Chính thức rút đề xuất tịch thu phương tiện
Theo Bô trương Đinh La Thăng, đê xuât tich thu phương tiên đôi vơi môt sô hanh vi vi pham giao thông la co cơ sơ phap ly nhưng thơi điêm nay chưa ap dung vi chưa co sư đông thuân cao trong xa hôi.
Bô Giao thông Vân tai cho biêt se kiên nghi cac chê tai đu manh đôi vơi hanh vi vi pham vê nông đô côn – Anh Ngoc Thăng
Bô trương Bô Giao thông Vân tai Đinh La Thăng vưa co văn ban bao Thu tương Chinh phu đôi vơi kiên nghi cua Uy ban An toan giao thông Quôc gia liên quan viêc xư phat vi pham hanh chinh trong linh vưc giao thông đương bô.
Theo đo, ông Đinh La Thăng cho răng 4 nhóm hành vi vi phạm gôm: Không chấp hành việc kiểm tra, cố tình bỏ phương tiện, không hợp tác với lực lượng thực thi công vụ trong công tác kiểm soát tải trọng phương tiện; Chở quá tải trọng cho phép trên 150%; Điều khiển xe cơ giới mà trong cơ thể có nồng độ cồn vượt quá quy định; Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ đi vào đường cao tốc co tiềm ẩn nguy cơ rất cao xảy ra tai nạn giao thông, phá hoại kết cấu hạ tầng giao thông. Vì vậy, cần phải kịp thời tăng cường các biện pháp quản lý, các chế tài xử phạt và biện pháp ngăn chặn đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe.
Viêc Uy ban An toan giao thông Quôc gia đề xuất cho phép áp dụng biện pháp tịch thu phương tiện đối với các hành vi vi phạm nay là có cơ sở pháp lý, cụ thể: hình thức xử phạt này đã được quy định tại Điều 26 của Luật Xử lý vi phạm hành chính, phù hợp với quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Hiến pháp năm 2013. Hình thức tịch thu phương tiện cũng đã được Chính phủ quy định tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13.11.2013 để áp dụng đối với hành vi đua xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép (tại Điều 34) và áp dụng xử phạt đối với trường hợp người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tái phạm một trong các hành vi: buông cả hai tay khi điều khiển xe, dùng chân điều khiển xe, nằm trên yên xe điều khiển xe… (tại Điểm c Khoản 10 Điều 6).
“Tuy nhiên, để bảo đảm việc thực hiện hình thức xử phạt này một cách hiệu quả thì cần có thời gian tuyên truyền, phổ biến, vận động tạo sự đồng thuận cao trong xã hội và người dân. Vì vậy, tại thời điểm hiện nay chưa quy định áp dụng hình thức tịch thu phương tiện đối với những hành vi vi phạm nêu trên” văn ban nay nêu ro.
Bô trương Đinh La Thăng cung kiên nghi Thu tương Chinh phu giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định số 107/2014/NĐ-CP đê sưa đôi bô sung đáp ứng yêu cầu thực tiễn và bảo đảm tính khả thi để trình Chính phủ trong năm 2015.
Video đang HOT
Thai Sơn
Theo Thanhnien
Đề xuất thu xe của người say: Sinh kế của dân đã được tính đến?
Nhiều người cho rằng, sinh kế của người dân phải luôn luôn được tính đến trong bất kỳ một sự can thiệp nào
Trong một cuộc hội thảo bàn về tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cho biết, vừa qua Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo các bộ ngành khác tiếp nhận, ý kiến đề xuất tịch thu phương tiện trên để trình Thủ tướng xem xét quyết định trước 31/3/2015. Hiện, đề xuất này đã được Bộ Giao thông vận tải tiếp nhận.
Ông Khuất Việt Hùng cũng một lần nữa cho biết lý do vì sao UB ATGTQG đề xuất chế tài tăng nặng hình thức xử phạt, trong đó có hành vi vi phạm nồng độ cồn khi tham gia điều khiển cơ giới đường bộ.
