Chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma – Ái Điểm
Chiều 10/9, UBND tỉnh Lạng Sơn (Việt Nam) và chính quyền nhân dân Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc) long trọng tổ chức Lễ công bố chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (thuộc huyện Lộc Bình, Lạng Sơn) – Ái Điểm (thuộc huyện Ninh Minh, Quảng Tây).
Các đại biểu cắt băng chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) – Ái Điểm (Trung Quốc).
Đến dự buổi lễ có các đồng chí: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lâm Thị Phương Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn; Tôn Đại Vĩ, Phó Bí thư Khu ủy Quảng Tây, Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng lãnh đạo các ban ngành hữu quan hai nước.
Tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tuyên bố chính thức mở cặp cửa khẩu song phương Chi Ma (Việt Nam) – Ái Điểm (Trung Quốc). Sau đó hai bên thực hiện các nghi thức công bố chính thức mở cặp cửa khẩu song phương.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng, việc mở cửa cặp cửa khẩu song phương Chi Ma – Ái Điểm là một dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển của quan hệ hợp tác giữa tỉnh Lạng sơn với Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây nói riêng, giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc nói chung; đồng thời tiếp tục góp phần củng cố đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên, đặc biệt trong việc thúc đẩy giao thương hàng hóa, hợp tác du lịch, giao lưu nhân dân,…
Cửa khẩu Ái Điểm phía Trung Quốc được xây dựng cơ sở hạ tầng khang trang, được bố trí đầy đủ các lực lượng: Biên phòng, Hải quan, Kiểm nghiệm, Kiểm dịch đáp ứng các yêu cầu kiểm tra, kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa tại cửa khẩu.
Video đang HOT
Những chuyến xe đầu tiên thông thương qua cửa khẩu Chi Ma – Ái Điểm.
Về phía Việt Nam, sau khi Quyết định 343/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đồng ý nâng cấp cửa khẩu Chi Ma từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đầu tư kết cấu hạ tầng, đưa vào sử dụng các công trình cơ bản đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu. Hiện, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng đã bố trí các lực lượng làm việc tại cửa khẩu gồm: Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch (y tế, động vật, thực vật), Kho bạc Nhà nước.
Thời gian qua, tỉnh Lạng Sơn và tỉnh Quảng Tây đã phối hợp chặt chẽ, thông báo cho nhau về tình hình, tiến độ xây dựng các công trình, dự án trọng điểm trong khu vực cửa khẩu Chi Ma – Ái Điểm nhằm cùng nhau thúc đẩy tiến độ, sớm công bố chính thức cặp cửa khẩu song phương này.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng trị giá hàng hóa xuất nhập khẩu thông quan qua Cục Hải quan Lạng Sơn năm 2017 đạt 4,89 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 2,8 tỷ USD, nhập khẩu đạt 2,1 tỷ USD./.
Tin, ảnh: Kim Cương
Theo cpv.org.vn
Từ 20-10: Phạt nặng vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, có hiệu lực thi hành từ ngày 20-10.
Theo đó, mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm là 100.000.000 đồng đối với cá nhân, 200.000.000 đồng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân...
Cụ thể, theo nghị định 115/2018, phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm vi phạm đối với một trong các hành vi sau đây:
Sử dụng nguyên liệu đã quá thời hạn sử dụng hoặc không có thời hạn sử dụng; Sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
Sử dụng sản phẩm từ động vật, thực vật để sản xuất, chế biến thực phẩm mà không được kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch thực vật theo quy định.
Người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang bị phạt đến 3 triệu đồng. Ảnh minh họa: internet
Đáng chú ý, nghị định quy định phạt nặng đối với trường hợp sử dụng nguyên liệu không an toàn. Cụ thể, phạt tiền từ 40 triệu đến 50 triệu đồng đối với hành vi sử dụng động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy theo quy định để chế biến thực phẩm hoặc cung cấp, bán thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chết do bệnh, dịch bệnh hoặc động vật bị tiêu hủy mà sản phẩm trị giá dưới 10 triệu đồng. Sản phẩm trị giá từ 10 triệu trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị phạt đến 100 triệu đồng.
Sử dụng nguyên liệu là sản phẩm từ động vật, thực vật, chất, hóa chất không thuộc loại dùng làm thực phẩm sẽ bị phạt từ 80 triệu đến 100 triệu đồng.
Cũng theo nghị định 115/2018, hành vi người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; đeo đồng hồ, vòng, lắc; ăn uống, hút thuốc, khạc nhổ trong khu vực sản xuất thực phẩm... cũng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Cống rãnh thoát nước thải bị ứ đọng; không được che kín cũng bị phạt đến 5.000.000 đồng.
L.THANH
Theo PLO
Tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm Sản xuất, chế biến thực phẩm từ động vật chưa qua kiểm dịch sẽ bị phạt gấp đôi tổng giá trị thay vì chỉ 80-100% trước đây. Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm, vừa được Thủ tướng ban hành, quy định mức xử phạt cao hơn trước. Hình thức xử phạt chính là phạt tiền, không...