu thông tin sức khỏe, giáo dục, thuế, bảo hiểm xã hội; quản lý hồ sơ công dân số (gồm: kho dữ liệu số; lịch sử giao dịch hồ sơ…)
Để sử dụng, người dân chỉ cần cài đặt ứng dụng DaNang Smart City, hoặc truy cập vào địa chỉ website: https://onelink.to/danangsmartcity trên thiết bị di động, sau đó đăng ký tài khoản công dân số.
Nền tảng Công dân số – My Portal được tích hợp trên ứng dụng DaNang Smart City sử dụng cho di động
Video đang HOT
Sau khi tạo tài khoản, mỗi người dân sẽ có 1 mã QR theo chuẩn quốc gia, đại diện cho các thông tin được mã hóa, để sử dụng trong các giao dịch dịch vụ công trực tuyến.
Thông tin của người dân sẽ được bảo mật theo mô hình 4 lớp do Bộ TT&TT quy định, xác thực đăng nhập sử dụng qua giải pháp bảo mật OTP, đảm bảo an toàn về việc quản lý dữ liệu công dân điện tử.
Cập nhật dữ liệu 1 lần và không phải khai báo lại
Để thúc đẩy quá trình hình thành công dân số, nhằm phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Đà Nẵng đã áp dụng triển khai theo 2 nhóm, gồm cơ quan, tổ chức và người dân, doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan, tổ chức, Đà Nẵng đề nghị các đơn vị này yêu cầu cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên của mình sử dụng nền tảng Công dân số để đăng ký, mới hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu Hồ sơ công dân số cho bản thân và các thành viên gia đình.
Đối với người dân, doanh nghiệp, TP Đà Nẵng đề nghị UBND quận, huyện, phường, xã tập trung triển khai, đặc biệt, thông qua Tổ công nghệ số cộng đồng trực tiếp hướng dẫn, hỗ trợ từ người dân trên địa bàn đăng ký mới, hoặc cập nhật thông tin, dữ liệu Hồ sơ công dân số và sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Dịch vụ tiện ích từ chính quyền, doanh nghiệp được tích hợp trên nền tảng Công dân số Đà Nẵng
Hàng tháng, các cơ quan thống kê kết quả để cung cấp, báo cáo Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số TP, từ đó, có định hướng phát triển.
Với việc triển khai nền tảng Công dân số – My Portal, Đà Nẵng là một trong những địa phương đầu tiên thiết lập các kho dữ liệu riêng cho từng người dân. Các loại dữ liệu số được người dân cập nhật và lưu trữ trên Hệ thống gồm giấy tờ cá nhân như: chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy phép lái xe, giấy khai sinh,… và các giấy tờ thành phần hồ sơ khi người dân nộp thủ tục dịch vụ công và kết quả giải quyết dịch vụ công.
Khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến, người dân không phải khai báo lại, hoặc không nộp thêm thành phần hồ sơ đã có trong kho dữ liệu.
Nền tảng Công dân số Đà Nẵng là giải pháp tốt để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân; hướng đến hình thành công dân số, phát triển xã hội số tại TP Đà Nẵng.
Tính đến cuối tháng 9/2022, nền tảng Công dân số – My Portal đã có hơn 242.732 tài khoản công dân số, 4.886 tài khoản sử dụng dịch vụ, tiện ích và cung cấp 1.837 dịch vụ công trực tuyến, 25 tiện ích, 321 thông báo cho người dân sử dụng.
Đà Nẵng hiện đang cung cấp 1.745 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, đạt 100% dịch vụ công đủ điều kiện lên mức độ 4; tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến có phát sinh hồ sơ trực tuyến đạt 82%; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 62%.
Thừa Thiên Huế ra mắt giải pháp thanh toán số trên nền tảng Hue-S
Sáng ngày 30/10, tại chợ Đông Ba (TP Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tập đoàn FPT đã tổ chức lễ ra mắt Ví điện tử Hue-S nhằm triển khai giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế số và tăng tính phổ biến của Hue-S trong cộng đồng.
Ví điện tử Hue-S là giải pháp thanh toán số liền mạch, kết nối với 40 ngân hàng, cho phép người dùng thực hiện nạp, rút, chuyển tiền và thanh toán nhiều loại hóa đơn dịch vụ tiện ích ngay trên nền tảng Hue-S mà không cần chuyển tiếp qua bất cứ ứng dụng trung gian khác. Đặc biệt, tính năng quét mã QR trên Hue-S đã được hợp nhất với tính năng thanh toán, cho phép người dùng có thể quét mã QR để mua sắm tại hơn 150.000 điểm chấp nhận thanh toán trên toàn quốc.
Các đại biểu bấm nút ra mắt giải pháp thanh toán số trên nền tảng Hue-S.
Giải pháp thanh toán số liền mạch trên Hue-S là kết quả ban đầu của nội dung hợp tác chuyển đổi số giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Tập đoàn FPT, được ký kết trong Tuần lễ Chuyển đổi số Thừa Thiên Huế tháng 8/2022.
Ví điện tử được "nhúng" ngay trên Hue-S - một ứng dụng được người dân Thừa Thiên Huế sử dụng hàng ngày. Với ví điện tử Hue-S, người dân trên địa bàn có thể dễ dàng đăng ký mở tài khoản và sử dụng.
Với ví điện tử Hue-S, người dân trên địa bàn có thể dễ dàng đăng ký mở tài khoản và sử dụng.
Bắt đầu triển khai từ cuối tháng 8/2022, đội ngũ kỹ thuật viên của Sở TT&TT Thừa Thiên Huế cùng FPT Telecom đã hoàn tất quá trình tích hợp vào cuối tháng 9 và bắt đầu giới thiệu dịch vụ tới bà con tiểu thương ở Huế. Sau 3 tuần triển khai, đến nay số tài khoản ví điện tử được kích hoạt trên Hue-S đã đạt trên 20.000 tài khoản.
Các tiểu thương tại chợ Đông Ba hưởng ứng chương trình thúc đẩy thanh toán số với Hue-S.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lựa chọn tổ chức ra mắt và phát động chương trình thúc đẩy thanh toán số với Hue-S ngay tại chợ truyền thống Đông Ba nhằm phát đi thông điệp mạnh mẽ đến mọi người dân, doanh nghiệp và tổ chức khi thực hiện chuyển đổi sang các phương tiện thanh toán hiện đại, nhiều tiện ích, qua đó giúp thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số trên địa bàn.
Hue-S là ứng dụng nền tảng di động đã triển khai thành công nhiều dịch vụ tiện ích hỗ trợ tích cực cho người dân trong nhiều lĩnh vực như phản ánh hiện trường, thông báo cảnh báo, giao thông di chuyển, giáo dục đào tạo... Hue-S chính là sợi dây kết nối, giúp tiếng nói người dân đến với chính quyền và ngược lại.
Theo số liệu giám sát của Bộ TT&TT, đến nay Hue-S đã có 793.050 lượt tải ứng dụng. Tính riêng năm 2021, đã có 17.371.225 lượt truy cập. Hue-S cũng đã thu hút hơn 10 tập đoàn, doanh nghiệp và tổ chức tham gia tích hợp vào hệ thống.
Cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số EVN đã triển khai kết nối hệ sinh thái của mình với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia của Bộ TT&TT để cung cấp dịch vụ điện trên nền tảng công dân số. Ngày 25/10, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã kích hoạt kết nối nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data...