Chính thức ký TPP: Việt Nam sẽ đạt lợi ích to lớn và “cốt lõi”
Theo tài liệu công bố ban đầu của Bộ Công Thương dẫn nhận định của Ban Kinh tế trung ương, Việt Nam được đánh giá sẽ đạt được các lợi ích lớn và lợi ích “cốt lõi” khi tham gia vào TPP. Trong đó, các ngành hưởng lợi như: dệt may, da giày, công nghệ cao…
Ngày 4/2/2016, Bộ trưởng phụ trách thương mại của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ đã tham dự Lễ ký kết để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại Auckland, New Zealand.
Vào 5h sáng nay (4/2), được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng đã thay mặt Chính phủ Việt Nam ký xác thực lời văn Hiệp định TPP và 35 thỏa thuận song phương trong các lĩnh vực liên quan đến dịch vụ tài chính, dệt may, nông nghiệp, sở hữu trí tuệ… mà Việt Nam đã thống nhất với một số nước TPP. Các thỏa thuận song phương này sẽ có hiệu lực cùng thời điểm với Hiệp định TPP.
Bộ Công Thương cho biết, sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn Hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sau cùng bằng văn bản về việc các Bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.
Như vậy, sau hơn 5 năm đàm phán với hơn 30 phiên làm việc ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàm phán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định vào ngày 5/10/2015 tại Hội nghị Bộ trưởng tại Atlanta, Hoa Kỳ. Hiệp định bao gồm 30 chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước…
Bộ Công Thương đã công bố toàn văn Hiệp định TPP bằng 3 thứ tiếng gồm tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha đã được các nước ký xác thực lời văn và có giá trị pháp lý như nhau cùng các thư trao đổi song phương giữa Việt Nam với một số nước TPP.
Bên cạnh đó, nhằm mục đích đáp ứng kịp thời và đầy đủ hơn nhu cầu thông tin của các cơ quan hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, Bộ Công Thương cũng công bố bản dịch tiếng Việt do các Bộ, ngành có liên quan thực hiện.
Việt Nam sẽ đạt lợi ích to lớn và “cốt lõi”
Theo tài liệu công bố ban đầu của Bộ Công Thương dẫn nhận định của Ban Kinh tế trung ương, Việt Nam được đánh giá sẽ đạt được các lợi ích lớn và lợi ích “cốt lõi” khi tham gia vào TPP.
Đối với ngành dệt may, thuế nhập khẩu vào Hoa Kỳ giảm 50% ngay năm đầu tiên TPP có hiệu lực (tương đương 1 tỷ USD) và tăng lên trong những năm tiếp theo, kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 30%. Về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, có một số linh hoạt như nhập nguyên liệu từ nước thứ ba để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ vẫn được hưởng ưu đãi theo TPP.
Video đang HOT
Đối với ngành da giày, dự kiến giảm khoảng 60% số thuế nhập khẩu phải nộp cho Hoa Kỳ, kim ngạch xuất khẩu được đánh giá dự kiến tăng khoảng 25% so với tốc độ tăng 15% trước khi tham gia TPP. Kim ngạch xuất khẩu nông sản, thuỷ sản và sản phẩm chế biến có khả năng tăng lên.
Ban Kinh tế trung ương khẳng định, tham gia TPP là cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng của nhiều tập đoàn trên thế giới, nhất là chuỗi cung ứng hàng điện tử, công nghệ cao (do các nước TPP chiếm tới 40% GDP và 30% thương mại toàn cầu); cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn, không quá dựa vào thị trường Trung Quốc và Đông Á.
Hoa Kỳ và các nước dành linh hoạt cho Việt Nam tiếp cận tiêu chuẩn TPP có thời gian chuyển đổi, lộ trình tối đa cho các nghĩa vụ khó nhất lên đến 20 năm. Do đó, Việt Nam có thể tận dụng các ưu đãi, mở cửa thị trường của các nước để phát triển, thu hút mạnh đầu tư và công nghệ tiên tiến, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Nhật Bản; các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tham gia đấu thầu mua sắm Chính phủ các nước, có cơ hội tiếp cận thị trường dịch vụ và đầu tư các nước của TPP.
Bên cạnh đó, tham gia TPP sẽ thúc đẩy Việt Nam hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa, đổi mới mô hình tăng trưởng,… đồng thời, khẳng định vai trò, vị thế chính trị và ngoại giao của Việt Nam trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Lo doanh nghiệp trong nước mất thị phần
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Kinh tế Trung ương, tham gia TPP cũng sẽ đi kèm với thách thức và rủi ro không nhỏ với Việt Nam.
“Trong điều kiện là nước thu nhập trung bình, trình độ nền kinh tế phát triển ở mức thấp nhất trong 12 nước thành viên TPP, hơn 90% doanh nghiệp là nhỏ và vừa, chất lượng nguồn nhân lực thấp, thể chế kinh tế và thực thi pháp luật còn nhiều bất cập; năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, sản phẩm và doanh nghiệp còn yếu kém, thực tiễn 10 năm hội nhập quốc tế gần đây chưa đạt được mục tiêu”, báo cáo nhận định.