Hình phạt chính vẫn là phạt tiền
Ông Hùng dẫn một căn cứ có tính chất trực quan: 2 vụ tai nạn giao thông giữa ô tô- xe máy nghiêm trọng nhất dịp Tết: Hưng Yên (5 người chết) và Cao Bằng (3 người chết) đều liên quan đến nồng độ cồn. Mùng 4 tết, trong 60 nạn nhân cấp cứu tai nạn giao thông có 42 người liên quan vi phạm nồng độ cồn.... Mới đây, Ủy ban ATGTQG triển khai đợt cao điểm kiểm tra trong tháng 2, tháng có Tết. Chưa bao giờ, trong 1 tháng có tới 17.500 người bị xử phạt vi phạm nồng độ cồn. 2 tháng đầu năm 2015, cả nước có 4100 vụ tai nạn giao thông, giảm 14,7% về số vụ, giảm 251 người chết, giảm 917 người bị thương.
"Chính vì tình trạng nghiêm trọng như thế nên chúng tôi mới đề xuất chế tài nặng như vậy. Chúng tôi đề xuất chế tài để hướng tới mục tiêu: Bảo vệ tính mạng, đời sống, tính mạng, tài sản, cơ hội được chăm sóc gia đình mình... cho người tham gia giao thông. Chúng tôi muốn xây dựng một thông điệp đủ sức tạo nên lời cảnh báo thường xuyên cho người điều khiển phương tiện trước khi tham gia giao thông: Đã uống rượu bia thì không lái xe"- Ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm tư vấn giám định pháp luật dân sự, nguyên Phó Viện trưởng Viện Khoa học hình sự cho rằng, có nhiều chế tài xử lý lái xe say xỉn như tịch thu xe, tăng tiền, nhốt tù, bấm lỗ bằng lái... chứ không chỉ có một. Khi đưa ra một vấn đề phải đi điều tra hẳn hoi, có cơ sở thực tiễn, có dẫn chứng rõ ràng. "Phần lớn người dân không đồng tình thì không có lý do gì chúng ta lại triển khai thực hiện. Trong tình hình hiện tại các quy định pháp luật còn đan chéo nhau thì nên tạm dừng đề xuất để làm chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn"- PGS.TS Hoàng Mạnh Hùng nói.
Ông Ngô Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật thì cho rằng, đề xuất của UBATGTQG gây tranh cãi vì nó liên quan đến tài sản của cá nhân. Nếu như tịch thu phương tiện, thì liệu người vi phạm có không lặp lại vi phạm không, khi mà người ta có thể mua lại phương tiện để sử dụng. Vì thế, hình thức tịch thu phương tiện chỉ nên là hình thức bổ sung.
"Tôi đã tham khảo rất nhiều nước và họ cũng chỉ áp dụng tịch thu phương tiện là hình thức bổ sung. Vấn đề là chúng ta phải có hệ thống theo dõi để phát hiện việc tái phạm của người tham gia giao thông. Mạnh tay nhất là khi người ta vi phạm đến lần thứ 2 mới tịch thu phương tiện. Phải sử dụng biện pháp phạt tiền và áp dụng hàng loạt các biện pháp hạn chế khác, kể cả lao động công ích... sau đó mới áp dụng biện pháp tịch thu"- Ông Dương nói.
Ông Dương nhấn mạnh, "Hình phạt chính vẫn là phạt tiền và các hạn chế khác như treo bằng lái, buộc thi lại bằng lái... Khi thuế, phí bảo hiểm, phí môi trường cao, nên nâng những loại tiền đó lên".
Sinh kế phải luôn luôn được tính đến
Theo ông Ngô Dương, việc tịch thu xe là một vấn đề rất khó, có nhiều hệ quả kèm theo, như việc bảo quản xe vi phạm, vấn đề về xử lý vi phạm, công bằng xã hội... cần phải giải quyết. "Một lựa chọn chính sách không có đúng - sai mà phải là lựa chọn tốt nhất trong các giải pháp. Ví dụ như đề xuất này, nếu là lựa chọn tốt nhất để giảm tai nạn giao thông thì nên làm. Khi đưa ra sáng kiến, chúng ta phải tính được số người tham gia giao thông hiện nay là bao nhiêu, tiền chi ngân sách cho việc thực hiện sáng kiến này và những phương tiện cần thiết kèm theo... Rồi việc này ảnh hưởng đến sinh kế của người dân như thế nào. Sinh kế phải luôn luôn được tính đến trong bất kỳ một sự can thiệp nào của Nhà nước và xã hội".
