Chính thức ra mắt lực lượng Kiểm ngư Việt Nam
Sáng 15/4, tại Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và lãnh đạo các Bộ ngành Trung ương cùng một số địa phương ven biển đã dự lễ ra mắt chính thức lực lượng Kiểm ngư Việt Nam.
Theo đó, lực lượng Kiểm ngư Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 102/2012/NĐ-CP ngày 29/11/2012 của Chính phủ và Quyết định số 3285/QĐ-BNN-TCCB ngày 28/11/2012 của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT. Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chuyên trách của nhà nước trực thuộc Tổng cục Thủy sản, Bộ NN-PTNT. Lực lượng kiểm ngư có chức năng tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật và thanh tra chuyên ngành thủy sản trên vùng biển Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam trong ngày ra mắt
Lực lượng kiểm ngư có cơ cấu tổ chức từ cấp Trung ương đến Vùng gồm: Cục Kiểm ngư có trụ sở chính tại Hà Nội và 4 Chi cục Kiểm ngư Vùng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, phát hiện xử lý vi phạm pháp luật trên biển.
Lực lượng Kiểm ngư Việt Nam trong buổi ra mắt
Tại buổi lễ ra mắt, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho biết, Việt Nam là một quốc gia biển có vùng đặc quyền kinh tế với diện tích trên 1 triệu km2 với nhiều nguồn lợi đa dạng, phong phú, trong đó thủy sản là một nguồn lợi lớn đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hoạt động khai thác thủy sản ngày đêm bám ngư trường của hơn 1 triệu ngư dân với 120.000 tàu thuyền lớn nhỏ góp phần hết sức quan trọng trong khai thác nguồn lợi kinh tế cho đất nước đồng thời khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam trên biển Đông.
Video đang HOT
Một trong những con tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam
Phó Thủ tướng cũng cho biết, lực lượng kiểm ngư được thành lập là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng bảo đảm thực thi pháp luật trên biển và làm cơ sở để khai thác nguồn lợi thủy sản, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động thủy sản trên các vùng biển Việt Nam. Với tư cách là một lực lượng chấp pháp trên biển, nhiệm vụ của lực lượng Kiểm ngư hết sức nặng nề và đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức.
Cờ truyền thống của lực lượng Kiểm ngư Việt Nam
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng giao nhiệm vụ cho Bộ NN-PTNT quán triệt các chủ trương, Nghị quyết của Trung ương; chỉ đạo lực lượng kiểm ngư đề cao trách nhiệm, nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và luật Quốc tế.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói chuyện với cán bộ các lực lượng trên tàu kiểm ngư Việt Nam
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng yêu cầu Bộ NN-PTNT nhanh chóng trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án Tổng thể Phát triển lực lượng Kiểm ngư đến 2020, định hướng đến 2030; chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cơ chế, chính sách và các điều kiện đảm bảo cho lực lượng Kiểm ngư hoạt động.
“Tôi tin tưởng lực lượng Kiểm ngư Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành sứ mệnh của mình”, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Công Bính
Theo Dantri
Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài: "Phá giá" đòi tăng phí gấp đôi!
Sau hơn 3 năm thu phí hoàn vốn BOT tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, Vietrancimex 8 kiến nghị tăng mức phí lên gấp 2 lần đối với xe dưới 12 chỗ khi qua trạm. Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã bác bỏ kiến nghị này.
Theo kiến nghị của Công ty cổ phần BOTVietrancimex 8 gửi lên Bộ Giao thông Vận tải và Bộ Tài chính, mức phí cơ bản tăng lên 2 lần thay vì 1,5 lần theo quy định của hợp đồng, tức là xe 12 chỗ ngồi trở xuống sẽ phải nộp phí 20.000 đồng/lượt thay vì 10.000 đồng như hiện nay.
Vietrancimex 8 cho biết, theo quy định mới tại Thông tư 159/2013/TT-BTCcó hiệu lực từ ngày 1/1/2014, biểu phí của xe dưới 12 chỗ ngồi trong khung từ 15.000 - 52.000 đồng, trong đó năm 2014 áp dụng không quá 2,5 lần. Nhưng từ khi thông tư 159 có hiệu lực, Vietrancimex 8 vẫn chưa áp dụng mức phí 15.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ và vẫn thu 10.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ.