Bên cạnh đó, mở cửa thị trường là nội dung chủ yếu của TPP, tuy Việt Nam được chấp nhận mở cửa theo lộ trình với nhiều lĩnh vực, mặt hàng nhưng các doanh nghiệp trong nước sẽ mất thị phần thị trường hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, mua sắm chính phủ, phải chia sẻ lợi ích cho các doanh nghiệp nước ngoài, làm giảm việc làm, khả năng doanh nghiệp bị phá sản ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế và nảy sinh các hệ luỵ về chính trị, văn hoá…
Các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực dệt may và da giày được hưởng lợi hơn các doanh nghiệp trong nước khi Việt Nam tham gia TPP, vì có thế mạnh về vốn, công nghệ và tham gia chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu, các doanh nghiệp FDI đang mở rộng sản xuất trên địa bàn cả nước để đón đầu Việt Nam tham gia TPP.
Các doanh nghiệp trong nước, dù số lượng khá lớn nhưng vốn nhỏ, công nghệ trình độ thấp hơn, hầu hết doanh nghiệp chưa có khả năng tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, cho nên sản xuất công đoạn may, làm gia công cho doanh nghiệp FDI.
Hàng nông sản của các nước có điều kiện thâm nhập vào Việt Nam, làm cho nông sản trong nước bị cạnh tranh, ép giá, mất thị phần, làm giảm thu nhập của nông dân và doanh nghiệp. Ngoại trừ mặt hàng hồ tiêu, hạt điều, các mặt hàng như thịt gà, thịt lợn… khả năng cạnh tranh của Việt Nam còn thấp.
Phương Dung
Theo Dantri
Việt Nam công bố toàn văn TPP
Bộ Công thương ngày 5.11 đã đăng tải toàn văn Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương (TPP) (bản tiếng Anh) lên trang web của bộ.
Bộ Công thương công bố toàn văn TPP (bản tiếng Anh) trên website
Bạn đọc có thể vào đường link sau đây để tham khảo: http://tpp.moit.gov.vn/
Bộ Công thương cũng nói rõ rằng do vẫn đang trong quá trình rà soát pháp lý, nên bản công bố lần này chưa phải bản cuối cùng. "Bản cuối cùng có thể sẽ có một số thay đổi nhưng chỉ là các chỉnh sửa về mặt kỹ thuật, không ảnh hưởng đến nội dung cam kết", theo thông báo của Bộ Công thương.
Lý giải về việc công bố hiệp định TPP bản tiếng Anh, Bộ Công thương cho biết do các nước trong TPP vẫn đang tiến hành thủ tục rà soát pháp lý, khối lượng tài liệu phải biên dịch lại rất lớn nên Bộ Công thương và các Bộ, ngành chưa thể công bố kèm theo bản dịch tiếng Việt của Hiệp định TPP.
"Để đáp ứng yêu cầu của người dân và doanh nghiệp, Bộ Công thương sẽ tích cực phối hợp với các Bộ, ngành nhanh chóng hoàn tất công việc dịch thuật và công bố bản dịch tiếng Việt trong thời gian sớm nhất", Bộ Công thương cho hay.
Được biết, theo thông lệ đàm phán thương mại quốc tế, một hiệp định sẽ chỉ được công bố sau khi các bên tham gia đàm phán đã hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý.
Tuy nhiên, trước nhu cầu tìm hiểu thông tin rất lớn của người dân và doanh nghiệp, các nước tham gia đàm phán TPP đã quyết định công bố toàn văn Hiệp định TPP mặc dù thủ tục rà soát pháp lý vẫn chưa hoàn tất.
Các nước TPP đã thống nhất giao New Zealand, quốc gia được giao nhiệm vụ lưu chiểu văn kiện của hiệp định, công bố toàn văn hiệp định vào chiều 5.11 (giờ Hà Nội).
Sau khi công bố toàn văn Hiệp định, các nước TPP sẽ nhanh chóng hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định.
Mỗi nước, theo quy định của pháp luật nước mình, sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu hiệp định trước khi ký kết, dao động từ 60 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này, các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức.
Thời điểm ký kết chính thức hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý 1/2016. Sau khi ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn hiệp định theo quy định của pháp luật nước mình.
Đại diện 12 quốc gia tham gia thương lượng TPP hồi tháng trước đã cùng tìm được tiếng nói chung sau 5 năm trời ròng rã đàm phán. TPP được đánh giá là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, chiếm đến 40% tỷ trọng kinh tế toàn cầu.
Các thành viên TPP gồm Brunei, Canada, Chile, Malaysia, Mexico, Mỹ, New Zealand, Nhật Bản, Peru, Singapore, Úc và Việt Nam.
Theo các điều khoản của hiệp định, phần lớn các loại thuế nhập khẩu đối với nhiều mặt hàng, từ thịt bò, bơ sữa, rượu, đường, gạo, hải sản, cho đến các mặt hàng sản xuất, tài nguyên và năng lượng, sẽ được gỡ bỏ hoặc cắt giảm mạnh.
Tuy nhiên, chi tiết của các vòng đàm phán vẫn không được công khai, mà các nhà thương thuyết sẽ soạn ra một bộ tài liệu cho chính phủ nước họ.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Trung Quốc lên tiếng phản pháo TPP Trong bài xã luận đăng ngày 8.10, Thời báo Hoàn cầu, tờ báo thuộc đảng Cộng sản Trung Quôc, khẳng định Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ không thể cô lập hoặc làm tổn thương kinh tế nước này. Bài xã luận khẳng định Trung Quôc không bị cô lập bởi TPP của Thời báo Hoàn Cầu...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