Ông Ngô Dương, Viện Nhà nước và Pháp luật
Luật sư Hoàng Chung, Văn phòng Luật sư Hoàng Chung cũng băn khoăn về việc khi đưa ra đề xuất này, việc lấy ý kiến người dân như thế nào. Nếu đề xuất này được thực hiện sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hành lang pháp lý, ảnh hưởng đối với từng con người, từng hoàn cảnh. "Nhưng con số đưa ra trong các diễn đàn, trên các báo cho thấy có rất nhiều người phản đối, vì thế cần phải xem lại đề xuất này".
Theo Luật sư Hoàng Chung, khi đưa ra đề xuất, cơ quan ban hành ra quy định cần nói rõ cho người dân mức như thế nào là vi phạm, như thế mới nâng cao ý thức thực hiện pháp luật cho người dân.
"50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu, 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở... đọc nhưng số liệu như thế, ngay chính bản thân tôi, khi sử dụng rượu bia, tôi cũng không biết có bao nhiêu miligam nồng độ cồn trong 100 mililit máu, chỉ khi bị CSGT bắt và thổi thì mới biết. Lúc biết thì đã bị phạt rồi. Phải có giải thích rõ cho người dân hiểu đối với một người bình thường, uống bao nhiêu cốc rượu 40 độ, hay uống bao nhiêu cốc bia 5 độ thì chạm đến người vi phạm chẳng hạn... Điều này cũng nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, họ sẽ biết "ngưỡng" khi sử dụng rượu bia"- Luật sư Chung đề xuất.
Luật sư Hoàng Chung cho rằng, trong hệ thống pháp luật hiện nay, nếu đưa ra đề xuất này chưa thực sự hợp lý vì nó liên quan đến rất nhiều vấn đề khác, phát sinh rất nhiều tranh chấp. Phải xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ thì mới hy vọng việc thực thi có hiệu quả, mới công bằng với tất cả mọi người, với tất cả đối tượng. "Ví dụ, một hành vi vi phạm về nồng độ cồn, như xử phạt trước đây họ vẫn để việc xử phạt cho CSGT do nồng độ cồn trong máu, trong khí thở. Nhưng bây giờ đứng trước nguy cơ mất hàng tỷ đồng, người vi phạm sẽ có hành vi chống đối, chẳng hạn không thổi vào máy thở. Với hành vi không thổi vào máy thở thì cùng lắm là bị xử phạt hành chính, chưa đến mức chống người thi hành công vụ. Người ta thà làm như thế còn hơn mất cái xe tiền tỷ".
Theo Luật sư Hoàng Chung, đề xuất này cũng liên quan đến vấn đề sở hữu xe. Tịch thu phương tiện, nhưng nếu phương tiện đó không thuộc sở hữu của người vi phạm thì lúc đó phương tiện phải trả lại cho chủ sở hữu. Còn người vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương với phương tiện họ sử dụng khi vi phạm, từ đó sẽ phát sinh ra rất nhiều vấn đề: định giá xe, tính hiệu lực của cơ quan Nhà nước như thế nào khi người vi phạm không có tiền... "Tôi đề xuất nâng mức xử phạt của hành vi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, còn nên bỏ đề xuất tịch thu phương tiện của người vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông".
Theo VOV
Đề xuất tịch thu xe vi phạm: Phạt tới 40 triệu không đủ độ răn đe với đại gia! Luật sư Trần Vũ Hải cho rằng đề xuất này "sốc" nhưng mang lại thông điệp lớn. Nếu chỉ xử phạt vi phạm hành chính 40 triệu thì không đủ độ răn đe đối với các "đại gia". Sốc, nhưng mang thông điệp lớn! Luật sư Hải nêu ra nhiều băn khoăn của người dân thời gian qua về đề xuất tịch thu...