Với lí lẽ trên, Vietrancimex 8 đề nghị cho tăng mức thu phí lên 1,333 lần so với mức khung tối thiểu (15.000 đồng theo Thông tư 159), tức là tăng lên 20.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ trong hai năm 2014-2015.
Các phương tiện qua trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài đang phải nộp phí để hoàn vốn cho dự án BOT cách đó tới 40km
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã lập tức bác bỏ kiến nghị của Vietrancimex 8 và cho rằng: Theo hợp đồng BOT được ký giữa Tổng cục Đường bộ với Vietracimex 8, mức phí 2 năm đầu bằng mức quy định là 10.000 đồng cho xe dưới 12 chỗ ngồi, từ năm thứ 3 (tức năm 2014) được tăng 1,5 lần so với quy định. Vì vậy, đề nghị điều chỉnh mức thu phí tăng lên 20.000 đồng/lượt với xe dưới 12 chỗ ngồi lên gấp 2 lần là không đúng quy định trong hợp đồng đã ký.
Hiện tại Vietracimex 8 đang thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài để hoàn phí cho dự án Quốc lộ 2, đoạn tránh TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được đầu tư theo hình thức BOT. Dự án có tổng mức đầu tư gần 616 tỷ đồng và Vietrancimex 8 được thu phí tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài trong vòng 16 năm 10 tháng 11 ngày. Trong đó, thời gian thu phí để hoàn vốn là 12 năm 10 tháng 11 ngày, kể từ ngày 1/1/2011, thời gian thu phí thêm cho nhà đầu tư là 4 năm. Hiện, Vietracimex 8 đã thu phí hoàn vốn được 3 năm 2 tháng.
Trên thực tế, phí thu tại trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài nhằm hoàn vốn cho tuyến đường tránh TP Vĩnh Yên của tỉnh Vĩnh Phúc (dự án cách trạm tới 40km), tức là các phương tiện không lưu thông qua tuyến đường tránh TP Vĩnh Yên cũng phải trả phí để hoàn vốn BOT cho nhà đầu tư Vietrancimex 8.
Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết, Bộ này và UBND TP Hà Nội đã nhiều lần có ý định di chuyển trạm này đến vị trí mới trên Quốc lộ 2 cho phù hợp với dự án BOT - thu phí trên tuyến đường được trực tiếp đầu tư. Tuy nhiên, Vietrancimex 8 không đồng ý di chuyển vì cho rằng khả năng thu hồi vốn sẽ bị kéo dài và ảnh hưởng đến quyền lợi. Vì vậy, Chính phủ đã giao Bộ Giao thông Vận tải đàm phán với Vietrancimex 8 để tiến tới một thỏa thuận chung.
Về kiến nghị tăng phí qua trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài của Vietrancimex 8, lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải khẳng định việc tăng giá vé tại trạm này phải được thực hiện theo lộ trình của hợp đồng BOT đã ký, thậm chí nếu có di chuyển trạm này về vị trí mới trên Quốc lộ 2 thì việc tăng giá vé vẫn sẽ thực hiện theo đúng lộ trình hợp đồng là tăng trong khung 1,5 lần chứ không phải 2 lần như kiến nghị của Vietrancimex 8.
Được biết, hiện Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam khảo sát lại lưu lượng phương tiện qua trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài, nếu lưu lượng xe qua đây tăng hơn so với mức dự kiến thì chưa cho phép nhà đầu tư tăng phí, còn nếu lưu lượng xe giảm thì sẽ tính toán cho tăng. Tuy nhiên, mức tăng phải tuân thủ theo lộ trình của hợp đồng đã ký, không thể "xé rào" vượt quy định.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Không di chuyển, chủ đầu tư còn đòi tăng giá vé quá quy định Công ty Cổ phần BOT Vietracimex 8- chủ trạm phí Bắc Thăng Long - Nội Bài vừa có văn bản gửi Bộ GTVT và Bộ Tài chính kiến nghị tăng mức phí cơ bản lên 2 lần thay vì 1,5 lần theo quy định của hợp đồng (xe 12 chỗ ngồi trở xuống thu 20.000 đồng/ lượt thay vì 10.000 đồng như hiện...