NATO loại trừ tư cách thành viên của Ukraine theo thỏa thuận hòa bình

Ukraine sa thải quan chức tập hợp binh sĩ trao thưởng khiến Nga tấn công

Bitcoin Hy vọng mới cho nền kinh tế đang khủng hoảng của Bhutan

Mỹ họp bàn về thỏa thuận hạt nhân với Iran

Nga lên tiếng trước cảnh báo của EU về lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng

New York Times: Mỹ có thể cắt gần như toàn bộ tài trợ cho NATO

Mỹ dỡ bỏ trừng phạt đối với đồng minh thân cận của Thủ tướng Hungary Viktor Orban

Bỉ cảnh báo tăng chi tiêu quốc phòng có thể ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội

Đồng Euro trở thành nơi trú ẩn an toàn giữa 'bão thuế quan'

Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi Tây Ban Nha tăng chi tiêu quốc phòng

Anh đào khoe sắc tại công viên hoàng gia Greenwich (Anh)

Anh và Pháp đàm phán thỏa thuận hồi hương người di cư
Có thể bạn quan tâm

Nhan sắc thật của mỹ nhân gốc Việt đẹp nhất châu Á khiến dân tình sốc nặng
Sao châu á
23:41:29 16/04/2025
Clip hot: 1 sao nữ Vbiz bỏ chạy khỏi thảm đỏ khiến cả ekip nháo nhào
Hậu trường phim
23:38:37 16/04/2025
Hoa hậu H'Hen Niê trồng rừng, Hòa Minzy hạnh phúc vì được gặp Chủ tịch nước
Sao việt
23:03:56 16/04/2025
Ngôi sao Nick Carter nhóm Backstreet Boys bị cáo buộc tấn công tình dục lần thứ tư
Sao âu mỹ
22:47:14 16/04/2025
Hồ Hoài Anh trở lại, góp mặt trong dự án đặc biệt của Đông Nhi
Nhạc việt
22:10:59 16/04/2025
Câu trả lời cho 6 năm không 1 đồng lương của nhóm nữ nổi tiếng
Nhạc quốc tế
21:47:49 16/04/2025
Bảo vệ rủ bạn tù gây 9 vụ trộm tại công ty
Pháp luật
21:42:30 16/04/2025
Sốt dẻo Jurgen Klopp về dẫn dắt Real Madrid
Sao thể thao
21:15:57 16/04/2025